Nhức nhối quy định 3 hạng đạo đức nhà giáo và yêu cầu minh chứng
Người thầy mà không có đạo đức tốt thì sẽ khó trở thành một nhà giáo tốt nên việc phân ra đạo đức nhà giáo ở 3 mức và yêu cầu họ phải minh là không cần thiết.
Khi nó về phạm trù đạo đức của con người thì chúng ta thường nghĩ đến nhiều khía cạnh khác nhau như: phẩm chất, lối sống, tác phong… Nhưng, thực tế thì việc nhìn nhận, đánh giá một con người có đạo đức tốt, chưa tốt vẫn rất trừu tượng, chung chung và khó định lượng.
Đạo đức của một nhà giáo cũng vậy, phần lớn các nhà giáo từ xưa đến nay đều có đạo đức, phẩm chất tốt, ứng xử với đồng nghiệp, học trò phù hợp, họ chấp hành tốt các chủ trương, chính sách và quy chế cơ quan.
Thế nhưng, để minh chứng họ chấp hành tốt, gương mẫu chấp hành như thế nào lại rất khó vì không có ai cấp các loại giấy tờ để có thể minh chứng cụ thể về đạo đức của người thầy.
Tuy nhiên, trong một số văn bản quy định về đạo đức nhà giáo hiện nay lại yêu cầu nhà giáo minh chứng về đạo đức của mình nên đây thực sự là một công việc khó khăn khi hàng năm giáo viên cứ phải đi tìm minh chứng để chứng minh đạo đức của mình.
Giáo viên phải minh chứng về các mức xếp loại đạo đức của mình(Ảnh minh họa: Thanh An)
Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT xếp đạo đức nhà giáo làm 3 mức
Các văn bản liên quan đến đạo đức nhà giáo đã và đang được áp dụng trong các cơ sở giáo dục phải kể đến như: Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT; Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT; Các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức…
Tuy nhiên, phần lớn các văn bản này chỉ quy định về đạo đức nhà giáo chứ không đòi hỏi minh chứng cụ thể. Riêng đối với việc xếp chuẩn nghề nghiệp giáo viên trong hàng chục năm qua luôn đòi hỏi phải có minh chứng về đạo đức của người thầy.
Bắt đầu từ năm học 2018-2019 thì giáo viên phổ thông trên cả nước bắt đầu thực hiện việc xếp chuẩn giáo viên hàng năm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT, thay thế cho Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT trước đây.
Cùng với việc ra đời của Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT thì ngày 1/10/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành Công văn số 4530/BGDĐT-NGCBQLGD để hướng dẫn việc thực hiện Thông tư 20/2018. Kèm theo Công văn này là Phụ lục I quy định các ví dụ về minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên theo Thông tư 20/2018.
Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên giáo dục phổ thông gồm có 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí. Hàng năm, giáo viên các nhà trường sẽ xếp chuẩn nghề nghiệp của mình theo Thông tư này.
Điều mà giáo viên luôn cảm thấy băn khoăn là ở tiêu chí 1 thì đạo đức nhà giáo được xếp thành 3 mức khác nhau, đó là:
” a) Mức đạt : Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;
b) Mức khá : Có tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;
c) Mức tốt : Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo “.
Nhưng, để phân biệt đạo đức của người thầy giữa các mức đạt: ” Thực hiện nghiêm túc ” với mức khá: ” có tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu ” và mức tốt: ” là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo ” thực ra không hề đơn giản chút nào.
Video đang HOT
Bởi, đạo đức nhà giáo chỉ được xếp ở mức “tốt” khi ” Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo ” nhưng hiểu về hướng dẫn này như thế nào cho đúng vẫn là một điều khó khăn đối với giáo viên khi đánh giá, xếp loại?
Nếu nhà giáo chỉ dừng lại ở cụm từ ” là tấm gương mẫu mực đạo đức nhà giáo ” thì mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy ở các đơn vị nhưng nhà giáo có những ” chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo ” thì e là quá khó.
Cái khó ở chỗ chẳng có thầy cô nào dám đứng ra để ” chia sẻ kinh nghiệm ” về đạo đức của mình với đồng nghiệp và tất nhiên là những đồng nghiệp trong đơn vị cũng không muốn được ” hỗ trợ rèn luyện đạo đức nhà giáo ” cho mình.
Nếu “hỗ trợ” về chuyên môn, về phương pháp dạy học thì gần như trường nào cũng có nhưng “hỗ trợ” về đạo đức thì có lẽ hiếm gặp trong các nhà trường bởi họ đều là những người thầy đang hàng ngày dạy dỗ, uốn nắn đạo đức cho học trò.
