Nhức mắt “cảnh nóng” ký túc xá
Ký túc xá ( KTX) mới toanh, hiện đại và tiện nghi như khách sạn nhưng nhiều sinh viên, sau một thời gian ở KTX đã phải ngậm ngùi dọn ra trọ ngoài vì một lý do vô cùng tế nhị: “buộc” phải xem “cảnh nóng” quá nhiều.
Ngậm ngùi chia tay ký túc
Hầu hết KTX của trường đại học, cao đẳng ở Quảng Nam hiện nay đều mới được xây dựng: Phòng ốc khang trang, khép kín, sạch sẽ, gần trường và giá rất mềm. Đặc biệt, do được ưu tiên xây dựng ở những địa điểm thoáng, rộng nên sinh viên ở ký túc không phải chịu cảnh nóng nực vào mùa Hè như ở các nhà trọ bên ngoài. Điều kiện tốt như vậy, nên khi bất đắc dĩ phải dời đi, nhiều sinh viên đã khiến bạn bè, người thân vô cùng ngạc nhiên.
Trả lời thắc mắc của mọi người, các bạn thường lấy lý do “ra ngoài cho tiện nấu ăn”. Tuy nhiên, còn có một lý do khác mà các bạn không muốn nói vì quá “tế nhị”: “Nhức” mắt vì phải xem “ phim nóng” sống động của bạn cùng phòng. Và đó mới là nguyên nhân chính của sự “rút lui” ngoài ý muốn.
Chuyển ra ngoài ở, khi chỉ mới qua nửa học kỳ, đồng nghĩa với việc mất không 50% số tiền đóng ban đầu (ở KTX, sinh viên thường đóng tiền theo học kỳ). Đồng thời, chi phí thuê nhà trọ cũng cao gấp 5 lần so với ở KTX. Thiệt hơn thiệt kép như vậy nhưng H. Huệ (khoa Anh, trường ĐH Quảng Nam) vẫn chấp nhận: “ Mình có thể chi tiêu tiết kiệm, bớt tiền ăn lại để bù vào tiền nhà nhưng nếu ở lại KTX thì không thể học hành gì nổi vì quá chướng tai, chướng mắt!”. Huệ cho biết, ban đầu, trong phòng chỉ có một bạn năm thứ ba thỉnh thoảng đưa người yêu về cùng ăn cơm, rồi “rúc rích” trò chuyện từ trưa đến tối. Về sau, các “đàn em” trong phòng cũng “nối gót”, không còn biết kiêng dè. “ Phòng toàn con gái, có nam vào ngồi cả ngày đã thấy bất tiện trong sinh hoạt, vậy mà họ còn vô tư âu yếm, hôn hít, ghẹo qua ghẹo lại như ở chỗ không người”, Huệ kể. Lúc “cao điểm”, trong phòng Huệ có tới 5 cặp “sinh hoạt” đồng thời. Không thể học bài nổi trong cảnh ấy, Huệ đành phải ôm sách vở lang thang, khi thì thư viện, ghế đá, lúc tá túc phòng bạn bè để học.
Quốc Trung (trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật) cũng ngao ngán vì những “thước phim nóng hổi”, sống động diễn ra ngay phòng KTX. Ban đầu, khi thấy bạn cùng phòng đưa người yêu về, Trung và vài người bạn khác còn hay chuyện trò, hỏi han xã giao. Về sau, khi T., cô bạn gái kia trở nên dạn dĩ quá mức, thường xuyên “đóng đô” ở phòng Trung như cơm bữa không ngần ngại bá vai bá cổ, “diễn” đủ trò ngọt ngào với bạn trai ngay trước mặt mọi người thì ai nấy đều lắc đầu. Góp ý tới lui cũng không ăn thua, quá ngán ngẩm, Trung và hai bạn khác đành dọn đồ, ra ngoài.
Lợi dụng, đối phó và “lách luật”
Video đang HOT
Những trường hợp “chán ngán” KTX vì “cảnh nóng” như Trung và Huệ không còn hiếm gặp ở giới “ét vê” Quảng Nam. Ở KTX các trường tại Quảng Nam, mặc dù nam – nữ được phân ra ở từng khu riêng biệt nhưng việc qua lại, sinh hoạt, học tập giữa các khu khá thoải mái. Đây chính là điều kiện để các cặp “bồ câu” vô tư chọn KTX làm nơi tâm tình.
