Nhức đầu nhiều năm, người phụ nữ sốc khi biết mình mang ‘bom máu’ trong não
TS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện Đột quỵ, Tim mạch Cần Thơ cho biết ông vừa can thiệp thành công một ca bệnh với túi phình mạch máu khổng lồ.
Túi phình của bệnh nhân D. (Ảnh TS Trần Chí Cường)
Bệnh nhân N. N. D. 50 tuổi vào viện vì bị nhức đầu từ 3 năm nay. Ban đầu lâu lâu mới nhức, càng về sau càng nhức nhiều hơn và thấy mờ mắt bên trái. Bà D. đi thăm khám nhiều nơi, bác sĩ chuyên khoa mắt đánh giá con mắt bình thường, bà tiếp tục qua các bệnh viện khác thì được chẩn đoán là viêm xoang, u não…
Khi đi khám tại BV Đột quỵ, Tim mạch Cần Thơ, bác sĩ cho chụp MRI phát hiện một “bom máu” trong đầu có thể vỡ bất cứ lúc nào. Lúc này, bà D. rất sốc nhưng thấy mình may mắn vì biết sớm được can thiệp kịp thời.
TS Cường cho biết bệnh nhân có túi phình mạch máu não khổng lồ, đường kính 3cm. Mặc dù can thiệp rất nhiều ca bệnh nhân phình mạch máu não nhưng các bác sĩ không khỏi kinh ngạc với túi phình khổng lồ của bệnh nhân D. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu, mờ mắt của bệnh nhân D, đó là: phình động mạch cảnh trong trái, đoạn động mạch mắt, cổ rộng.
Trước đó, trường hợp của chị H.P.N.H. (47 tuổi) là giáo viên tại một trường cấp 3 ở Đồng Tháp cũng tương tự.
Khoảng 3 tháng trước, chị H. đến bệnh viện chuyên khoa mắt tại TP.HCM để kiểm tra vì bị đau vùng hốc mắt, tại đây bác sĩ khuyên chị nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Thần kinh vì bệnh của chị có thể do nguyên nhân từ vấn đề trong não. Lúc đó, chị H. chỉ nghĩ do mình thường xuyên chấm bài và sử dụng máy vi tính nên dẫn đến đau mắt.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi chị H. đến Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ được bác sĩ chỉ định chụp MRI 3 tesla, phát hiện có 2 túi phình trong mạch máu não: 1 túi phình khổng lồ động mạch mắt 19×23mm và 1 túi phình nhỏ sau đoạn động mạch mắt 2×2mm.
Túi phình khổng lồ ngay động mạch mắt này là khá hiếm, chính túi phình này gây chèn ép dây thần kinh số III, làm bệnh nhân bị đau mắt, sụp mi đã khiến bệnh nhân nghĩ do bệnh lý về mắt. Điều may mắn chính là bệnh nhân đã chủ động đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra. Nếu bệnh nhân không được phát hiện sớm, xử lý kịp thời, nguy cơ vỡ rất cao, dẫn đến tình trạng xuất huyết não thậm chí nguy hiểm đến tính mạng vì đây là túi phình khổng lồ”.
Nguy cơ đột quỵ hàng đầu
Phình mạch máu não là sự phình ra hay phồng lên của một phần thành mạch máu não tại điểm thành mạch máu bị yếu. Tại nơi túi phình hình thành thì thành mạch máu trở nên mỏng hơn và yếu hơn. Vì thành mạch quá mỏng nên dễ vỡ, máu tràn vào khoang ở xung quanh não, gọi là khoang dưới màng nhện gây nên xuất huyết khoang dưới nhện.
Phình mạch máu não có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi, vỡ phình mạch thường gặp nhất ở lứa tuổi 50-60. Nữ có tỷ lệ cao hơn nam giới.
TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ cho biết phình mạch máu não là nguy cơ đột quỵ hàng đầu. Điều quan trọng không ai biết mình đang mang “bom máu” trong đầu.
Một số bệnh nhân có túi phình mạch máu não có thể có triệu chứng nhức đầu kéo dài, mờ mắt, sụp mi mắt một bên. Tuy nhiên, nhiều người không có biểu hiện gì cả, đột nhiên túi phình vỡ gây xuất huyết não”.
Túi phình thường được phát hiện khi khám, tầm soát bệnh lý mạch máu não bằng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như chụp CT mạch máu não (có bơm thuốc tương phản) hoặc MRI mạch máu não.
