Nhu cầu nhập khẩu thiết bị bảo hộ y tế và khẩu trang từ các châu Âu – châu Mỹ
Đơn cử, như: Thị trường Mỹ có nhu cầu 500 triệu chiếc khẩu trang N95, 200 triệu chiếc khẩu trang các loại khác, 1.000 máy trợ thở, 1 tỉ đôi găng tay, 100 triệu bộ áo choàng y tế và 50 triệu bộ áo bảo hộ phòng dịch…
Năng lực sản xuất khẩu trang vải của Việt Nam lớn và đã có một số doanh nghiệp có đơn hàng xuất đi nhiều nước. Tuy nhiên, câu chuyện “đầu ra” của mặt hàng này đang cần sớm giải quyết, để giúp ngành Dệt may duy trì sản xuất trong đại dịch, giảm bớt khó khăn.
Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng sản xuất vải của Việt Nam năm 2019 đạt 630 triệu m2 vải dệt từ sợi tự nhiên, 1.2 tỷ m2 vải dệt từ sợi nhân tạo, tổng 2 loại vải đạt 5 triệu m2/ngày.
Nếu tính trung bình 1 m2 sản xuất được 20 khẩu trang vải, thì 1 ngày Việt Nam có thể sản xuất được lượng vải tương đương 100 triệu khẩu trang các loại (giả định toàn bộ vải dùng để may khẩu trang).
Tuy nhiên, lượng vải còn tồn trong thương mại và doanh nghiệp vẫn còn khá lớn, chưa kể nguồn vải từ Trung Quốc đã bắt đầu được nhập về. Do vậy, có thể khẳng định Việt Nam không thiếu vải để may khẩu trang vải.
Theo Bộ Công Thương, số lượng doanh nghiệp dệt may của Việt Nam (tính đến năm 2017) là hơn 3.500 doanh nghiệp dệt và gần 7.000 doanh nghiệp may.
Riêng Tập đoàn Dệt may Việt Nam mỗi tháng có thể sản xuất được 50 triệu khẩu trang vải. Toàn ngành Dệt may Việt Nam có thể sản xuất khoảng 150 – 200 triệu khẩu trang vải/tháng.
Nhận thấy thị trường một số nước Âu – Mỹ đang có nhu cầu nhập khẩu khẩu trang và thiết bị bảo hộ y tế, Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công Thương đã tổng hợp một số yêu cầu chi tiết sản phẩm mà các nước Âu – Mỹ hiện đang có nhu cầu.
Các doanh nghiệp quan tâm có thể kịp thời liên lạc và cung ứng cho các thị trường đang rất cần các sản phẩm nêu trên, Bộ Công Thương thông tin. Đơn cử, như:
Thị trường Hoa Kỳ: đang có nhu cầu: Khẩu trang N95 là 500 triệu chiếc; Khẩu trang (các loại khác) – 200 triệu; Face Shields – 200 triệu; Máy trợ thở – 1000; IV Pumps – 5000; Găng tay ( các size khác nhau ) – 1 tỷ; Gạc – 20 triệu; Bộ áo choàng y tế – 100 triệu; Bộ áo bảo hộ phòng dịch – 50 triệu chiếc.
Thị trường Tây Ban Nha: Găng tay nitrile có bột hoặc không bột dung trong khám bệnh, phẩu thuật vô trùng – 123 triệu chiếc; Mắt kính bảo hộ – 286 nghìn; Quần áo bảo hộ dung 1 lần và chống thấm – 1,1 triệu (bộ dùng 1 lần) và 780 nghìn (bộ chống thấm); Khẩu trang bảo vệ FFP3 – số lượng tối đa có thể cung ứng…
Được biết, Bộ Công Thương đã vào cuộc, tích cực đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài và cũng đang chỉ đạo các thương vụ khẩn trương tìm kiếm khách hàng mua sản phẩm khẩu trang vải, khẩu trang vải kháng khuẩn của Việt Nam, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp dệt may, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt thiệt hại do dịch COVID-19 gây ra.
