Nhộn nhịp phiên chợ vùng biên ngày cuối năm
Chợ phiên Thông Huề, thuộc xã Thông Huề (Trùng Khánh, Cao Bằng) họp vào các ngày 2 và 7 trong tháng. Dù có chút se lạnh nhưng tại phiên chợ cuối cùng trong năm (27 tháng Chạp), không khí tết đã rộn ràng, nhộn nhịp khắp nơi trên mảnh đất biên cương.
Trong cái rét đặc trưng của buổi sớm cuối năm, khi những hạt mưa xuân còn lất phất bay rơi trên những cành cây, mái nhà cũng là lúc nhà nhà, người người đều tất bật quang gánh đi chợ tết. Ai cũng muốn có mặt tại chợ từ rất sớm để sắm cho mình những thứ tươi nhất, ngon nhất dùng trong dịp tết này.
Từ sáng sớm, chợ Thông Huề đã tấp nập hẳn, khắp mọi ngóc ngách chợ phiên đều chật ních kẻ bán người mua. Không như các phiên chợ bình thường khác, ngoài những mặt hàng phục vụ sinh hoạt hàng ngày còn có những mặt hàng đặc trưng chỉ có trong chợ tết.
Phiên chợ vùng biên cuối năm tấp nập bán mua.
Bà Nguyễn Thị Phương, người dân tại thôn Sộc Riêng đi chợ vẫn không quên mang theo chiếc đèn pin bên mình. Bà Phương cho biết: “Sáng nay, tôi phải thức dậy từ lúc 4 giờ sáng để đèo xe máy đưa gánh rau xanh ra chợ. Ai cũng đi chợ từ rất sớm nên chúng tôi cũng phải có mặt để mong bán được nhiều hàng hơn. Vì chợ tết nên nhiều người muốn chọn được những con gà, vịt béo, miếng thịt lợn để trưng lên bàn thờ ngon nhất. Hi vọng phiên chợ cuối này sẽ bán được nhiều hơn, sắm được một cái tết tươm tất hơn, đầy đủhơn”.
Mặt hàng được bày bán tại phiên chợ cuối cùng của năm đều là những mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán. Để có được một chỗ ngồi ở chợ, từ mấy hôm trước, những ai có hàng hóa đều đã tự ra chợ dùng đòn gánh, bạt… để “chiếm” chỗ. Thành thông lệ, hễ có người đã giữ chỗ trước thì mọi người sẽ không ai tranh.
Bà con ra chợ chủ yếu là người Tày, Nùng bản địa và có một số rất ít các dân tộc khác như Nùng an, Dao…
Tất bật và rộn ràng.
Video đang HOT
Anh Triệu Văn Tài, ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) cho biết, anh sống cách chợ khoảng 20km nên phải thức dậy từ lúc 3 giờ sáng để chuẩn bị đi chợ. Mỗi chợ phiên chỉ có một xe ô tô chở hàng vào nên ai cũng tranh thủ sợ lỡ mất hàng. Người Nùng an ở xã Phúc Sen có uy tín với những mặt hàng thủ công như dao, cuốc, hương, giấy bản (giấy rơm – vốnđược bà con dùng làm vàng mã để hóa vàng trong những ngày tết).
Chị Nguyễn Thị Thanh Phương, người dân xã Thông Huề, cho biết, chợphiên năm nay cũng khác hơn so với mọi năm, các mặt hàng phong phú và đa dạng hơn. Trước đây, đa số các mặt hàng đều do bà con tự cung tự cấp.Nay đường đi thuận tiện nên bà con mở rộng, giao lưu buôn bán. Từ đó có nhiều mặt hàng hơn, việc sắm tết cũng thoải mái hơn do cuộc sống cũng khá đầy đủ. Năm nay người dân vùng biên cương đã sắm tết được nhiều hơn, hy vọng nhà nhà sẽ đón một cái xuân ấm cúng và hạnh phúc.
Quố c Cư ờng – Xuân Thái
Theo Dantri
Thú vị dạo chợ quê ngày Tết
Ngày Tết Nguyên đán đang đến rất gần, nhiều phiên chợ quê họp những ngày giáp Tết diễn ra nhộn nhịp, tấp nập người mua kẻ bán. Chợ quê bày bán nhiều mặt hàng từ nhỏ đến lớn và lưu giữ những nét văn hóa rất riêng của người Việt.
Chuối xanh đắt hàng trong phiên chợ Tết
Những phiên chợ quê vẫn còn lưu giữ được những nét đẹp rất xưa trong truyền thông văn hóa dân tộc. Vào những ngày cuối năm, được đi một phiên chợ quê mới cảm nhận hết được không khí xuân đang về.
Các bà, các chị vẫn quẩy trên vai đôi quang gánh, chất đầy hàng sau xe để đến chợ. Các mặt hàng được bán chủ yếu phần lớn là của nhà làm được là cây chổi, bó rau, nải chuối chưa kịp chín...