Không thể học bài nổi trong cảnh ấy, Huệ đành phải ôm sách vở lang thang trên thư viện, ghế đá… (Ảnh minh họa)
Phòng ở của H. Nơ (CĐ Y tế) có 8 người nhưng “quân số” lúc nào cũng tròm trèm 12, 13. KTX không cho giăng riđô, rèm để tiện quản lý nhưng không vì thế mà các cặp đôi tỏ ra e dè. “ Tớ cũng góp ý mấy lần nhưng không ăn thua, trái lại, còn bị nạt: Phận ai nấy lo, đừng dạy đời người khác, muốn riêng tư thì ra thuê phòng mà ở. Ức đến tận cổ!”, Nơ bức xúc. Thậm chí, Nơ cho biết, để thoải mái tâm tình, các cặp thường canh lúc bạn bè đi học hay ra ngoài là khóa cửa bên trong. “ Có hôm được nghỉ giữa buổi, mình về thì phòng đóng kín cửa, gọi điện, gõ cửa kiểu gì cũng không xong. Đứng chờ giữa trưa nắng một lúc lâu mới thấy một cặp nhăn nhó ra mở cửa, còn cặp kia thì quấn lấy nhau ngủ trên giường. Họ còn tự nhiên đến mức… thay quần áo trước mặt nhau nữa chứ. Thiệt hết biết!”.
Vào các dịp lễ, nghỉ cuối tuần, nhiều sinh viên về thăm nhà cũng là thời điểm các cặp đôi sinh viên ở KTX “hoạt động” mạnh nhất bởi phòng thì vắng, bảo vệ cũng ít kiểm tra hơn. Nhớ lại dịp 30/4 vừa rồi, V. Anh (trường ĐH Quảng Nam) vẫn chưa hết tức giận. Về quê nhưng quên cục sạc điện thoại, buổi tối, vào Tam Kỳ chơi, cô bạn tranh thủ tạt ngang KTX lấy. Cảnh tượng trong phòng khiến V. Anh hốt hoảng: Bốn cặp ôm nhau trên giường, thoải mãi diễn “cảnh nóng” như trong công viên. Xuất hiện không đúng lúc, vị… chủ nhà “không mời” nhận được những ánh mắt khó chịu như thể bạn mới là người có lỗi. Vào thu dọn đồ đạc trên giường, cô bạn càng “tím mặt” khi thấy một “vỏ đạn” nằm lấp ló ngay mép chiếu. Có bữa đang ngủ trưa rung bần bật. Hóa ra cô bạn giường trên đang mải “diễn” với bạn trai.
Những cặp đôi sinh viên “đứt dây thần kinh xấu hổ” này luôn có cách để né tránh bảo vệ hoặc đội tự quản đi kiểm tra. Với những đôi mới ở “level” thấp thì chỉ dám “đột kích” trong giờ nghỉ trưa hoặc khi phòng vắng người. Còn với những đôi thuộc dạng “cao thủ” thì sẵn sàng để người yêu ngủ lại chung giường qua đêm mà bảo vệ không hay biết.
Nam (trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật) từng ngã mũ bái phục một nam sinh viên cùng phòng: “R õ ràng, hắn đang “quắp” bạn gái trên giường, nhưng khi bảo vệ soi đèn pin kiểm tra thì chỉ thấy một mình hắn!”. Tận dụng mối quan hệ quen biết với bảo vệ để biết “lịch” kiểm tra phòng, rồi chuyển giường sát góc phòng để tránh ánh đèn kiểm tra giữa đêm cũng là những chiêu mà các cặp “bồ câu” thường áp dụng.
Vì là chuyện “tế nhị” nên tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này khá khó khăn. Góp ý nhẹ nhàng, hay thậm chí chỉ trích nặng nề là tất cả những gì các bạn sinh viên có thể làm trong các buổi họp phòng để đòi lại sự tôn trọng. Nhưng phương pháp trên khó mà hiệu quả khi có đến hơn một nửa số thành viên trong phòng chấp nhận kiểu sinh hoạt “quần tụ”. Kết quả là, bạn nào không chuyển đi, bởi không thể học tập sinh hoạt trong môi trường thiếu lành mạnh và dễ mất tập trung như vậy.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Mẹ đừng coi con là 'cái mỏ' để đào
Giá mẹ và các anh không nghĩ con lấy chồng nước ngoài sẽ giàu có và hỏi "vay" tiền quá nhiều thì con sẽ hạnh phúc biết bao.
Nhân ngày của mẹ, con muốn gửi đôi điều tới mẹ. Mẹ à, kể từ khi chào đời, con đã là một đứa không cha. Trong nhà, các anh cũng luôn ác cảm bảo con là "con gái ăn cơm nguội, ngủ sau hè". Đến tận bây giờ, câu nói đó vẫn ám ảnh con.
