Nhức nhối nạn cưỡng hiếp trong hôn nhân
Cưỡng bức hôn nhân và nạn cưỡng hiếp sau khi cưới đang trở thành vấn đề nhức nhối ở Sudan, nơi trẻ em được phép lập gia đình khi chỉ 10 tuổi và cưỡng hiếp trong hôn nhân không bị xem là tội
Câu chuyện của cô Noura Hussein – hiện đối mặt bản án tử hình vì đâm chết người chồng 35 tuổi – đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Gia đình Noura bắt cô kết hôn lúc 15 tuổi nhưng vẫn cho phép con gái họ hoàn thành chương trình học.
Đúng 3 năm sau, Noura bị ép cưới và sau khi từ chối quan hệ với chồng trong tuần trăng mật, cô bị chồng “cưỡng hiếp” trong lúc các thành viên nhà chồng giữ chặt chân tay. Sau đó 1 ngày, chồng Noura định “cưỡng hiếp” lần nữa thì bị cô đâm chết.
Gây án xong, Noura tìm cha mẹ ruột nhờ giúp đỡ nhưng họ lại giao cô cho cảnh sát. Bước sang tuổi 19, ước mơ trở thành thẩm phán của Noura bị dập tắt, cũng là lúc cô chờ ngày ra tòa tại một nhà tù ở TP Omdurman – Sudan. Chính phủ nước này từ chối bình luận về trường hợp của Noura khi được đài CNN liên hệ.
Video đang HOT
Noura Hussein và chồng trong đám cưới Ảnh: CNN
Một vụ việc không kém phần đau lòng khác là bé gái Amal, 11 tuổi, vừa ly dị người chồng 38 tuổi. Amal chia sẻ mình nhiều lần bị chồng bạo hành. Ông ta thường vừa hút xì-gà vừa đánh đập em.
Trả lời phỏng vấn đài CNN ở thủ đô Khartoum, Amal kể chồng em còn có một người vợ khác sống cùng nhà. Amal từng tới gặp cha ruột để cầu cứu nhưng ông bắt con gái quay lại nhà chồng. Cuối cùng, cô bé trốn thoát với sự giúp đỡ của người vợ cả.
Cha của Amal – đang phải nuôi 6 người con – trả lời rằng truyền thống đất nước và danh dự gia đình là những nguyên nhân khiến ông hành động như trên. Nhiều cha mẹ ở Sudan cho con gái kết hôn sớm với hy vọng thoát nghèo hoặc tránh làm tổn hại danh dự của gia đình.
Vào tháng 12-2015, chính phủ Sudan gia nhập chiến dịch vận động của Liên minh châu Phi nhằm kết thúc tình trạng “hôn nhân trẻ em” tại lục địa đen. Một năm sau, Sudan nhận được đề nghị tương tự từ Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, do các nhóm tôn giáo bảo thủ trong nước phản đối nên các biện pháp không mang lại nhiều hiệu quả. Số liệu thống kê chính thức cho thấy 34% trẻ em gái ở Sudan kết hôn trước 18 tuổi.
Theo Phạm Nghĩa (Người Lao Động)
"Bầy sói" cưỡng hiếp thiếu nữ được tự do khiến dư luận dậy sóng
Quyết định cho 5 kẻ trong nhóm "Bầy sói" bị cáo buộc cưỡng hiếp một thiếu nữ năm 2016 được tự do khiến dư luận Tây Ban Nha sôi sục.
Đám đông biểu tình tại Tây Ban Nha hồi tháng 4. Ảnh: Reuters.
Sau khi toà án khu vực phía bắc Navarra của Tây Ban Nha ngày 22/6 quyết định chấp nhận cho 5 người đàn ông bị cáo buộc phạm tội hiếp dâm được trả tiền bảo lãnh để tại ngoại, các cuộc biểu tình quy mô lớn đã nổ ra khắp cả nước để phản đối, Reuters đưa tin.
5 người này từng bị kết án tù với tội danh cưỡng hiếp một cô gái vị thành niên tại lễ hội bò tót hàng năm San Fermin tại Pamplona, thủ phủ của Navarra năm 2016. Nhóm này tự đặt biệt danh là "Bầy sói" trên mạng xã hội Whatsapp và khoe khoang về vụ tấn công tình dục trên ứng dụng này.
Tuy nhiên, tòa án bắc Navarra cho rằng nhóm này, trong đó có một cựu cảnh sát và một cựu quân nhân, không phạm tội hiếp dâm mà chỉ cấu thành tội lạm dụng tình dục nên cho phép họ tự do sau khi trả khoản tiền bảo lãnh 6.000 euro (gần 7.000 USD).
"Đó không phải lạm dụng, đó là cưỡng hiếp", đám đông hô vang trong cuộc biểu tình phản đối quyết định này của tòa án ở Pamplona. Phát ngôn viên của toà án không trả lời yêu cầu bình luận về sự việc.
Quyết định thả nhóm 5 người sau gần hai năm giam giữ được ban hành theo một quy định mang tính kỹ thuật trong luật pháp Tây Ban Nha. Theo luật nước này, trong thời gian chờ kháng cáo để tòa án ra phán quyết cuối cùng, người bị giam giữ không phải ngồi tù quá hai năm.
Theo Khánh Lynh (VNE)
Cô gái Trung Quốc bị cưỡng bức và giết hại vì lên nhầm taxi Cô Âu đặt taxi qua ứng dụng Didi nhưng lên nhầm xe, sau đó bị tài xế đưa đến chỗ vắng để cưỡng hiếp và sát hại. Nạn nhân họ Âu và tài xế bị cáo buộc giết hại cô. Ảnh: Shanghaiist. Cảnh sát hôm 19/6 tìm thấy thi thể một cô gái trong tủ cấp đông của cửa hàng đồ nướng thuộc...