Chợ quê những ngày giáp Tết càng đông vui. Ngoài những mặt hàng ngày thường, đi chợ vào những ngày này thấy đâu đâu cũng bày bán lá dong, lạt, cây quất, cành đào. Không khí Tết làm cả khu chợ quê rộn ràng, vui tươi hơn những ngày thường.
Khi trời mới tờ mờ sáng, những người bán hàng đến chợ, bày biện hàng hóa. Còn những người đi chợ cũng đến từ rất sớm để tìm mua thực phẩm tươi ngon. Phiên chợ quê ngày Tết thường họp đến đầu giờ chiều hoặc buổi sáng, nếu càng vào những ngày giáp Tết, chợ sẽ họp cả ngày. Mọi người đi chợ để sắm Tết, tìm mua cho gia đình những vật dụng, thực phẩm cần thiết. Có người đến chợ chỉ để tìm mua được một cành đào, có người chỉ đi dạo chơi nhưng quan trọng là tìm lại không khí Tết của phiên chợ quê.
Các bà, các mẹ đi chợ tất bật tìm mua cho đủ những thứ cần thiết, còn những đứa trẻ thì háo hức để đợi được mua quần áo mới. Cho đến bây giờ, với những đứa trẻ quê, Tết là vui mừng vì có được một bộ quần áo đẹp, được mặc đi chúc Tết, chơi xuân và có dịp khoe với chúng bạn.
Chị Nguyễn Thị Thu (35 tuổi, xã Minh Thành, Yên Thành, Nghệ An) vừa bán xong xe chè vội chạy vào hàng quần áo. Chị chia sẻ: "Hôm nay chị bán hết xe chè sớm hơn ngày thường, bây giờ mới có ít tiền mua cho ba đứa con bộ quần áo mặc Tết và bố nó đôi giày đi cho ấm".
Bà Phan Thị Lý (54 tuổi, Quan Thành, Yên Thành) đạp xe 30 cây số xuống chợ Dinh, Hợp Thành bày bán 3 chú chó con từ sáng sớm. Bà cho biết: "Phiên chợ này 9 ngày mới mở một lần, đây là phiên chợ lớn nhất của huyện Yên Thành, khách từ các xã, huyện lân cận đi chợ rất đông. Đợt này trong nhà có ba chú chó con mà ăn nhiều quá nên bán lấy ít tiền sắm Tết. Tết gần đến nơi rồi mà chưa sắm được chi. Bán ba chú chó này thì mới có tiền sắm Tết!".
Về quê đi chợ ngày Tết, nhiều người xa quê tìm lại biết bao nhiêu thứ để nhớ. Nhớ lại ngày nhỏ được mẹ mua cho kẹo mật, bánh nếp, bánh kê thơm phưng phức...Những lần đi chợ với mẹ hay cùng lũ bạn mải mê ngắm những chùm bóng bay đủ màu sắc tung bay trên bầu trời rồi quên cả đường về nhà.
Chợ Tết còn có hương rất riêng của ngày Tết, đó là mùi của hoa quả ngày Tết, mùi của hương trầm ngào ngạt, mùi của lá dong, mùi gừng sả phảng phất đâu đó...
Chợ Tết, nhiều người như tìm về những kỷ niệm xưa, với nét văn hóa đã ăn sâu vào ký ức của mỗi người, nó là nơi thể hiện một phần đời sống của người dân. Nhiều mặt hàng quen thuộc với đời sống nông dân bày bán ở chợ quê ngày cuối năm vừa cho ta thấy những nét đẹp xưa cũ của dân tộc.
Hình ảnh phiên chợ quê ngày Tết tại Yên Thành - Nghệ An:
Lá dong...
Ống giang làm dây lạt gói bánh chưng là những mặt hàng không thể thiếu trong phiên chợ Tết
Hành kiệu
Không khí chợ quê ngày Tết tấp nập
Sau khi mua chiếc chậu mới, người dân đem đến ông thợ dán thêm một miếng đế để dùng bền hơn, mỗi chiếc giá từ 8.000-10.000 đồng
Để có tiền tiêu Tết, nhiều người đem bán những chú chó
Khu vực bán trống, cồng chiêng của làng nghề truyền thống Diễn Hoàng, huyện Diễn Châu thu hút khách hàng
Cánh đàn ông thử thuốc lào
Cuối năm, nhiều người đem hấp nhuộm lại quần áo để lấy may mắn cho năm mới.
Tâm Nhi - Hồ Hà
Theo Dantri
Đêm "hẹn hò" ở hồ Gươm Những ngày cuối tháng Chạp, quanh hồ Gươm rực sáng lung linh ánh đèn khi trời tối. Trong tiết trời se lạnh của ngày cuối năm, từng đôi nhân tình nắm tay nhau đi dạo trên "đường hoa" quanh bờ hồ, đâu đó bắt gặp khung cảnh âu yếm đầy lãng mạn. Những ngày cuối tháng Chạp, quanh hồ Gươm rực sáng lung...