Những ai đã bị đột quỵ 1 lần, hãy làm điều này để tránh bị tái phát
Tai biến mạch máu não lần 2 khi tái phát tuy rất nguy hiểm, nhưng người bệnh hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa được.
Theo thống kê, tỷ lệ tái phát đột quỵ trong 5 năm đầu tiên là 25%, nghĩa là cứ 4 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ sẽ có 1 bệnh nhân từng đột quỵ bị tái phát. Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu.
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ não, nhưng đột quỵ thường gặp ở những người bị đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu, những người béo phì, ít vận động, lạm dụng rượu…
Video đang HOT
Đột quỵ có thể không gây tử vong ngay, nhưng để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống. Vì vậy, việc phòng bệnh là hết sức quan trọng.
Để phòng đột quỵ, những người có tiền sử mắc các bệnh mãn tính kể cả chưa bị đột quỵ cũng nên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ để có thể phát hiện sớm bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, cholesterol trong máu cao và bệnh tim mạch.
Trường hợp những người đã bị đột quỵ lần đầu cần cảnh giác cao. Khi các triệu chứng của đột quỵ xuất hiện trở lại, hãy đến bệnh viện ngay lập tức, vì 3 giờ đầu tiên sau đột quỵ được xem là thời điểm vàng, khả năng hồi phục rất cao nếu được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết hoặc lấy huyết khối bằng dụng cụ.
Ảnh minh họa
Do vậy khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Không nên áp dụng các phương pháp truyền miệng, dân gian hoặc sử dụng các loại thuốc không rõ tác dụng, những việc này sẽ làm chậm trễ thời gian vàng cho điều trị.
Hiện nay, các thầy thuốc đều khuyến cáo nên cho các bệnh nhân tập luyện sớm, có thể bắt đầu sau 24 hoặc 48 giờ, khi đã qua giai đoạn nguy hiểm. Ngoài ra việc tập vận động sớm có thể làm giảm các biến chứng khác như viêm phổi, loét do tì đè…
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để phòng bệnh đột quỵ
Để phòng ngừa căn bệnh này tái phát, các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân từng bị đột quỵ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý như: Tăng cường các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc; Ăn nhạt, giảm muối mắm; Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh; Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường; Uống nhiều nước lọc, nước trái cây…
Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giữ ấm cơ thể, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.
Ngoài ra, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.
Đi máy bay có bị tái phát đột quỵ?
Trần Văn Cường (Hải Phòng) hỏi: Bố tôi 78 tuổi từng bị đột quỵ não cách đây hơn 1 năm nhưng hiện đã ổn định. Tới đây gia đình có việc phải di chuyển bằng máy bay, liệu rằng đi máy bay có nguy cơ bị tái phát đột quỵ và gia đình cần phải chuẩn bị gì?
PGS-TS Mai Duy Tôn, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai, trả lời: Nhiều bệnh nhân đột quỵ lo ngại khi đi máy bay có thể bị cơn đột quỵ tái phát khi đang ở trên máy bay. Thực tế quá trình đi máy bay rất ít khả năng gây đột quỵ não. Nguy cơ chính của đi máy bay sau đột quỵ não là xuất hiện các cục máu đông đặc biệt huyết khối tĩnh mạch sâu, có thể dẫn đến tắc mạch phổi nếu cục máu đông di chuyển lên động mạch phổi. Cục máu đông dễ hình thành khi dòng máu chảy chậm đặc biệt khi bệnh nhân ngồi, ít vận động trong những chuyến bay thời gian dài.
Đi máy bay rất ít khả năng gây đột quỵ não (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Theo khuyến cáo của Hội Đột quỵ Anh, nếu bị đột quỵ não, bạn không nên đi máy bay trong vòng 2 tuần sau khi bị đột quỵ. Đối với những trường hợp đột quỵ nặng, bệnh nhân có thể phải tránh đi máy bay trong vòng 3 tháng. Trường hợp đột quỵ nhẹ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua thì có thể đi máy bay tối thiểu sau 3-10 ngày nếu đã hồi phục hoàn toàn. Với những người có cơn đột quỵ thoáng qua, trước khi đi máy bay nên tham khảo ý kiến bác sĩ tư vấn.
Khi di chuyển bằng máy bay bệnh nhân sau đột quỵ cần lưu ý nên đi tất (vớ) khi ngồi máy bay; chọn vị trí ngồi thoải mái, đủ co duỗi chân; mặc quần áo thoải mái, giúp máu lưu thông; đi lại hoặc đứng dậy vài phút ít nhất một lần mỗi giờ trên máy bay và bổ sung nước cho cơ thể.
Máu nhiễm mỡ và những biến chứng nguy hiểm Máu nhiễm mỡ hay rối loạn mỡ máu là bệnh diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo Medical News Today, mỡ máu (còn gọi là máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid máu) xảy ra khi một người có lượng lipid bất thường trong máu. Lipid, hay chất...