Nhu cầu nhân tài công nghệ ngày càng tăng tại Mỹ
Khi các doanh nghiệp công nghệ lớn trên thế giới như Amazon mở rộng hoạt động kinh doanh, các công ty khác không chỉ quan ngại về việc mất thị phần mà còn cả tình trạng ‘hết chất xám’.
Biểu tượng Amazon. Ảnh: AFP/TTXVN
Một số ngành nghề đã xác định New York City và Washington, D.C., sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng trong việc thu hút nhân tài khi Amazon mở các cửa hàng ở “địa bàn” hoạt động của họ với kế hoạch tuyển dụng 50.000 lao động mới trong bối cảnh thị trường lao động khó khăn nhất trong nhiều thập niên qua.
Sự mở rộng hoạt động diễn ra vào thời điểm mà nhu cầu tăng mạnh đối với các lập trình viên, phát triển ứng dụng di động, chuyên gia an ninh mạng, khoa học gia về dữ liệu. Lương tiếp tục tăng khi các doanh nghiệp, từ ngân hàng cho đến nhà bán lẻ, tìm cách tuyển dụng các chuyên gia công nghệ mới để mở rộng các hoạt động trực tuyến và hoạt động tự động.
Theo ông William Lynch, Chủ tịch công ty công nghệ Peloton, có trụ sở tại New York (Mỹ), New York có một thị trường lao động rất cạnh tranh và yêu cầu các nhà tuyển dụng phải có năng lực cao để tìm được các lao động giỏi.
Trong khi đó, theo báo cáo của Hiệp hội Công nghệ Máy tính (CompTIA), số việc làm mới trong lĩnh vực công nghệ ở Mỹ đã tăng trung bình 200.000/năm kể từ năm 2010, một xu hướng dự kiến sẽ tiếp diễn trong ít nhất một thập niên tới.
Video đang HOT
Tại New York, các ngân hàng lớn là những nhà tuyển dụng lao động nhiều nhất về các chuyên gia công nghệ máy tính. J.P. Morgan Chase tuyển dụng 50.000 lao động trong lĩnh vực công nghệ và hồi tháng 5/2018 đã tuyển dụng Giám đốc nghiên cứu trí thông minh nhân tạo đầu tiên.
Trong khi đó, Goldman Sachs cho biết 25% đội ngũ nhân viên hiện nay của ngân hàng này là các lao động liên quan tới kỹ thuật. Còn các đối thủ bán lẻ truyền thống của Amazon đang cố gắng mở rộng hoạt động kinh doanh trực tuyến và phát triển các công nghệ mới để cải thiện hiệu quả hoạt động.
Theo Báo Mới
Áo vest nam công sở đẹp thanh lịch trang nhã đi làm
Áo vest nam công sở đẹp là trang phục góp phần tạo nên ấn tượng đầu tiên của bạn đối với nhà tuyển dụng hay buổi đi làm đầu tiên. Đối với những công ty tạo điều kiện cho nhân viên ngày thứ 6 được tự do trong trang phục, bạn cũng cần lưu ý chọn trang phục sao cho hợp với mình và với hoàn cảnh xung quanh.
Trong buổi phỏng vấn
Một trong những điều bạn bị "soi" đầu tiên trong buổi phỏng vấn chính là cách ăn mặc. Thực tế này được xác nhận bởi rất nhiều các chuyên gia tuyển dụng, họ chú ý không chỉ đến lí lịch, thông tin của bạn mà còn đặc biệt quan tâm đến cách bạn lưu lại ấn tượng đầu tiên thông qua phục trang.
Đây là một trong những yếu tố cộng điểm khi nhà tuyển dụng phân vân giữa hai người có cùng khả năng, nhưng một là người với bộ quần áo chỉn chu hơn và người còn lại diện chiếc áo jacket lâu ngày và đôi giày không được sạch sẽ. Việc thể hiện sự thông minh, khéo léo và kiến thức là các yếu tố cần thiết và bạn nên được hỗ trợ với một diện mạo hoàn hảo. Điều này có nghĩa bạn nên dành thời gian nhiều hơn sửa sang và để ý lại trang phục phục vụ cho việc "làm xiêu lòng" các chuyên gia "xăm soi" này.