Nguyễn Thanh
Video đang HOT
Giai đoạn vàng cứu doanh nghiệp: "Máy thở" đã có, "ô xy" thì chưa
Đã gần ba tháng trôi qua, thực tế doanh nghiệp tiếp cận những ưu đãi hay hỗ trợ vẫn không hoặc chưa như các tuyên bố.
Chiều 10/4, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội (Hanoisme) có buổi làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Cuộc họp tập trung thảo luận những khó khăn, đề xuất, kiến nghị thực thi các giải pháp kịp thời tháo gỡ và hỗ trợ doanh nghiệp trước ảnh hưởng của dịch Covid-19. Và bước đầu có những phản ánh không như mong đợi...
Trước đứt cung, giờ đứt cầu
"Chưa một ngày nghỉ" suốt nhiều ngày qua là câu chuyện của ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc của Công ty May 10, đơn vị có quy mô lớn trong ngành dệt may với 12.000 lao động.
"Đêm 6/3 tại Hà Nội đã diễn ra những cuộc họp khẩn cấp thế nào thì tại May 10 cũng phải họp và làm việc như thế. Chúng tôi phải rà soát toàn bộ anh em công nhân để đảm bảo không có ai nằm trong diễn nguy cơ lây nhiễm", ông Việt gợi nhớ lại thời điểm cả nước đã từng kỳ vọng vượt qua Covid-19 vào giữa tháng 3, nhưng rồi lại có biến.
Vừa căng mình chống dịch, vừa phải đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh, May 10 lập hẳn Đội phòng, chống dịch bệnh Covid-19, luôn cập nhật tình hình thường xuyên để chủ động xây dựng các phương án và kịch bản sẵn sàng ứng phó ở mức cao nhất.
Về tình thế sản xuất kinh doanh, ông Việt cho biết, trong khi Trung Quốc đang ở thời điểm đỉnh dịch, 80% doanh nghiệp trong ngành may mặc bị đứt cung. May 10 thì 80% mặt hàng là xuất khẩu , trong đó cũng khoảng 80% nguyên liệu nhập từ Trung Quốc.
Sau khi nguồn cung nguyên liệu dần nối lại, đến đoạn sau này thì lại đứt cầu. Hàng có may xong rồi thì khách hàng cũng chưa nhận, khách hàng chỉ trả lời "chờ đến tháng Tư mới có thông tin giao hàng".
Hàng thì nằm đó, thời trang thì theo mùa vụ, tiền thì nằm trong hàng, công nhân không có việc làm...
Giai đoạn vàng, nhưng "thực tế ngược"
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse đặt tình huống: "Giai đoạn sau dịch, nói về nguyên tắc thì "sau giai đoạn nén sẽ là giai đoạn bung", nhưng khi hồi lại thì doanh nghiệp còn sống không mới là quan trọng".
Hầu hết các đại diện tham dự cuộc họp đều đồng tình với nhận định, với dịch Covid-19 thì doanh nghiệp nào rồi cũng gặp khó khăn, càng lớn khó khăn càng lớn, nhỏ thì có khi vượt sóng gió này còn dễ hơn. Nhưng, doanh nghiệp lớn mà "chết" thì liên quan đến một loạt các kết nối, các đối tác với nhiều hệ lụy đi theo.
Cũng như phòng chống dịch bệnh, "giai đoạn vàng" để cứu doanh nghiệp cũng đặt ra hiện nay. Thế nhưng, một số trường hợp đưa ra tại cuộc họp trên cho thấy đang có "thực tế ngược".
Cứu doanh nghiệp như cứu hỏa. Các ý kiến đều đánh giá cao chủ trương của Chính phủ với gói hỗ trợ 180.000 tỷ đồng, cũng như gói tín dụng ưu đãi và cơ cấu lại nợ... Nhưng còn ý kiến băn khoăn rằng, Thủ tướng quyết xong thì lại chưa có một tiêu chí nào để theo, ví như xí nghiệp may bao nhiêu công nhân thì áp dụng thế nào...