Trường hợp “hỗ trợ” chỉ có thể xảy ra khi giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, bị xử lý kỷ luật và họ được lãnh đạo nhà trường, các đoàn thể, đồng nghiệp góp ý…chứ ” hỗ trợ rèn luyện đạo đức nhà giáo ” thì rất hiếm khi xảy ra.
Nhưng, nếu căn cứ vào hướng dẫn như vậy, xếp loại đúng như vậy thì phần lớn nhà giáo đang công tác sẽ khó có cơ hội được xếp đạo đức ở mức “tốt” vì bản thân các nhà giáo rất ít khi có cơ hội hoặc không ai dám đứng ra ” chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo “.
Và, tất nhiên là cũng chẳng có giáo viên nào muốn được đồng nghiệp của mình “hỗ trợ” rèn luyện đạo đức bao giờ. Nhưng, cho dù có “hỗ trợ” đồng nghiệp trong việc này thì lấy gì để minh chứng?
Trong khi đó, tại Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD thì đối với mức khá và mức tốt Bộ Giáo dục hướng dẫn ví dụ minh chứng đạo đức nhà giáo như sau:
” Mức khá : – Không mặc trang phục hoặc có lời nói phản cảm, không làm các việc vi phạm đạo đức nhà giáo;
- Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường/cha mẹ học sinh/kết quả thực hiện nề nếp ra vào lớp, tiến độ thực hiện công việc… ghi nhận giáo viên có tác phong, phong cách làm việc phù hợp với công việc dạy học, giáo dục và có ý thức rèn luyện, phấn đấu xây dựng tác phong làm việc mẫu mực, khoa học, tác động tích cực tới học sinh lớp dạy học/chủ nhiệm; hoặc kết quả học tập, rèn luyện của học sinh lớp dạy/chủ nhiệm có sự tiến bộ.
Mức tốt : Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức) ghi nhận giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoặc đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua;
- Giấy khen/biên bản họp/ý kiến ghi nhận của đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên/cha mẹ học sinh về việc giáo viên có phong cách mẫu mực trong thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục;
- Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh lớp dạy/chủ nhiệm có sự tiến bộ/vượt mục tiêu đề ra; hoặc giáo viên có ý kiến chia sẻ tại buổi họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường về kinh nghiệm, biện pháp, cách thức tạo dựng phong cách nhà giáo phù hợp tình hình thực tiễn của nhà trường, địa phương và quy định của ngành”.
Nhìn vào ví dụ minh chứng như thế này, giáo viên chỉ có thể xếp đạo đức của mình ở mức tốt khi “( phiếu đánh giá và phân loại viên chức) ghi nhận giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoặc đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua ” là dễ tìm minh chứng nhất còn các minh chứng còn lại khó như “hái sao trên trời” vậy.
Nhưng, trong nhiều năm qua thực hiện theo hướng dẫn của Nghị định 56, Nghị định 88 sửa đổi thì những giáo viên được xếp ở mức “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” và xét danh hiệu “chiến sĩ thi đua” phải là người có sáng kiến kinh nghiệm.
Vậy, sáng kiến kinh nghiệm làm thước đo cho đạo đức của người thầy hay sao?
Nên bỏ minh chứng đạo đức của nhà giáo
Chúng tôi cho rằng đạo đức của mỗi nhà giáo rất quan trọng bởi họ đang là những người làm thiên chức dạy người. Một người thầy mà không có đạo đức tốt tất nhiên sẽ khó trở thành một nhà giáo tốt nên việc phân ra đạo đức nhà giáo ở 3 mức là không cần thiết.
Sự không cần thiết còn thể hiện ở việc họ phải đi tìm minh chứng về đạo đức cho mình khi đánh giá chuẩn nghề nghiệp hàng năm.
Thứ nhất : đạo đức của người thầy không thể lấy một vài tờ giấy mơ hồ, viển vông chẳng liên quan gì đến đạo đức để xếp loại họ như: ” Giấy khen/biên bản họp/ý kiến ghi nhận của đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên/cha mẹ học sinh về việc giáo viên có phong cách mẫu mực trong thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục” mà thực tế chẳng bao giờ có những loại giấy tờ này.
