Nhu cầu camera an toàn cho thành phố thông minh rất lớn
Đại diện phía MK Group khẳng định, nhu cầu sản phẩm camera an toàn rất lớn, được ứng dụng trong mọi mặt đời sống hàng ngày, từ chính phủ điện tử, tài chính ngân hàng, thành phố thông minh.
Nhu cầu sản phẩm camera an toàn rất lớn, được ứng dụng trong mọi mặt đời sống hàng ngày, từ chính phủ điện tử, tài chính ngân hàng, thành phố thông minh.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Lumi Việt Nam cho hay, gần đây có khá nhiều thông tin người dùng bị lộ hình ảnh, phần lớn lỗi nằm phía người sử dụng vì chưa biết cách bảo mật thông tin. Thông thường, người dùng thuê bên khác lắp đặt cấu hình camera nên bên thứ ba sẽ là người tạo tài khoản với mật khẩu rất đơn giản. Khách hàng sử dụng luôn và không thay đổi mật khẩu nên việc lộ, lọt thường đến từ bên lắp đặt. Ngoài ra, một số vụ việc có thể phát sinh từ chính điện thoại của khách hàng khi mang đi sửa chữa, sang nhượng mà không xóa hết thông tin.
Quan ngại về vấn đề này, đại diện MobiFone cho biết, những hình ảnh thông tin cá nhân bị lộ lọt chủ yếu qua các vật dụng tưởng chừng “vô tri vô giác” như camera, thiết bị đang được sử dụng rất nhiều ở Việt Nam, không chỉ các hộ gia đình mà cả chính quyền. Hơn 90% camera này có xuất xứ từ Trung Quốc và đều có mã trong phần mềm để đồng bộ với máy chủ. Do đó, đối với các camera, khả năng lộ thông tin cá nhân ra bên ngoài là rất cao.
Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Tổng giám đốc Bkav cho biết: “Hiện nay trên thị trường Việt Nam và các nước khác hầu hết camera đều có xuất xứ từ Trung Quốc nên việc kiểm soát an toàn, an ninh thông tin là điều đáng phải quan tâm. Thậm chí một số dòng camera hoạt động theo cơ chế Cloud, có nghĩa là kết nối về server đặt tại Trung Quốc và người dùng ở Việt Nam phải “vòng” qua server này trước khi kết nối vào camera của mình”.
Theo ông Nguyễn Minh Đức, CEO Cyradar, các cơ quan nhà nước nên lựa chọn kỹ hơn khi sử dụng camera, không nên dùng loại camera lưu trữ trên cloud của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn an ninh thông tin. Theo Luật An ninh mạng của Việt Nam thì không cho phép lưu trữ dữ liệu của người dùng ra bên ngoài Việt Nam.
Dưới góc nhìn của nhà sản xuất, ông Nguyễn Trọng Khang, đại diện phía MK Group cho biết, nhu cầu thị trường về các dòng sản phẩm camera an toàn, bảo mật tại Việt Nam hiện nay là rất lớn, được ứng dụng trong mọi mặt đời sống hàng ngày: Từ lĩnh vực dịch vụ công, chính phủ điện tử cho tới tài chính ngân hàng, thành phố thông minh, và dành cho cả nhóm khách hàng doanh nghiệp và Chính phủ.
Video đang HOT
Theo B&Company Vietnam, thị trường camera tại Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực với tỷ lệ tăng trưởng luỹ kế hàng năm ước đạt 8,6% trong giai đoạn 2020-2026. Số lượng camera nhập khẩu năm 2021 ước tính lên tới gần 5 triệu chiếc, về sản lượng chỉ đứng sau smartphone (). Nhu cầu về camera tại thị trường Việt Nam sẽ bùng nổ trong vài năm tới, đặc biệt khi chính phủ và các doanh nghiệp đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số.
