Nhu cầu dầu thô khu vực châu Á – Thái Bình Dương phục hồi chậm
Nhu cầu dầu thô khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang phục hồi chậm, không khả quan như nhận định của Saudi Aramco đưa ra cuối tuần qua, trên cơ sở đó công ty đã quyết định giảm nhẹ giá bán tháng 9 đối với khu vực này (giảm 30 cents/thùng).
Mặc dù thị trường đã vượt qua đáy sụt giảm vào tháng 4, điểm sáng duy nhất tại khu vực là Trung Quốc, nước này đã tăng lượng nhập khẩu trong 3 tháng cuối lên mức gần 13 triệu bpd (tăng 25% so với cùng kỳ năm 2019), tranh thủ gom hàng giá rẻ, nhu cầu các nước còn lại vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với trước khủng hoảng. Tuy nhiên, Trung Quốc từ tháng 7 bắt đầu cho thấy dấu hiệu bão hòa, nhất là sau khi giá Brent vượt mốc 46 USD/thùng.
Ấn Độ – nước nhập khẩu dầu thô số 2 châu Á trong tháng 7 cho thấy dấu hiệu phục hồi nhẹ, tăng 310.000 bpd so với tháng 6 lên 3,75 triệu bpd, tuy nhiên, vẫn thấp hơn 22% so với nhu cầu trước cách ly xã hội hồi tháng 2/2020. Ấn Độ hiện đang phải thắt chặt các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh do số ca nhiễm mới tăng nhanh, trên 50.000/ngày.
Tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore, tình hình cũng tương tự Ấn Độ – có dấu hiệu phục hồi nhất định, tuy nhiên tốc độ chậm và hiện nhu cầu vẫn thấp hơn nhiều so với trước đại dịch Covid-19, đặc biệt đối với nhiên liệu hàng không.
Giá dầu thế giới giảm trong phiên giao dịch 22/7
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch 22/7 sau khi sau số liệu cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng trong tuần qua và căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.
Đổ xăng cho phương tiện ở Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Khép phiên này, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 9/2020 đã giảm 2 xu Mỹ xuống 41,90 USD/thùng tại New York, trong khi giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn cũng giảm 3 xu Mỹ xuống 44,29 USD/thùng tại London.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 22/7 công bố dự trữ dầu thô của nước này đã tăng 4,9 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 17/7, trong khi các nhà phân tích do S&P Global Platts thăm dò lại dự báo giảm 1,9 triệu thùng. Ở mức 536,6 triệu thùng, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng khoảng 19% so với mức cùng kỳ 5 năm trước.
Chuyên gia Stephen Brennock của hãng môi giới dầu mỏ PVM cho rằng, những lo ngại về nguồn cung quá mức của Mỹ đã tác động xấu đến thị trường dầu mỏ. Bên cạnh đó, việc Mỹ chưa thể khống chế được sự lây lan của đại dịch COVID-19 cũng đang làm suy yếu triển vọng nhu cầu năng lượng ở nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Các chuyên gia nhận định căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến cách Bắc Kinh giải quyết đại dịch COVID-19 cũng như những bất đồng về các vấn đề địa chính trị khác cũng đang gây áp lực lên giá dầu.
Thời kỳ đen tối của giá dầu Các nhà sản xuất dầu thô vừa rơi vào cảnh "khóc dở mếu dở" sau khi giá dầu thế giới lần đầu trong lịch sử rơi xuống vùng âm (-37,63 USD/thùng). Những động thái nhằm "cứu" thị trường dầu mỏ khỏi bờ vực đổ vỡ đã tức tốc được đưa ra, song là những cố gắng hết sức mong manh. Thị trường dầu...