Những ai dễ mắc cúm, cần tiêm phòng cúm ngay lúc này?
Bất cứ ai cũng nên đi tiêm phòng cúm. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo có những người cần nên tiêm ngay lúc này càng sớm càng tốt.
Bộ Y tế thông báo, thời gian gần đây, số trường hợp mắc bệnh cúm mùa tăng mạnh. Đặc biệt trong thời điểm từ đầu tháng 7/2022 đến nay, số ca nhập viện cúm A có xu hướng gia tăng tại một số bệnh viện tuyến cuối và một số tỉnh, thành phố.
Bộ Y tế cũng cho biết, hiện nay đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển. Do đó dẫn đến nhiều người mắc bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm mùa (bao gồm cả cúm A).
Trước tình hình dịch cúm có nhiều diễn biến mới phức tạp, việc tiêm phòng cúm mùa vào thời điểm này là điều cần thiết giúp bạn phòng tránh tối đa nguy cơ lây nhiễm, biến chứng nguy hiểm của bệnh. Vậy những ai nên tiêm phòng cúm ngay lúc này?
Biến chứng nặng và tử vong do cúm A
Các chuyên gia nhận định, bất cứ ai cũng nên đi tiêm phòng cúm. Nếu bạn không nhớ rõ đã bao lâu rồi mình chưa tiêm phòng cúm thì nên tìm lại sổ tiêm chủng để biết chính xác cần đi tiêm ngay hay chưa. Ngoài ra có một số đối tượng cần phải tiêm phòng cúm mùa càng sớm càng tốt.
Những ai nên tiêm phòng cúm ngay lúc này?
1. Trẻ em từ 6 tháng đến 4 tuổi
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), trẻ em ở độ tuổi từ 6 tháng đến 4 tuổi đang trong thời gian xây dựng hệ miễn dịch. Sức đề kháng của trẻ còn yếu nên rất dễ mắc bệnh.
Cha mẹ cần chú ý cho con đi tiêm phòng cúm sớm. Tuyệt đối không quên tiêm phòng cúm nhắc lại theo yêu cầu của bác sĩ để con giảm nguy cơ lây nhiễm cũng như mắc biến chứng nặng.
2. Người từ 50 tuổi trở lên
Đây là những đối tượng nằm trong nhóm người cao tuổi nên sức đề kháng yếu. Nếu chẳng may nhiễm bệnh cúm mùa thì sức khỏe rất khó lường. Chính vì vậy, giới chuyên gia khuyến cáo nhóm người trong độ tuổi này nên đi tiêm phòng cúm sớm.
Video đang HOT
Nhóm người bị bệnh mãn tính như bệnh phổi, hen suyễn, mắc bệnh tim mạch, bệnh gan, thận, thần kinh, huyết học hoặc rối loạn chuyển hóa như tiểu đường… đều cần tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt.
Những người có bệnh lý nền nói chung thường có hệ miễn dịch yếu. Nếu chẳng may bị cúm thì tình trạng dễ diễn biến nguy hiểm hơn người bình thường. Do đó, nhóm người này cũng nên đi tiêm phòng cúm trong thời điểm hiện tại.
4. Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh 2 tuần
Điều này giúp chị em tránh tối đa nguy cơ rủi ro biến chứng bệnh cúm sang cho con mình. Do đó, Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm. Đối với phụ nữ sau sinh chỉ cần đợi qua 2 tuần đầu là cũng nên tiêm ngay.
5. Nhân viên y tế
Đây là những người khám chữa bệnh trực tiếp cho nhiều bệnh nhân trong bệnh viện. Nếu để bị nhiễm cúm thì tình trạng rất khó lường. Do đó, nhân viên y tế là đội ngũ cần đảm bảo tiêm phòng cúm sớm để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người xung quanh.
6. Người hay đi du lịch
Dù bạn hay đi du lịch giữa các nước hay di chuyển từ vùng này sang vùng khác tại nước mình thì tiêm phòng cúm luôn được khuyến cáo ngay lúc này. Việc đi lại nhiều làm tăng mối nguy cơ lây nhiễm bệnh nên tiêm phòng cúm càng sớm càng giúp tránh rủi ro.
Phòng chống bệnh cúm mùa như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Để chủ động phòng bệnh cúm mùa, ngoài tiêm vắc-xin cúm mùa, mọi người cần hiện tốt các biện pháp sau theo khuyến cáo của Sở Y tế Hà Nội, Bộ Y tế:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch.
- Vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
- Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước để nâng cao thể trạng.
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
- Người dân không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virus (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.
- Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
Phòng bệnh cúm mùa, bạn phải nhớ những điều này để tránh biến chứng nguy hiểm
Cúm mùa gây ra bởi các virus cúm là bệnh truyền nhiễm, lây chủ yếu qua đường hô hấp, dễ bùng phát thành dịch.
Tại Việt Nam, các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Bệnh này xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân, nhưng năm nay bệnh bùng phát và diễn biến mạnh trong mùa hè.
Người dân đi tiêm vaccine phòng bệnh cúm.
BS Trần Tiến Tùng - Chuyên khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, người dân mọi độ tuổi, cả nam và nữ đều có thể mắc cúm, đặc biệt trong giai đoạn cúm bùng phát cùng bệnh sốt xuất huyết, COVID-19. Vì vậy, để chủ động phòng bệnh, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
- Bảo đảm vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng bằng nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
- Ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
- Tất cả mọi người>6 tháng tuổi nên tiêm chủng cúm hàng năm (do các chủng virus cúm có thể thay đổi hàng năm), đặc biệt ưu tiên nhóm trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi, người>50 tuổi, có bệnh phổi mạn tính, bệnh tim mạn tính, bệnh thận, gan, rối loạn huyết học, chuyển hóa (gồm tiểu đường, người suy giảm miễn dịch), phụ nữ mang thai...
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
Biến chứng nguy hiểm của cúm
Theo các chuyên gia từ Hệ thống tiêm chủng VNVC, virus cúm khởi động quá trình bão cytokine, từ đó làm nứt vỡ mảng xơ vữa động mạch. Virus cúm cũng làm tim đập nhanh, thiếu oxy, viêm cấp, giải phóng cytokine, co thắt mạch, nứt vỡ mảng xơ vữa, hình thành huyết khối, từ đó dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Biến chứng viêm phổi thường gặp ở đối tượng là trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.
Ngoài ra, bệnh còn gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu. Cúm A có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim.
Bệnh dễ chuyển thành ác tính đối với các trường hợp có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, suy giảm đề kháng, miễn dịch như suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ.
Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm mùa là hội chứng Reye (gây sưng tấy trong gan và não). Mặc dù hội chứng này rất ít gặp nhưng biến chứng rất trầm trọng và tỷ lệ tử vong rất cao.
Hội chứng Reye thường gặp nhất ở trẻ từ 2 đến 16 tuổi, vài ngày sau khi bị cúm. Khi các triệu chứng của cúm có vẻ như đang bớt dần, trẻ đột nhiên buồn nôn và nôn mửa. Sau đó khoảng 1-2 ngày, trẻ chuyển mê sảng, co giật rồi đi dần vào hôn mê và tử vong.
Bệnh cúm ở phụ nữ mang thai hay gây biến chứng phổi hoặc sẩy thai. Nếu mắc trong 3 tháng đầu có thể gặp bệnh lý ở thai nhi, nhất là bệnh lý về hệ thần kinh trung ương, không gây quái thai.
BS Trần Tiến Tùng cho biết thêm, triệu chứng đặc trưng cúm là sốt cao đột ngột, rét run, đau đầu, đau mỏi mình mẩy, viêm họng, chảy nước mũi, nhưng có thể nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường và cúm. Vì vậy, xét nghiệm được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán cúm.
Việc chẩn đoán chính xác cúm có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh để làm giảm việc sử dụng kháng sinh không đúng và lựa chọn liệu pháp kháng virus. Đồng thời, chẩn đoán kịp thời bệnh nhân được cách ly và điều trị, nên hạn chế biến chứng và khả năng lây lan ra cộng đồng, người xung quanh.
Bệnh cúm mùa gia tăng nghiêm trọng tại Australia Các chuyên gia y tế của Australia đang vận động giới chức chính quyền địa phương trên cả nước cung cấp miễn phí vaccine ngừa cúm cho mọi người dân, nhằm hạn chế sự gia tăng của các ca nhập viện, trong bối cảnh dịch cúm mùa đang lan rộng, kết hợp với dịch COVID-19. Vaccine phòng cúm H1N1 do Công ty CSL...