Nhựa Đông Á đặt mục tiêu doanh thu 2019 đạt 1.815 tỷ đồng
gày 25/4, Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á (mã DAG, sàn HOSE) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông năm 2019 tại Hà Nội. Đây là đại hội thường niên của Nhựa Đông Á trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày kết thúc tài chính năm 2018
Đại hội đồng cổ đông thường niên Nhựa Đông Á năm 2019 diễn ra tại Hà Nội
Về tình hình kinh doanh 2019, Hội đồng quản trị Nhựa Đông Á đánh giá thời gian tới Công ty sẽ phải đối mặt nhiều thách thức do giá nguyên nhiên liệu có xu hướng tăng, giá bán lại có chiều hướng giảm, chi phí tài chính tăng do chính sách tín dụng thắt chặt nhưng với mục tiêu phát triển bền vững.
Trên cơ sở đó, Hội đồng quản trị đã đề xuất Đại hội đồng cổ đông phê duyệt kế hoạch kinh doanh năm 2019 với doanh thu là 1.815 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 61 tỷ đồng. Cùng đó là kế hoạch thực hiện phương án tăng vốn từ 517 tỷ đồng của năm 2018 lên 680 tỷ đồng năm 2019 bằng việc thúc đẩy việc sử dụng nguồn vốn tối ưu đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh; thực hiện tăng vốn điều lệ theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông 2019.
Trong hoạt động đầu tư, Năm 2019, Nhựa Đông Á sẽ xây dựng mặt bằng nhà xưởng 26 nghìn m2, gồm phân xưởng sản xuất hạt nhựa, phân xưởng sản xuất tấm sàn nhựa, kho và các công trình phụ trợ.
Về dây truyền, Công ty sẽ đầu tư 1 dây truyền sản xuất sàn nhựa SPC, 10 dây truyền sản xuất tấm ốp trần và tấm tủ công nghệ mới, 2 dây truyền sản xuất hạt nhựa và 1 dây truyền sản xuất Mica Acrylie.
Hội đồng quản trị cho biết sẽ định đưa các sản phẩm của mình dẫn đầu hoặc top đầu trong ngành nhựa công nghiệp phục vụ trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và quảng cáo.
Video đang HOT
Trong phần thảo luận, một số cổ đông nêu ý kiến về kế hoạch đầu tư 2018 và 2019 đều đầu tư dây truyền SPC. Theo đó, cổ đông đặt câu hỏi vậy năm 2018 đã đầu tư chưa và sản phẩm này có gì ưu việt so với các sản phẩm khác?
Trước nội dung này, ông Nguyễn Bá Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cho biết, Nghị quyết cổ đông 2018 có kế hoạch đầu tư SPC, nhưng thực tế trong 2018 có một số những bối cảnh dẫn đến việc Công ty chưa thực hiện được kế hoạch trên nên tạm dịch chuyển việc đầu tư sang năm 2019.
“Về cơ bản, Nhựa Đông Á xác định rõ tôn chỉ là khi đã sản phẩm nào thì định hướng sản phẩm phải dẫn đầu, nên chúng tôi rất chú trọng yếu tố công nghệ và chất lượng. Theo đó, chúng tôi khi đầu tư thì việc thay đổi hay điều chỉnh sẽ không cần phải suy nghĩ nữa, khi cần mở rộng có thể thực hiện được ngay, riêng dây truyền SPC hiện nay đã sẵn sàng để triển khai”, ông Hùng nói.
Về tính ưu việt của sản phẩm này, sản nhựa là xu thế phát triển chung của thế giới, chiếm tới 50 – 60% ở các nước phát triển. Ông Hùng cho biết đây là sản phẩm vượt trội hơn nhiều so với sàn gỗ công nghiệp như chống nước, không cong vênh, không mối mọt… Thời gian bảo hành có thể lên 15 năm, thay vì thời gian bảo hành của sản phẩm gỗ công nghiệp thường chỉ 2 – 3 năm.
Về định hướng chung, đại diện Hội đồng quản trị cũng chia sẻ với các cổ đông cho biết, đến 2020, Công ty sẽ mở rộng nhà phân phối tại 63 tỉnh thành. Kế hoạch nam tiến cũng được nhìn nhận rất khả thi.
Bên cạnh các sản phẩm nhựa cao cấp, ông Hùng cho biết cũng đã có chủ trương đưa ra thị trường sản phẩm tấm tủ nhựa phục vụ người thu nhập thấp. “Hiện nhu cầu các sản phẩm cho người thu nhập thấp là rất lớn, đây là những đối tượng mong muốn có sản phẩm chất lượng cao, giá thành rẻ và sản phẩm tủ nhựa của Nhựa Đông Á có thể ra thị trường từ khoảng cuối tháng 5/2019″, ông Húng nói.
Ngoài ra, Nhựa Đông Á cũng sẽ đưa vào vận hành phân xưởng nhựa tái chế và sản phẩm này đó cũng sẽ đóng góp giá trị xuất khẩu cao. Theo đó, giá trị xuất khẩu năm 2018 sẽ tăng 200% so với năm 2018.
Trong nội dung cuộc họp Đại hội đồng cổ đông 2019, Nhựa Đông Á cũng có nội dung chia sẻ về bức tranh đã qua trong năm 2018. Báo cáo Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc cho biết,năm 2018, nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh thương mại gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất Trung Quốc với chiến lược chuyển dịch nhà xưởng sang Việt Nam tạo nên tính cạnh tranh cao. Nguồn nguyên liệu tái chế bị gián đoạn từ tháng 5/2018 nên giá nguyên liệu đầu vào bị cao dẫn đến tốc độ giảm giá vốn hàng bán cao hơn tốc độ giảm doanh thu bán hàng. Khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng so với cùng kỳ năm 2017.
