Nhựa Bình Minh tăng gần gấp đôi chi phí bán hàng để đẩy mạnh doanh số quý III
Cuối quý II và đầu quý III giá nguyên liệu nhựa giảm đột ngột đã giúp doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh.
Công ty Nhựa Bình Minh ( HoSE: BMP ) công bố BCTC hợp nhất quý III với doanh thu tăng nhẹ 4,2% đạt 1.115 tỷ đồng, giá vốn giảm 7,4% nên lãi gộp đạt 356 tỷ đồng, tăng 42%. Biên lãi gộp cải thiện từ 23,4% lên 31,9%, cao hơn mức 28,1% của quý II.
Tại cuộc gặp gỡ giới phân tích gần đây, ông Nguyễn Hoàng Ngân, Tổng giám đốc BMP cho biết vào cuối quý II và đầu quý III giá nguyên liệu nhựa giảm đột ngột đã giúp doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh.
Tuy nhiên, đi cùng với doanh thu tăng thì chi phí bán hàng của doanh nghiệp cũng tăng mạnh từ 74 tỷ lên 141 tỷ đồng. Doanh nghiệp lý giải trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt phải có chính sách bán hàng ưu đãi với các đại lý để đẩy mạnh doanh số. Trong chi phí bán hàng, khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí hệ thống phân phối với 81 tỷ đồng, chi phí dịch vụ mua ngoài là 36 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải chi một khoản khá lớn cho chiết khấu thanh toán 29 tỷ đồng quý III và 88 tỷ đồng lũy kế 9 tháng.
Theo đó, lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ của Nhựa Bình Minh đạt 153 tỷ đồng, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, doanh nghiệp nhựa báo cáo doanh thu tăng 6,5% đạt 3.385 tỷ đồng; lãi sau thuế 412 tỷ, tăng 25,5% so với 9 tháng 2019.
Video đang HOT
Doanh nghiệp thực hiện 74% chỉ tiêu doanh thu và 88% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế sau 9 tháng.
Đơn vị: tỷ đồng
Tại thời điểm 30/9, Nhựa Bình Minh có 365 tỷ đồng tiền và tương đương tiền với chủ yếu tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 3 tháng, tăng 16,6% so với đầu năm. Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn) ở mức 940 tỷ đồng, gấp 2,5 lần đầu năm. Song khoản tiền gửi có kỳ hạn dài giảm từ 300 tỷ về 100 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp có tổng các khoản tiền gửi là hơn 1.300 tỷ đồng.
Hàng tồn kho ở mức 435,8 tỷ đồng, giảm gần 20 tỷ so với đầu năm và tăng 7% so với cuối quý II. Trong đó, tồn kho nguyên vật liệu ở mức 141 tỷ đồng, giảm 20% so với đầu năm và tương đương cuối quý II.
ĐHCĐ Nhựa Bình Minh: Chưa có chính sách giảm giá và tăng chiết khấu để cạnh tranh với Hoa Sen
Đại hội đồng cổ đông tổ chức ngày 24/6 của CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) đã thông qua toàn bộ tờ trình.
Cụ thể, Công ty đặt kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu 4.560 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 581 tỷ đồng, tăng 10%, cổ tức tối thiểu 50%/lợi nhuận sau thuế.
Kế hoạch được xây dựng trên giả định giá nguyên liệu đầu vào tương đương mức bình quân năm 2019. Nửa đầu năm, biến động giá nguyên liệu nhựa vẫn rất bất thường, có lúc giảm hơn 20%, nhưng chỉ trong thời gian ngắn và có xu hướng tăng trở lại dù chưa quay về mức trước dịch.
Ông Nguyễn Hoàng Ngân, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc BMP cho biết, giá nguyên liệu nhựa không chỉ phụ thuộc giá dầu, mà còn phụ thuộc vào cung cầu trên thế giới, bảo dưỡng máy móc thiết bị, hoạt động sản xuất công nghiệp...
Trong 5 tháng đầu năm, giá nguyên vật liệu giảm mạnh và thấp hơn so với kế hoạch - một diễn biến chưa từng có tiền lệ.
Theo đó, tranh thủ những thời điểm giá thấp, BMP tăng nhập nguyên liệu để có tồn kho giá thấp và sẽ phản ánh vào kết quả kinh doanh 6 tháng. Thông thường, Công ty dùng đến 98% nguyên vật liệu mua trong nước, không tồn kho mà khoảng 2 - 3 ngày nhận nguyên liệu một lần.
Hiện nay, cổ đông lớn nhất của BMP là Nawapalstic (nằm trong hệ thống thành viên của SCG Thái Lan) đang sở hữu 54,39%, công ty thành viên của Tập đoàn mẹ SCG là TPCVina đang là một trong những đơn vị cung cấp nguyên liệu cho BMP.
Ông Ngân cho biết, tỷ lệ nhập từ TPC Vina khoảng 50 - 55% và không đổi qua các năm.
Ngoài ra, kế hoạch trên còn xây dựng dựa trên kế hoạch của các nhà thầu xây dựng lớn cũng giảm mạnh năm nay, nên tăng trưởng đột biến cũng khó xảy ra với BMP trong 2020.
Ông Ngân cho rằng, tình trạng thừa cung sẽ tiếp tục là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp nhựa tiếp tục cạnh tranh bằng chính sách duy trì chiết khấu cao, chấp nhận lợi nhuận rất thấp để tồn tại. Minh chứng là chiến dịch "khuyến mãi khủng" của các đối thủ lớn trong cả năm 2019 và đầu năm 2020.
Hơn nữa, dịch Covid-19 tiếp tục là ẩn số chưa đánh giá được đầy đủ mức độ nghiêm trọng tác động đến nền kinh tế nói chung và lĩnh vực hoạt động của công ty nói riêng.
Trả lời câu hỏi cổ đông về việc BMP có chính sách gì để cạnh tranh với Hoa Sen, ông Ngân cho biết, chưa có bất kỳ chính sách giảm giá và tăng chiết khấu để cạnh tranh với Hoa Sen. Nhựa Bình Minh có lợi thế về chất lượng, Công ty chưa có dự kiến thay đổi trong dài hạn về chính sách chiết khấu, nhưng ngắn hạn sẽ có một số chính sách cụ thể.
Tại thời điểm cuối năm 2019, theo thống kê từ SCG Research, BMP chiếm 43% thị phần ống nhựa và phụ tùng khu vực miền Nam, 5% thị phần miền Bắc và tổng 28% thị phần cả nước.
Chia sẻ về kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm, BMP cho biết, sản lượng 44.752 tấn, tăng nhẹ 6%, doanh thu đạt 1.883 tăng 8%, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 262 tỷ đồng và 209 tỷ đồng, cùng tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.
Dù vậy, ông Ngân không quá lạc quan cho nửa cuối năm, khi mà từ quý III trở đi, thị trường sẽ chịu tác động rõ ràng hơn khi hoạt động xây dựng mới giảm.
Gilimex lãi quý III gấp 3 lần cùng kỳ, đạt 87 tỷ đồng Công ty Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, HoSE: GIL ) công bố BCTC hợp nhất quý III với lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 87 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước. Doanh thu trong quý đạt 907 tỷ đồng, tăng 36%. Giá vốn tăng thấp hơn nên lãi gộp gần gấp đôi...