Trước nhu cầu camera Make in Việt Nam, một liên minh mới đã được thành lập là Pavana chính thức công bố chiến lược trở thành ODM đầu tiên trong lĩnh vực camera tại Việt Nam. Theo đó, Pavana sẽ cung cấp các dịch vụ trọn gói hoặc theo yêu cầu: Từ thiết kế kiểu dáng – kết cấu, thiết kế bo mạch điện tử, phát triển phần mềm nhúng, phần mềm hệ thống, các ứng dụng cloud cho đến sản xuất hàng loạt, theo mô hình hợp tác JDM (Joint Development Manufacturing), ODM (Original Design Manufacturing), hoặc OEM (Original Equiopment Manufacturing), phục vụ mọi khách hàng từ chính phủ, doanh nghiệp, các thương hiệu camera, đơn vị cung cấp hạ tầng, dịch vụ… cho cả thị trường trong nước và quốc tế.
Ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm Việt Nam, Lào, Campuchia cho biết: “Tôi đánh giá cao chiến lược phát triển của Pavana. Hướng đi này giúp Pavana tận dụng tối đa lợi thế về hệ sinh thái của mình và kết hợp với việc phát huy năng lực R&D của đội ngũ kỹ sư người Việt Nam tại công ty. Đây là một hướng đi rất khác biệt và là cơ hội để tạo ra những dòng sản phẩm AI camera “Make in Vietnam” với các công nghệ hàng đầu, có sức cạnh tranh cao”.
Pavana cũng đã ký kết hợp tác với nhiều đối tác lớn như: MK Group, Lumi, Qualcomm… để phát triển, sản xuất và đưa ra thị trường dòng sản phẩm AI camera cho thị trường. MK Group hiện nay đang là tập đoàn số một Việt Nam trong lĩnh vực bảo mật số và thẻ thông minh với mạng lưới khách hàng rộng khắp từ các cơ quan chính phủ cho tới các tổ chức tài chính và doanh nghiệp ICT. Hai bên sẽ hợp tác phát triển sản phẩm camera chuyên dụng, tích hợp công nghệ sinh trắc học và bảo mật do MK Group cung cấp, tạo ra sản phẩm hướng tới nhóm khách hàng doanh nghiệp và Chính phủ.
Mỗi ngày có hơn 23 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam
Theo thống kê, trong 10 tháng đầu năm nay, đã có 7.249 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Như vậy, trung bình mỗi ngày các hệ thống thông tin trong nước phải hứng chịu hơn 23 sự cố.
Hơn 7.200 sự cố tấn công mạng trong 10 tháng
Đánh giá về tình hình thực hiện Nghị quyết 17 của Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử trong tháng 10, Bộ TT&TT cho biết, thời gian qua, công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử tiếp tục được đẩy mạnh.
Cụ thể, trong tháng 10/2021, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Bộ TT&TT đã ghi nhận 1.093 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, tăng 1,77% so với tháng 9 và tăng 42,13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet (mạng máy tính ma - PV) trong tháng 10 đã giảm 11,32% so với tháng 9 và giảm 26,93% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, hệ thống của NCSC cũng ghi nhận, 9 tháng đầu năm nay, có 6.156 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, tăng 30,15% so với cùng kỳ 9 tháng đầu năm 2020. Như vậy, tính chung 10 tháng đầu năm nay, tổng số cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam là 7.249 cuộc.
Tháng 10/2021, trong khi số sự cố tấn công mạng tăng 1,77% so với tháng 9 thì số địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng botnet lại giảm 11,32%
Trao đổi tại hội thảo chuyên đề "An toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số" mới đây, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, cùng với sự gia tăng hoạt động của người dùng trên không gian mạng, trong 2 năm gần đây, đã bùng nổ tấn công lừa đảo nhắm trực tiếp vào người dùng Internet Việt Nam, đặc biệt là những người dùng các dịch vụ tài chính, bảo hiểm...
Theo ghi nhận từ hệ thống Viettel Cyber Security, số lượng tên miền lừa đảo trong năm 2021 tăng hơn nhiều so với các năm trước, trung bình khoảng 600 - 700 tên miền lừa đảo hàng quý, nghĩa là cứ mỗi 1 ngày trung bình có 5 - 10 website lừa đảo nhắm vào người dùng Internet Việt Nam được xây dựng.