Đứng trước những khó khăn trải qua năm 2018, trong niên độ tài chính vừa qua, doanh thu năm 2018 của Nhựa Đông Á khép lại với 1.555.337 tỷ đồng đạt tỷ lệ 95% và lợi nhuận sau thuế 53,959 tỷ đồng đạt 91% so với năm 2017.
Trong năm 2018, Nhựa Đông Á đã đầu tư mới, đầu tư bổ sung và đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhà xưởng máy móc, thiết bị từ công ty mẹ đến các công ty thành viên theo lộ trình, gắn với nâng cao công tác quản lý, khai thác tối đa công suất thiết bị, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Công ty đã tập trung sản xuất thành công và đưa ra thị trường Tấm trần thả PVC, tấm PVSmart, tấm Fomex; đặc biệt, doanh nghiệpđã cho ra đời thanh Profile màu và vân gỗ 3D – tạo nên bước đột phá của DAG thay đổi cách nhìn mới cho người tiêu dùng Việt Nam từng chỉ biết thanh Profile uPVC màu trắng.
Cùng đó, trong năm 2018, Nhựa Đông Á đã mở rộng thị trường xuất khẩu đến các nước như: Sri Lanka, Laos, Indonesia, Dominican Republic… Công ty đã xuất khẩu được những đơn hàng hạt nhựa có giá trị cao đến Trung Quốc trong việc tiếp tục khẳng định chỗ đứng sản phẩm của mình đi khắp thế giới. Vì vậy, dù gặp nhiều khó khăn, kết quả doanh thu năm 2018 đạt được cũng là minh chứng cho định hướng đúng đắn của Ban lãnh đạo.
Chí Tín
Theo baodautu.vn
Thị trường chứng khoán: Giằng co sát vùng hỗ trợ
Thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay, 22-4, phiên sáng diễn ra ảm đạm trong biên độ hẹp; phiên chiều có sự giằng co giữa 2 bên mua và bán. Chốt phiên các sàn đều giảm điểm.
Các sàn chứng khoán ở Việt Nam đồng loạt giảm điểm khi chốt phiên hôm nay. Nguồn: Rồng Việt
Thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ tiếp tục tăng điểm tốt với NASDAQ ( 0,02%), S&P 500 ( 0,16%) và DJI ( 0,42%). Ngược lại, TTCK châu Á giảm điểm với Hang Seng (-0,54%) và Shanghai Se (-1,08%).
Phiên sáng tại TTCK trong nước diễn ra ảm đạm trong biên độ hẹp.
Phiên buổi chiều tiếp tục diễn ra với sự giằng co giữa 2 bên mua và bán, tuy nhiên, về cuối phiên, thị trường đã có phần hồi phục nhờ nỗ lực của nhóm dầu khí GAS ( 2,26%), PVS ( 2,24%), PVD ( 1,6%), PVB ( 1,6%)... và nhóm vốn hóa lớn VIC ( 1,63%), VHM ( 1,12%), PNJ ( 0,82%), MWG ( 0,97%), POW ( 1,06%), MSN ( 0,34%), SAB ( 1,04%)...
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm xuống còn 965,86 điểm (-0,04%), HNX-Index giảm xuống còn 105,63 điểm (-0,23%), Upcom-Index giảm xuống chốt tại 55,65 điểm (-0,71%).
Thanh khoản thị trường tăng mạnh tại cả 2 sàn. Tại sàn HOSE, có 115,81 triệu cổ phiếu được giao dịch ( 20,53%) với tổng giá trị 2.470,19 tỉ đồng ( 33,38%). Trong khi đó, tại sàn HNX, có 31,22 triệu cổ phiếu được giao dịch ( 31,85%) với tổng giá trị 366,09 tỉ đồng ( 70,79%).
Khối ngoại mua ròng 77,27 tỉ đồng tập trung ở HPG ( 32,74 tỉ đồng), CTD ( 22,42 tỉ đồng), MSN ( 20,79 tỉ đồng), VRE ( 12,93 tỉ đồng), VHM (8,08 tỉ đồng). Ngược lại, DXG (-15,28 tỉ đồng), VIC (-14,28 tỉ đồng), SSI (-11,73 tỉ đồng), HBC (-4,77 tỉ đồng), VND (-3,99 tỉ đồng) bị bán ròng
Thị trường tiếp tục ở trạng thái nhạy cảm khi các xâm phạm tại MA-50 của hai chỉ số vẫn duy trì dù mức độ xâm phạm là không lớn. Các nhà đầu tư nên thực hiện giảm thêm tỷ trọng cổ phiếu đang nắm giữ để đảm bảo hạn chế bớt rủi ro trong bối cảnh hiện nay.
Theo thesaigontimes.vn
[Điểm nóng TTCK tuần qua 15/04 21/04] Chứng khoán thế giới đồng thuận phục hồi, thị trường Việt Nam trải qua sóng gió Thanh khoản tiếp tục suy yếu cho thấy tâm lý thị trường đang duy trì trạng thái yếu cùng tâm lý chờ đợi lan tỏa ở các thị trường trong khu vực trước kỳ nghỉ lễ phục sinh. Nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ đợi tín hiệu xác nhận rõ rệt hơn trong những phiên sắp tới... 1. Chứng khoán Việt Nam...