Thứ hai : đánh giá, xếp loại đạo đức của người thầy ở mức tốt là khi họ làm tốt công việc, hoàn thành trách nhiệm của mình với học trò, nhà trường, không vi phạm pháp luật hay thuần phong mỹ tục thì tất nhiên họ đã có đạo đức tốt rồi.
Thứ ba : chỉ xếp loại đạo đức nhà giáo ở mức khá, mức đạt khi mà bản thân giáo viên đó vi phạm đạo đức, pháp luật, họ có những ngôn phong, cách ứng xử không phù hợp với đồng nghiệp, học sinh, cộng đồng và bị lập biên bản, quyết định kỷ luật…
Còn khi họ đã ” Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo ” thì lấy lý do gì mà xếp đạo đức nhà giáo ở “mức đạt” như hướng dẫn của Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT?
Rõ ràng, việc Bộ yêu cầu giáo viên hàng năm đi tìm minh chứng về đạo đức của mình đã và đang có nhiều bất cập. Chỉ tiếc, những phản biện của đội ngũ nhà giáo cả hàng chục năm qua không được Bộ lắng nghe nên năm nào cũng yêu cầu nhà giáo đi tìm minh chứng cho đạo đức của minh.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
'Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp không có lỗi, nhưng...'
Việc quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là việc phải làm theo Luật Viên chức và các luật, quy định liên quan khác để nhằm đổi mới nâng cao chất lượng tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, xếp lương cho giáo viên.
TS. Hoàng Ngọc Vinh (nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhận định, bản thân chứng chỉ chức danh nghề nghiệp không có lỗi, đó chỉ là mảnh giấy của cơ quan có thẩm quyền sau khi đào tạo theo chương trình đủ điều kiện đảm bảo chất lượng và đánh giá nghiêm túc kết quả đạt được của người học...
TS. Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT. (Ảnh: NVCC)
Ông suy nghĩ gì về Thông tư 01-04/2021/TT-BGDĐT quy định chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên?
Việc quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là việc phải làm theo Luật Viên chức và các luật, quy định liên quan khác để nhằm đổi mới nâng cao chất lượng tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, xếp lương cho giáo viên.
Tuy nhiên, khó khăn ở đây là phải chỉ rõ vị trí việc làm của giáo viên kèm theo bản mô tả việc (nhiệm vụ, trách nhiệm ở mỗi vị trí). Nếu không rõ ràng vị trí việc làm thì việc mô tả cũng như xác định tiêu chuẩn sẽ lúng túng, rối rắm, không phù hợp với nghề nghiệp và tổ chức việc làm cho giáo viên ở cơ sở giáo dục.
Mặt khác, việc định ra chuẩn cần có cách tiếp cận để đảm bảo khách quan, khả thi và có sự đồng thuận cao của các bên liên quan thì chuẩn mới có thể hiện thực hóa.
Đặc biệt, rất cần người chủ sử dụng lao động là người đứng đầu cơ sở giáo dục phải có tiếng nói ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng chuẩn theo chức danh nghề nghiệp, tránh xây dựng chuẩn mang tính áp đặt từ trên xuống, dễ bị phản ứng và có thể rơi vào quan liêu.
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên theo ông còn tồn tại vấn đề gì?
Những gì dư luận phản ánh cho thấy chuẩn chức danh nghề nghiệp được xây dựng còn có hạn chế như từ ngữ dùng không chuẩn mực. Ví dụ như "nắm được chủ trương chính sách" hay "nắm vững kiến thức môn học được phân công giảng dạy" là khá chung chung và phi sư phạm.
Một số tiêu chí mang tính tiêu chuẩn kép như phải là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Khi là chiến sĩ thi đua đã phải có thành tích xuất sắc trong công việc về học tập, tu dưỡng, chuyên môn nghiệp vụ... Hoặc là chiến sĩ thi đua cơ sở ...trong các nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập công lập (dạy học ở nhóm trẻ làm gì có chiến sĩ thi đua cấp cơ sở) hoặc giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên là thiếu thực tế.
Mặt khác, từ chỗ không làm rạch ròi vị trí việc làm và định nghĩa rõ để phân biệt thứ hạng nên có phần lẫn lộn tiêu chuẩn chức danh giáo viên sang cả nội dung tác nghiệp của người quản lý. Từ đó, sẽ tạo ra sự không bình đẳng trong đội ngũ giáo viên vì không phải ai cũng được giao nhiệm vụ quản lý trong nhà trường để có cơ hội xét thăng hạng.
