Nhu cầu vay vốn đang rất thấp
Sức hấp thụ vốn của thị trường đang khá yếu. 6 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng trong nước chỉ 2,45%, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 7,33%. Lãi suất giảm nhưng người dân không mặn mà vay vốn vì chưa tìm được kênh tiêu thụ vốn. Dưới tác động của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cả khách hàng cá nhân chưa tìm được kênh đầu tư, cũng như chưa mạnh dạn mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Nhu cầu vay vốn đang rất thấp
Tại nhiều ngân hàng (NH) hiện nay, huy động vẫn tăng trưởng cao hơn. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính từ đầu năm đến ngày 20/5, số tiền huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư của các ngân hàng ước đạt khoảng 162.700 tỷ đồng, bình quân đạt hơn 1.160 tỷ/ngày. Trong khi cho vay, chỉ đạt đạt khoảng 108.200 tỷ, tương đương 773 tỷ mỗi ngày. Tại nhiều địa phương, có hiện tượng dư thừa nguồn vốn, huy động nhiều hơn cho vay.
Dư thừa vốn khiến lãi suất huy động trên thị trường liên ngân hàng và các tổ chức doanh nghiệp và cư dân gần đây giảm. Đồng thời, lãi suất cho vay cũng giảm để kích thích khách hàng vay vốn.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy huy động vốn đến ngày 19/6 tăng 4,35% so với cuối năm 2019, cao gần gấp đôi mức tăng trưởng tín dụng tại cùng thời điểm. Thanh khoản của các NH thương mại hiện ở mức dư thừa. Lãi suất trên thị trường liên NH cũng về mức thấp kỷ lục từ trước đến nay.
Số lượng các NH thương mại công bố giảm lãi suất tiền gửi tiếp tục mở rộng trong tuần vừa qua. Mặt bằng lãi suất huy động hiện tại đã thấp hơn 0,75-1% ở kỳ hạn dưới 6 tháng và thấp hơn từ 1-2% ở các kỳ hạn 6 tháng trở lên so với thời điểm cuối năm ngoái.
Từ sau dịch Covid-19 đến nay, ngành ngân hàng đã 3 lần đồng loạt giảm lãi suất huy động. Từ đầu tháng 7/2020, tại nhiều ngân hàng, lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng chỉ còn 3,9%-4,05%/năm, lãi suất cao nhất 13 tháng khoảng 7,8%/năm.
Không chỉ lãi suất trên thị trường 1 (thị trường giữa ngân hàng thương mại và tổ chức, cá nhân) mà lãi suất liên ngân hàng (lãi suất cho vay giữa các ngân hàng với nhau) hiện cũng giảm mạnh, cho thấy thanh khoản của ngân hàng rất dồi dào. Chính vì thế, nhiều ngân hàng đã đưa ra nhiều gói lãi suất vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp và cá nhân để đẩy vốn ra thị trường.
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng ngoài giảm lãi suất huy động đầu vào còn phải tiết giảm chi phí, tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế. Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn giảm mạnh, hệ thống ngân hàng lại không thiếu vốn, vì vậy không ít ngân hàng đã chấp nhận điều này để giảm thêm lãi suất cho vay.
Làn sóng hạ lãi suất huy động tiếp tục diễn ra ở nhiều NH thương mại. Biểu lãi suất mới liên tục được áp dụng với xu hướng điều chỉnh ở nhiều kỳ hạn. Hiện lãi suất gửi thấp nhất trên thị trường được ghi nhận tại NH Techcombank. Trong biểu lãi suất mới nhất của NH này, lãi suất gửi tại quầy kỳ hạn 1 tháng còn 3,15%-3,65% (khách hàng thường, tùy độ tuổi và số tiền). Nếu nhận lãi trước, khách hàng được trả lãi suất 3%/năm.
NH Vietcombank cũng vừa giảm thêm lãi suất huy động kỳ hạn dài: kỳ hạn 36 tháng còn 5,8%/năm, giảm 0,2 điểm %. Đây cũng là mức lãi suất thấp nhất cùng kỳ hạn ở nhóm 4 NH thương mại nhà nước. Trước đó, Vietcombank, Agribank, BIDV và VietinBank đã đồng loạt hạ lãi suất tiền gửi ở nhiều kỳ hạn, trong đó kỳ hạn ngắn từ 1-2 tháng giảm chỉ còn 3,7%/năm. Một số NH khác như Nam A Bank, VPBank, TPBank, HDBank… cũng giảm lãi suất đầu vào.
Các chuyên gia cho rằng, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 hiện nay, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế chậm lại. Nguyên nhân do doanh nghiệp chưa có đầu ra nên những công ty lớn chưa mặn mà, cũng như không có nhu cầu vay vốn triển khai dự án mới. Ngược lại, với các doanh nghiệp nhỏ, do ảnh hưởng của dịch bệnh lên hoạt động sản xuất – kinh doanh, ngân hàng cũng cẩn trọng khi rót vốn vay.