Cũng trong năm nay, có gần 100 triệu hồ sơ dữ liệu bị khai thác, lộ lọt. Ngành chịu ảnh hưởng lớn nhất là dịch vụ viễn thông với 23 triệu hồ sơ bị rò rỉ. Đặc biệt, hơn 100 nghìn tài khoản và mật khẩu trong hệ thống nội bộ trọng yếu của các tổ chức, doanh nghiệp bị đưa lên không gian mạng.
"Càng ngày càng xuất hiện nhiều cuộc tấn công có chủ đích, tuy nhiên thời gian phản ứng trung bình của tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam quá lâu (khoảng 27 ngày), gây nên sự mất an toàn cho hệ thống. Cùng với đó, xuất hiện nhiều lỗ hổng nghiêm trọng trong hệ thống trọng yếu của các tổ chức, doanh nghiệp bị kẻ xấu lợi dụng tấn công xâm nhập gây rủi ro cho người dùng", đại diện Viettel Cyber Security nhận định.
Thay đổi tư duy về bảo đảm an toàn thông tin mạng
Các chuyên gia cho rằng, khi thực hiện chuyển đổi số, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trước tiên cần nhận thức rõ những rủi ro, thách thức về an toàn, bảo mật mà đơn vị mình sẽ phải đối mặt. Cùng với đó, các tổ chức, doanh nghiệp phải thay đổi tư duy: Thay vì coi bị tấn công là kém, bị tấn công là tội; thì cần coi bị tấn công và phát hiện sớm là tốt, bị tấn công và kịp thời khắc phục sự cố là tốt, bị tấn công và kịp thời rút kinh nghiệm để chia sẻ, cảnh báo cho người khác không bị tấn công một cách tương tự là tốt.
Tư duy mới về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong kỷ nguyên số từng được Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng chia sẻ với lãnh đạo các Sở TT&TT tại hội nghị trực tuyến "Nâng cao năng lực quản lý và thực thi triển khai chuyển đổi số và an toàn thông tin mạng tại địa phương" hồi giữa tháng 5.
Tỷ lệ bộ, ngành, địa phương triển khai bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp đã nâng từ mức 0% của các năm 2018, 2019 lên đạt 100% từ tháng 12/2020.
Nhấn mạnh quan điểm chuyển đổi số và an toàn, an ninh mạng là 2 mặt của 1 xu hướng phát triển tất yếu, Thứ trưởng cho hay: Yêu cầu đặt ra là phải chuyển đổi nhanh, bền vững, đồng thời bảo đảm an toàn, an ninh mạng. An toàn, an ninh mạng là cái phanh, không phải để dừng cái xe chuyển đổi số lại mà là để giúp người lái xe yên tâm nhấn ga đi nhanh hơn.
Cùng với mong muốn các Sở TT&TT tỉnh, thành phố cùng Bộ thuyết phục các cấp lãnh đạo cho phép thay đổi tư duy về đảm bảo an toàn thông tin mạng, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đề nghị các cơ quan, đơn vị xác định đâu là những hệ thống thông tin phải tuyệt đối bảo đảm an toàn, an ninh mạng bằng mọi giá, đâu là những hệ thống thông tin mà chúng ta bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo hình thức quản trị rủi ro.
Trong phát biểu khai mạc Vietnam Security Summit 2021, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chỉ rõ, mục tiêu quan trọng nhất là bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các tổ chức, cá nhân, cho người dân. An toàn thông tin mạng giờ đây là câu chuyện của mọi người. Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ triển khai chiến dịch phổ cập các dịch vụ an toàn thông tin mạng cơ bản cho người dân.
Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tăng cường công tác giám sát, chủ động rà quét trên không gian mạng Việt Nam, đánh giá, thống kê và tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo để người dùng biết và phòng tránh.
Các cuộc tấn công mạng tự động và AI sẽ gia tăng trong tương lai Theo các chuyên gia, các cuộc tấn công mạng sẽ gia tăng không ngừng và trong tương lai sẽ là các cuộc tấn công tự động, tấn công dựa trên công nghệ AI. Đám mây gia tăng rủi ro an ninh mạng Phiên hội thảo chuyên đề "Xu hướng và giải pháp an toàn thông tin mạng cho điện toán đám mây" diễn...