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đang "làm khó" giáo viên? (Nguồn: giaoduc.edu)
Việc lấy được các chứng chỉ chức danh nghề nghiệp làm căn cứ để tham gia các kỳ thi "nâng hạng", "giữ hạng" giáo viên sẽ tạo ra bất cập gì, theo ông?
Bản thân chứng chỉ chức danh nghề nghiệp không có lỗi, đó chỉ là mảnh giấy của cơ quan có thẩm quyền sau khi đào tạo theo chương trình đủ điều kiện đảm bảo chất lượng và đánh giá nghiêm túc kết quả đạt được của người học.
Nhưng vì tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chưa ổn, chương trình bồi dưỡng chức danh theo thiết kế năm 2016 còn nhiều hạn chế do đưa một số nội dung của người làm công tác quản lý nhà trường mà không phải giáo viên vào nội dung đào tạo bồi dưỡng.
Những vấn đề về quản lý Nhà nước đã được học tại chương trình cao đẳng và đại học, không cần thiết đưa vào nội dung tiêu chuẩn để bồi dưỡng, bởi giáo viên hoàn toàn tự học được.
Mặt khác, các chương trình bồi dưỡng công bố năm 2016 có thể có nội dung không phù hợp với các thông tư mới về tiêu chuẩn phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên, nếu một số cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng vẫn theo chương trình cũ sẽ rất bất cập.
Ông nghĩ sao trước không ít ý kiến phản đối khi đạo đức nhà giáo xếp thành ba hạng 1, 2, 3?
Ở đây không phải là đạo đức xếp thành ba hạng 1, 2, 3 mà là đạo đức nghề nghiệp. Do vậy, cần phân biệt đạo đức nghề nghiệp và đạo đức nhà giáo nói chung được quy định trong Luật.
Đạo đức nghề nghiệp nhấn mạnh đến công bằng, bình đẳng, bác ái, dân chủ, đoàn kết, tôn trọng mọi người (học sinh và đồng nghiệp), không thiên vị, thành kiến và trách nhiệm nghề nghiệp.
Đạo đức nghề nghiệp thường quy định trong các nghề nghiệp, phản ánh yêu cầu đặc trưng mà người hành nghề phải thể hiện được. Do vậy, quy tắc đạo đức nghề nghiệp nêu rõ trách nhiệm chính của giáo viên đối với học sinh và xác định vai trò của họ đối với việc học tập, rèn luyện của học sinh.
Trên hết, giáo viên phải thể hiện sự liêm chính, không thiên vị, hành vi đạo đức trong lớp học cũng như trong cách cư xử với phụ huynh và đồng nghiệp. Vì thế, để tránh tranh cãi khi phân hạng đạo đức theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cần làm rõ khái niệm giữa đạo đức chung liên quan đến những nguyên tắc cá nhân về cái đúng và cái sai; trong khi đạo đức nghề nghiệp được quy định về cái đúng và cái sai tại nơi làm việc mới có thể phân hạng được.
Thực ra, đây là vấn đề khó và phức tạp nếu chỉ diễn đạt tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp qua vài ba câu từ để phân loại. Đã là giáo viên thì phải làm gương cho học sinh, chẳng hạn như kiên trì, trung thực, tôn trọng, chấp hành các quy định luật pháp, kiên nhẫn, công bằng, trách nhiệm và đoàn kết. Vì thế, không dễ đánh giá, không phải giáo viên hạng 2 gương mẫu hơn giáo viên hạng 3.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thời gian gần đây, dư luận xôn xao xung quanh việc giáo viên các trường công lập (mầm non, tiểu học, THCS, THPT) phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp mới được thăng hạng, bổ nhiệm và hưởng lương theo ngạch bậc cao hơn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, việc quy định có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là quy định chung đối với viên chức của tất cả các ngành, các lĩnh vực, không riêng gì ngành giáo dục. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, muốn bỏ được quy định về chứng chỉ kể trên thì cần phải sửa các quy định này tại Luật Viên chức và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP.
Thông tư mỗi người hiểu một kiểu, giáo viên hạng II tức tưởi vì xuống hạng III Thầy cô cho rằng, do hiểu sai quy định nên nhà trường đã vận dụng sai dẫn đến có giáo viên bị xuống hạng oan uổng, có giáo viên lại không được xét thăng hạng. Ảnh minh họa Giáo viên một số trường tiểu học tại thành phố Biên Hòa phản ánh về việc xét thăng hạng theo Thông tư số: 02/2021/TT-BGDĐT. Theo...