Tính từ ngày 23/1, thời điểm Việt Nam bắt đầu ghi nhận có ca nhiễm Covid-19, đến nay đã gần ba tháng trôi qua. Doanh nghiệp vẫn đợi chờ. Đến lúc có cơ chế, chờ tiếp cửa duyệt hồ sơ, cửa xem xét và thẩm định của ngân hàng, khi xong thì có lẽ nhiều doanh nghiệp cũng đã "chết" rồi.
Theo đó, ý kiến chung đưa ra tại cuộc họp trên là cần phân loại và có tiêu chí rõ ràng, để doanh nghiệp được hỗ trợ kịp thời; bao nhiêu cho doanh nghiệp lớn, bao nhiêu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều kiện được hỗ trợ như thế nào. Việc này làm càng sớm càng tốt.
Đáng chú ý, thông tin phản ánh từ cuộc họp trên, có một "thực tế ngược" doanh nghiệp gặp phải.
Theo phản ánh từ doanh nghiệp, thời gian qua Chính phủ yêu cầu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước liên tiếp chỉ đạo triển khai, rất nhiều tuyên bố về cam kết giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ... nhưng mấy hôm nay, khi làm việc với các chi nhánh ngân hàng thì đều được trả lời những câu tương tự như "các sếp nói vậy thôi nhưng chưa có hướng dẫn thì chi nhánh chưa thực hiện được".
Thậm chí như phản ánh cụ thể của một doanh nghiệp cho biết, ngân hàng đồng ý giãn nợ nhưng lại tăng lãi suất. "Trước đây được ưu đãi thì nay chuyển sang lãi suất thị trường", đại diện doanh nghiệp tham dự cuộc họp trên nói.
Ông Võ Việt Dũng, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội (SHF) cũng nói hình ảnh rằng, việc giãn nợ, cấp tín dụng hay các chính sách hỗ trợ khác giờ như những chiếc "máy thở" cứu doanh nghiệp, nhưng lại chưa có "ô xy".
Ngay với trường hợp SHF, việc tiếp cận tín dụng không hề dễ dàng. Ông Dũng cho biết, ngay trong ngày 9/4, doanh nghiệp của ông nhận được thông tin trả lời về việc giãn nợ từ chi nhánh ngân hàng rằng: "Nếu giãn nợ sẽ bị giảm mức xếp hạng tín dụng và đưa vào danh sách nợ xấu".
"Như vậy thì có khác gì trước khi có dịch Covid-19", ông Dũng nói.
Đây cũng là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp. Bởi theo họ, nếu Chính phủ cấp "máy thở" mà không có "ô xy" kịp thời từ phía các ngân hàng thì cũng rất khó để cứu doanh nghiệp, trong khi đây cũng được coi là giai đoạn vàng để hỗ trợ, cứu sống doanh nghiệp.
Cơ hội sẽ bị bỏ lỡ?
Cũng tại cuộc họp trên, yếu tố cơ hội được đại diện các doanh nghiệp đặt ra.
Bên cạnh những chính sách hỗ trợ chung, nhiều ý kiến cho rằng cần rà soát lại năng lực sản xuất, khả năng cung cầu trước khi ban hành các quyết định tạm ngừng xuất khẩu. Bởi lẽ, nếu thời điểm kéo dài quá mức cần thiết lại làm mất đi cơ hội hồi phục của họ.
Tương tự như việc cấm xuất khẩu gạo, mặt hàng khẩu trang y tế hiện đang là một hướng đi mới cho ngành dệt may, một "cứu cánh" kịp thời để giải quyết công ăn việc làm và thu nhập cho hàng vạn lao động.
Theo ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc May 10, chính sách hiện nay quy định với khẩu trang y tế là 75% công suất sản xuất khẩu trang y tế được dùng để đảm bảo an ninh trong nước, 25% được phép xuất khẩu với điều kiện tài trợ, hỗ trợ...