Theo TS Cường, tỷ lệ vỡ phình động mạch não là 8 – 10/100.000 dân/năm. Khi vỡ phình động mạch não thì có 10% bệnh nhân tử vong trước khi vào viện; 10% tử vong trong những ngày đầu; 46% tử vong trong 30 ngày đầu mặc dù được điều trị tích cực. Còn những bệnh nhân sống sót thì để lại di chứng thần kinh từ nhẹ đến nặng.
Một số bệnh nhân sẽ có dấu hiệu cảnh bảo túi phình sắp vỡ là đau đầu. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đột ngột bị đau đầu dữ dội rồi tự hết – thông thường bệnh nhân nghĩ không có chuyện gì xảy ra nên họ sẽ không đến bệnh viện khám bệnh. Triệu chứng này do túi phình giãn lớn hoặc chảy máu trong thành của túi phình.
Chớ tự tiện mang kính áp tròng màu, coi chừng bị mù mắt
Mang kính áp tròng màu mang lại những màu sắc khác nhau cho mắt thay vì chỉ là màu đen. Mặc dù không ít người thích làm đẹp bằng kính áp tròng màu nhưng việc sử dụng thường xuyên có thể dẫn đến một số nguy cơ với mắt.
Người mang kính áp tròng màu cần đến bác sĩ kiểm tra ngay nếu cảm thấy bất kỳ dấu hiệu nào làm đau hay đỏ mắt - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Coi chừng bị nhiễm trùng, mù mắt
Tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa trước khi mang kính áp tròng màu là cần thiết. Vì nếu người đeo không tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang thì họ cũng khó biết được cách đeo và chăm sóc kính đúng cách, Daily Star dẫn lời ông William Shaw, chuyên gia nhãn khoa người Scotland.
Mang và vệ sinh kính áp tròng màu không đúng cách có thể gây nhiễm trùng mắt, thậm chí dẫn đến mù lòa. Những tác hại thường thấy khi mang kính áp tròng không đúng cách là mờ mắt, viêm kết mạc.
Trong một số trường hợp nặng, người mang kính áp tròng màu còn có thể mắc những bệnh dẫn đến nguy cơ mù lòa như viêm giác mạc do vi khuẩn, nấm.
Nếu người mang bắt đầu cảm nhận bất kỳ cảm giác khó chịu, bị kích ứng, đau mắt khi đang mang hoặc sau khi sử dụng thì cần phải đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay.
Vì vậy, để tránh nguy cơ tổn hại mắt, người mang kính áp tròng màu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang. Về chất lượng kính, họ không nên chọn các loại kính áp tròng màu rẻ tiền mà hãy chọn loại chất lượng tốt.
Kính áp tròng màu kém chất lượng có thể gây viêm kết mạc, khiến mắt bị đỏ, mờ và giảm thị lực, thậm chí nhiễm trùng và viêm loét. Trường hợp nặng sẽ dẫn đến mù lòa.
Để tránh mua nhầm phải kính kém chất lượng, các chuyên gia khuyến cáo không nên mua các loại kính rẻ tiền được rao bán trên internet, đặc biệt là với những người chưa bao giờ mang kính áp tròng, theo Daily Star.
Ngoài ra, mọi người không nên mang kính áp tròng màu khi ngủ. Một điều cần tránh nữa là không dùng kính áp tròng màu chung với người khác, theo Daily Star.
Thấy những dấu hiệu sau nên đi khám ngay
Tóm lại, người mang kính áp tròng màu hãy đến gặp bác sĩ khi thấy những dấu hiệu sau:
Bất kỳ triệu chứng nào của kích ứng, ngứa đỏ hoặc đau nhức.
Kính áp tròng di chuyển khi đeo trong tròng mắt, thị lực bắt đầu bị suy giảm.
Nhức đầu hoặc đau mắt.
Cảm giác như thể có thứ gì đó làm cộm, gây xốn trong mắt, theo Daily Star.
Chóng mặt dài ngày, đi khám mới phát hiện u não hiếm gặp Bà N.T.T.N., 57 tuổi, quê ở Vĩnh Long bị đau đầu hơn 10 năm, dù đi khám nhiều bệnh viện nhưng không khỏi. Gần đây, chứng đau đầu nặng hơn khiến bà N. vô cùng lo lắng. Nhức đầu nhiều năm, nay bệnh nhân đã khỏe mạnh Ngày 1/9, Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ (Bệnh viện S.I.S Cần Thơ) cho...