Những ai không nên uống sữa vào bữa sáng?
Mặc dù sữa có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe con người nhưng không phải ai cũng có thể dung nạp chúng vào cơ thể. Những đối tượng mắc các chứng bệnh dưới đây không nên dùng sữa vào bữa sáng nhằm tránh những bất lợi cho việc điều trị bệnh và phụ hồi sức khỏe.
1. Người mắc bệnh thiếu máu
Trong quá trình tiêu hóa, chất sắt có trong các loại thực phẩm sẽ biến đổi để cơ thể có thể hấp thụ tốt.
Nếu uống sữa trong bữa sáng, khi vừa mới thức dậy sau một đêm dài, những chất biến đổi đó sẽ kết hợp với caxi và phosphate tạo thành hợp chất không hòa tan, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất sắt của cơ thể.
Do đó, không tốt cho người thiếu máu hoặc đang trong giai đoạn bổ sung chất sắt để phục hồi cơ thể.
Video đang HOT
2. Người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản
Nghiên cứu cho thấy, chất béo trong sữa sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp cơ vòng thực quản dưới, từ đó làm tăng sự trào ngược của dịch dạ dày hoặc dịch ruột, khiến tình trạng bệnh trào ngược dạ dày thực quản càng thêm nghiêm trọng.
Uống sữa vào bữa sáng không được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích cho những đối tượng mắc chứng bệnh này.
3. Người sau khi làm phẫu thuật ở vùng bụng
Bệnh nhân sau khi làm phẫu thuật ở vùng bụng thường có cảm giác đầy hơi, khó chịu.
Trong sữa lại chứa nhiều chất béo và casein, những chất này kết hợp mới men tiêu hóa trong đường ruột sẽ biến thành thể khí, khiến tình trạng trướng bụng, đầy hơi càng gia tăng, gây bất lợi cho quá trình phục hồi chức năng nhu động của ruột.
4. Người mắc bệnh viêm đường tiêu hóa
Mặc dù sữa có khả năng làm giảm mức độ ảnh hưởng của axit trong dạ dày với chứng viêm nhiễm, nhưng vì sử dụng loại thực phẩm này vào bữa sáng khi bụng đang trống rỗng nên dễ làm tăng dịch dạ dày, khiến tình trạng viêm nhiễm càng thêm trầm trọng, gây cảm giác đau bụng, khó chịu.
5. Người mắc bệnh viêm túi mật và viêm tuyến tụy
Quá trình tiêu hóa chất béo có trong sữa cần có sự tham gia của dịch mật và dịch tụy. Do đó, việc sử dụng sữa cho bữa sáng sẽ tạo gánh nặng cho túi mật và tuyến tụy, khiến tình trạng bệnh thêm gia tăng và khó chữa trị hơn.
Theo Dân trí
Chú ý: Có 5 bệnh sau KHÔNG ĐƯỢC uống sữa bò
Tôi rất thích uống sữa bò nhưng mỗi khi uống lại bị đau bụng và đi ngoài. Hiện tượng đó nguyên nhân do đâu? Xin quý báo tư vấn giúp. (Cao Thị Loan, tỉnh Bạc Liêu)
Sữa bò là loại đồ uống rất giàu dinh dưỡng, uống sữa bò là cách bồi bổ sức khỏe rất tiện lợi, đơn giản. Tuy nhiên, chất protein trong sữa bò làm một số người bị dị ứng và khó tiêu hóa . Như trường hợp của bạn, mỗi khi uống sữa bò lại bị đau bụng và đi ngoài, đó là do bị rối loạn tiêu hóa hoặc có thể do cơ thể thiếu chất xúc tác dung môi trong đường sữa nên khi uống sữa bò không tiêu hóa hấp thu được đường sữa, dẫn đến bị chướng bụng với mức độ khác nhau, hoặc bị đau bụng và đi ngoài. Ngoài ra những người dưới đây không nên uống sữa bò:
Người bị dị ứng sữa bò: Có những người sau khi uống sữa, xuất hiện triệu chứng đau bụng, đi ngoài hoặc bị viêm mũi, suyễn.
Người đã cắt dạ dày: Do sữa bò không lưu lại trong dạ dày được lâu, mà rất nhanh chóng đi vào đường ruột nên rất khó tiêu hóa và hấp thu.
Người mắc bệnh viêm thực quản, viêm túi mật, viêm tuyến tụy: Trong sữa bò chứa nhiều chất mỡ, có thể giảm thấp chức năng co giãn đoạn dưới thực quản, dẫn đến hiện tượng ợ chua, cho nên bệnh nhân viêm thực quản không nên uống sữa bò. Người bệnh viêm túi mật và viêm tuyến tụy uống sữa bó có bơ sẽ làm túi mật và tuyến tụy làm việc nhiều lên, khiến bệnh nặng thêm.
Người thiếu máu do thiếu chất sắt: Những người sau khi dùng thuốc có chất sắt không nên uống sữa, vì kali và chất phốt pho trong sữa cản trở sự hấp thu sắt trong cơ thể càng làm bệnh thiếu máu thêm nặng.
Người làm việc tiếp xúc với chất chì: Chất đường sữa trong sữa bò có thể xúc tiến sự hấp thu và tích trữ chì trong cơ thể.
Trí Thức Trẻ
Nguy cơ ung thư từ chứng trào ngược dạ dày thực quản Bệnh diễn ra trong một thời gian dài làm cho niêm mạc thực quản biến đổi tựa như niêm mạc ruột, có thể chuyển thành ung thư thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh khá phổ biến, tỷ lệ ngày càng gia tăng. Bệnh khá thường gặp nhưng nhiều trường hợp không được chẩn đoán đúng. Đây là bệnh mãn...