Như vậy, nếu doanh nghiệp muốn xuất khẩu 2,5 triệu chiếc khẩu trang xuất khẩu thì năng lực của doanh nghiệp đó phải đủ 10 triệu chiếc và cũng không được phép xuất khẩu khẩu trang theo dạng hợp đồng thương mại.
Theo ông Việt, chính sách này chỉ phù hợp khi thị trường trong nước khan hiếm, còn nếu công suất sản xuất dư thừa thì việc hạn chế xuất khẩu sẽ làm mất đi cơ hội chuyển đổi, ứng phó của doanh nghiệp.
Lãnh đạo May 10 phân tích thêm, nhu cầu về sản phẩm may mặc trên toàn cầu đang sụt giảm mạnh, thậm chí trong 3 năm tới chưa chắc đã hồi phục bởi thói quen của người tiêu dùng sau dịch bệnh sẽ thay đổi.
"Họ sẽ hướng tới các nhu cầu thiết yếu và bảo vệ sức khoẻ, còn những nhu cầu không cấp thiết khác sẽ bị cắt giảm", ông Việt tính toán.
Do đó, May 10 đã đưa ra quyết định táo bạo là chuyển đổi sang sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ. Tuy nhiên, chính sách cấm xuất khẩu mặt hàng khẩu trang y tế lại đang làm khó những doanh nghiệp muốn chuyển đổi như May 10.
Ông Việt cho biết, May 10 hiện đã có một đối tác lớn đang đặt mua 400 triệu khẩu trang y tế, dự kiến giao hàng từ tháng 7 với giá trị 52 triệu USD (tương đương với 30% doanh thu của May 10 trong năm 2020). Đồng thời, một đối tác của Mỹ đặt mua 20 triệu khẩu trang vải giao trong 6 tuần; một đối tác của Đức cũng đã đặt mua 2 triệu khẩu trang vải và 6 triệu khẩu trang y tế.
Tuy nhiên, nếu theo chính sách hiện tại, với đơn hàng 400 triệu chiếc khẩu trang y tế xuất khẩu, May 10 sẽ phải đạt công suất 1,6 tỷ chiếc khẩu trang và 75% để bán tại thị trường trong nước. Đây là một điều rất khó.
"Hiện tại, nguồn cung khẩu trang y tế ở trong nước không hề thiếu. Khu vực miền Bắc chỉ riêng tỉnh Bắc Ninh hiện đang có hơn 1.000 công ty sản xuất khẩu trang trong khi trước khi có dịch chỉ khoảng 20-30 doanh nghiệp", ông Việt cho hay.
"Nếu bây giờ không cho xuất khẩu mặt hàng khẩu trang thì sau khi kiểm soát được dịch Covid-19, các doanh nghiệp này sẽ lập tức "chết đứng" vì vừa bỏ ra chi phí mua máy móc, nguyên liệu để tăng công suất", Tổng Giám đốc May 10 quan ngại.
Đồng tình với phản ánh trên, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, câu chuyện xuất khẩu khẩu trang cũng tương tự như xuất khẩu gạo vừa rồi.
"Phải lập tức đánh giá năng lực sản xuất trong nước cũng như đánh giá cung cầu để có chính sách phù hợp nhất. VCCI sẽ tổng hợp để báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ những vấn đề này", ông Lộc cho biết.
Chủ tịch VCCI cũng nhấn mạnh, trên mặt trận chống Covid-19 có những lực lượng tuyến đầu như bác sĩ, quân đội, thì doanh nghiệp chính là lực lượng tuyến đầu trong chống suy giảm kinh tế, trách nhiệm cũng rất nặng nề.
Hạ An
Các thị trường chứng khoán trên thế giới có quy mô như thế nào? Mỹ là thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới, gấp 1/5 giá trị vốn hoá của Trung Quốc.Nhiều thị trường châu Âu chỉ chiếm từ 1-3% giá trị vốn hoá toàn cầu.Tiềm năng mới của thị trường chứng khoán thế giới nằm tại châu Á, cụ thể là các quốc gia Đông Á. Khó có thể tượng tưởng điều gì thú vị...