Một loạt 'đại gia' ngân hàng hạ lãi suất huy động tiết kiệm
Hàng loạt các tổ chức tín dụng đã có thêm một đợt giảm lãi suất từ 0,2-0,2% trong tháng 6 nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Sang tháng 7, một loạt ngân hàng lại quyết định giảm lãi suất huy động.
Hạ lãi suât huy động là mục tiêu nhằm hỗ trợ hạ lãi suất cho vay doanh nghiệp
Khoảng 1 tuần nay, làn sóng hạ lãi suất huy động tiếp tục diễn ra ở nhiều NH thương mại.
Biểu lãi suất mới liên tục được áp dụng với xu hướng điều chỉnh ở nhiều kỳ hạn. Hiện lãi suất gửi thấp nhất trên thị trường được ghi nhận tại NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank). Trong biểu lãi suất mới nhất của NH này, lãi suất gửi tại quầy kỳ hạn 1 tháng còn 3,15%-3,65% (khách hàng thường, tùy độ tuổi và số tiền). Nếu nhận lãi trước, khách hàng được trả lãi suất 3%/năm.
NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng vừa giảm thêm lãi suất huy động kỳ hạn dài: kỳ hạn 36 tháng còn 5,8%/năm, giảm 0,2 điểm %. Đây cũng là mức lãi suất thấp nhất cùng kỳ hạn ở nhóm 4 NH thương mại nhà nước.
Trước đó, Agribank, BIDV và VietinBank đã đồng loạt hạ lãi suất tiền gửi ở nhiều kỳ hạn, trong đó kỳ hạn ngắn từ 1-2 tháng giảm chỉ còn 3,7%/năm. Một số NH khác như Nam A Bank, VPBank, TPBank, HDBank... cũng giảm lãi suất đầu vào.
Tại Vietinbank và BIDV, lãi suất giảm từ 0,25-0,5 điểm phần trăm,còn 3,7%/năm (kỳhạn 1 tháng) đến 6%/năm (kỳhạn 12 tháng). Ngân hàng Quốc Dân (NCB), vốn giữmức lãi suất cao hàng đầu hệt hống, cũng liên tục giảm lãi suất các kỳ hạn trong tháng 6 và tháng 7.
Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) cũng điều chỉnh lãi suất từngày 2/7. Lãi suất liên tục giảm trong thời gian gần đây trong bối cảnh thanh khoản hệt hống ngân hàng vẫn tương đối dư thừa.
Theo đại diện các ngân hàng, động thái NH điều chỉnh lãi suất huy động mới đây là theo định hướng của NH Nhà nước với mức giảm từ 0,2-1 điểm % đối với khách hàng cá nhân và giảm 0,2-1,2 điểm % đối với khách hàng doanh nghiệp. Hạ lãi suất đầu vào cũng nhằm ủng hộ nỗ lực của NH Nhà nước trong điều tiết nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn bình thường mới bởi khi lãi suất huy động giảm sẽ có thêm dư địa để hạ lãi suất cho vay, góp phần chia sẻ khó khăn với khách hàng khôi phục các hoạt động sản xuất - kinh doanh bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 19/6/2020, huy động vốn của các tổchức tín dụng tăng 4,35%, trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 2,45%. Tốc độtăng trưởng huy động vốn vượt xa tăng trưởng tín dụng.Lãi suất liên ngân hàng trên thịtrường 2 cũng đang ởmức thấp lịch sử, chỉkhoảng 0,12-0,15%.
Trong nửa cuối năm 2020, công ty chứng khoán BVSC dự báo NHNN sẽ không chú trọng mục tiêu giảm thêm lãi suất điều hành. Thay vào đó, NHNN sẽ chuyển mục tiêu từ cố gắng giảm lãi suất sang các mục tiêu khác như tháo gỡ các rào cản khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn sau dịch covid-19, nới room tín dụng cho các ngân hàng,thậm chí tái cấp vốn cho các dựán có độ lan tỏa cao.
Tăng trưởng tín dụng nửa đầu tháng 7 đang có dấu hiệu chững lại thậm chí âm nhẹ, theo một lãnh đạo Vụ ngân hàng Nhà nước, tín dụng không tăng đang chứng tỏ doanh ngghiệp rất khó khăn, cần sự hỗ trợ mạnh mẽ thời gian tới,. Hạ lãi suất mới là một liệu pháp nhẹ gỡ khó thời gian.
Đại dịch Covid-19: Các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Không chỉ các doanh nghiệp mà năm nay, hệ thống ngân hàng dự báo sẽ gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến lợi nhuận giảm, nợ xấu gia tăng. Tín dụng có dấu hiệu tích cực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến ngày 31/3/2020, dư nợ tín dụng cả nước đạt hơn 8,3 triệu...