Rồi bỗng dưng một ngày ba xuất hiện. Ba muốn nhận lại con nhưng con từ chối vì con đã quen chỉ có mẹ trên đời. Con đã bỏ ngoài tài những lời ba nói. Với con, chỉ cần có tình thương của mẹ là đủ rồi. Một mình mẹ bươn chải nuôi 5 anh em chúng con quả là một chuyện chẳng dễ dàng. Con yêu mẹ biết chừng nào.
Mẹ còn nhớ không, năm con 28 tuổi, vì cái ăn, cái mặc, cái nghèo mà con đã phải xa gia đình, tới nay cũng 17 năm rồi đấy. Lúc con vấp ngã, mẹ đã thầm lặng dìu bước con đứng lên, làm lại cuộc đời. Trong thâm tâm con khi đó, mẹ đã sinh con ra lần thứ hai và con luôn biết ơn mẹ vì điều đó.
Rồi con lấy chồng - một người đàn ông nước ngoài. Kể từ đó, con cũng có ý thức về trách nhiệm với gia đình nhiều hơn. Ở cái vùng nghèo khó quê mình, hễ người con gái nào lấy chồng nước ngoài là sẽ lo cho gia đình từ A-Z. Mẹ và các anh cũng nghĩ như vậy. Mọi người lầm tưởng con sung sướng và có nhiều tiền lắm. Mẹ sinh tật bài bạc. Con có nói thì mẹ lại giận hờn.
Các anh của con cũng vậy. Ngày trước, các anh khinh khi, trốn tránh vì sợ bị con vay tiền. Còn giờ, con bị ám ảnh bởi những lần các anh nháy máy chỉ để hỏi mượn tiền chứ chưa bao giờ hỏi thăm con một tiếng. Mượn được tiền thì cười vui rộn rã. Còn không được lại bảo con giàu mà không giúp đỡ anh em.
Em trai con ăn chơi rồi nhậu nhẹt, cờ bạc. Vợ con nó bệnh đau thì nó có lo đâu. Nó bỏ mặc cho mẹ lo lắng. Thế là tiền hàng tháng con gửi về cho mẹ lại tăng thêm với đủ thứ lý do mẹ đưa ra.
Mẹ biết không, con lấy chồng nước ngoài, đó là một cái gánh nặng của đời con. Nếu như mẹ chịu lắng nghe, chia sẻ cùng con thì mẹ sẽ hiểu. Cuộc sống hiện tại của con rất khó khăn. Mỗi lần mẹ xin tiền, các anh vay mượn, con phải cố gắng dành dụm mới có. Nhưng các anh mượn rồi có ai trả cho con đâu. Phải chi gia đình mình hiểu và thông cảm cho con thì đó là điều hạnh phúc con cần nhất.
Gia đình chồng con là người gốc Hoa. Mẹ chồng con luôn nói mà cũng như trách rằng con theo chồng chẳng có của hồi môn. Con đang sống chung với mẹ chồng và chị chồng, khi con làm nhiều, làm tốt, cũng không có lời an ủi, động viên. Khi con làm ít, làm dở thì họ mặt lớn mặt nhỏ. Và dần dần con đã trở thành osin không lương cho gia đình họ.
Mẹ biết không, con không giúp được gì cho gia đình mình, con thấy xấu hổ và tự trách bản thân nhiều lắm. Cũng may con lấy được người chồng yêu thương, hiểu và thông cảm cho con. Nhưng gia mình tạo cho con quá nhiều áp lực. Giờ đây, một bên là chồng, một bên là gia đình mình, con phải chọn bên nào đây?
Con không thể bỏ mẹ vì với con, mẹ là tất cả nhưng con cũng không thể sống mà xa cách chồng con. Anh ấy vô tội mẹ ạ. Tội của anh chỉ là cái nghèo. Nhưng nếu gia đình mình biết tôn trọng và góp sức cùng vợ chồng con thì giàu có mấy hồi. Xin đừng nghĩ con lấy chồng nước ngoài là phải lo cho gia đình. Suy nghĩ này đang đẩy con vào đường cùng đó mẹ. Con luôn mong mẹ, các anh hiểu và thông cảm cho con. Hãy đừng trách con nữa, hãy cho con thời gian để cố gắng mẹ nhé!
Con chưa bao giờ sống riêng cho bản thân con. Chắc mẹ cũng biết điều đó. Con luôn cầu chúc cho mẹ được nhiều sức khỏe và nhiều niềm may mắn đến với mẹ. Con vẫn yêu mẹ thật nhiều.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cuộc tình đầy bế tắc Tôi thật sự rơi vào một cuộc tình đầy bế tắc không biết sẽ đi về đâu. Tôi là một người con gái vừa tròn 22 tuổi, có lẽ nhiều bạn khác đã có gia đình và lo được cho hạnh phúc tương lai. Còn tôi thì đã vấp ngã trong một chuyện tình mà tôi đã thật sự tin người đó quá...