Trước khi bạn đi tới buổi phỏng vấn, bạn mặc bộ trang phục, đi bộ một đoạn ngắn, cảm nhận và làm quen với nó. Dáng bộ ngượng nghịu và căng thẳng của một người khi mặc bồ đồ mới là điều bạn không muốn. Tiêu chuẩn cơ bản và an toàn cho một bộ vest thanh lịch là được may khéo và gồm 3 khuy với hai màu đen hoặc xanh nước biển đậm.
Việc bạn muốn "thể hiện" thêm về những nhãn hiệu nổi tiếng, trang sức hay phụ kiện thời thượng đắt tiền trở nên hơi quá và hoàn toàn không cần thiết. Chọn lựa chiếc áo sơ mi trắng không vết bẩn, chiếc cà vạt màu sắc nhã nhặn, đôi giày trang nhã, và một đôi tất đen. Kiểm tra diện mạo của bạn cả ở phía sau lưng. Lưu ý, đối với áo sơ mi trắng, bạn hãy đảm bảo chiếc áo không vết bẩn và được kết hợp với cà vạt và giày nhã nhặn. Bạn nên sử dụng tất đen và lưu ý kiểm tra trang phục cả ở phía sau lưng.
Ngày đi làm đầu tiên
Bạn nên cẩn thận trong mỗi lần chọn lựa, bởi vì nếu có vấn đề gì xảy ra, bạn sẽ phải gánh chịu sự chú ý gây khó chịu từ cách đồng nghiệp hay chỉ trích trong cả ngày dài. Nhưng nếu có thế, bạn cần thêm vài chiếc áo len dài tay, áo sơ mi và cà vạt, chúng sẽ dễ dàng kết hợp với áo jacket và quần mà bạn có sẵn trong tủ. Nếu bạn không thường xuyên phải mặc comple , chọn lựa chiếc quần đơn giản hợp với bạn, một chiếc áo sơ mi trơn, và một đôi giày chất lượng tốt được ưu tiên hàng đầu.
Khi mọi người làm quen với chỗ làm mới, họ thường bắt đầu thử thể hiện phong cách riêng để thể hiện bản thân. Nhưng bạn cẩn thận đừng làm quá trớn. Sếp của bạn sẽ khó hài lòng khi biết rằng ông ấy đã thuê một chú hề. Bạn lưu ý nên chọn tất phù hợp với màu của quần và giày. Và nhớ thêm rằng, màu sắc của thắt lưng cũng nên trùng với màu đôi giày.
Tìm cách thăng tiến
Hãy luôn sẵn sàng nói chuyện về việc tăng lương hay thăng chức, cố gắng có một diện mạo thuyết phục và lịch sự. Mặc theo phong cách của buổi đi phỏng vấn một lần nữa: một bộ comple tối màu thanh lịch, áo sơ mi 1 màu và cà vạt. Nếu bộ comple không phù hợp để mặc, mặc áo jacket nhẹ và chiếc quần cổ điển, Chọn bộ quần áo mà bạn thấy thoải mái nhất. Nếu bạn chắc rằng bạn trông tự tin, sếp của bạn sẽ nhận ra rằng bạn thực sự như thế!
Trang phục tự do vào ngày thứ 6
Ngày thứ 6 bình thường là ngày bạn được phép thoải mái trong ăn mặc. Điều này không đồng nghĩa bạn có thể diện quần soóc và giày đế mềm tại hầu hết các công ty. Trang phục không yêu cầu quá trang trọng, nhưng cần tao nhã và dễ nhìn. Quần cotton kết hợp với áo 1 màu (tránh xa áo sáng màu với những kẻ ca rô lòe loẹt), áo thun Polo hoặc áo len chui đầu là những gợi ý dành cho bạn. Với trang phục này, một đôi giày màu be hoặc đôi bốt da lộn sẽ rất phù hợp.
Theo nguồn tổng hợp
Nên mặc màu gì khi đi phỏng vấn xin việc? Theo CareerBuilder thì cam là màu tệ nhất khi đi phỏng vấn xin việc với 25% sự đồng tình từ các chuyên gia. Bạn đã biết mặc gì đi phỏng vấn để dễ nhận được công việc mình mong muốn chưa? Bên cạnh những nguyên tắc nhất định về sự kín đáo, thanh lịch của trang phục phỏng vấn xin việc như đã...