Nhóm tin tặc khét tiếng thế giới tuyên bố ra mắt tiền ảo riêng
Nhóm hacker nổi tiếng Anonymous vừa thông báo sẽ ra mắt đồng tiền ảo có tên gọi AnonGate.
Nhóm tin tặc Anonymous đã tuyên bố tạo ra đồng tiền kỹ thuật số riêng vì mục đích lan tỏa thông tin ở thế giới ngầm.
Thông báo trên fanpage, nhóm tin tặc Anonymous cho biết, sẽ xây dựng đồng tiền ảo AnonGate như một cánh cửa đưa người dùng đến thế giới ngầm, mà được nhóm gọi là Tổ chức tự chủ phi tập trung hóa (DAO).
Nhóm hứa hẹn rằng, người tham gia khi chia sẻ thông tin hữu ích sẽ nhận được phần thưởng là đồng AnonGate. Ngoài ra, những người giữ đồng này cũng sẽ nhận được phần thưởng trong mạng lưới, ám chỉ việc AnonGate sẽ sử dụng thuật toán bằng chứng cổ phần (Proof-of-Stake) thay vì bằng chứng công việc (Proof-of-Work).
Trong thông báo mới nhất, nhóm này cho biết thêm, họ đang xây dựng một ứng dụng mạng xã hội để làm tài nguyên cho các nhà báo tìm kiếm sự thật trên khắp thế giới. Người viết bài khi chia sẻ các mẹo vặt hữu ích hoặc thông tin rò rỉ quan trọng sẽ nhận được phần thưởng là đồng AnonGate.
Anonymous cho biết, một khi ứng dụng này được hoàn thành, các bước cuối cùng sẽ là phi tập trung hóa và cho phép cộng đồng chiếm quyền sở hữu.
Video đang HOT
Một số đồng tiền ảo ăn theo đã tranh thủ dịp này mọc lên để đánh lừa người mua.
Mặc dù chưa rõ khi nào AnonGate sẽ ra mắt, trên các sàn giao dịch phi tập trung (DeFi), các đồng tiền ảo cùng tên đã mau chóng xuất hiện. Bởi bất kỳ ai cũng có thể tạo ra token với tên gọi bất kỳ trùng nhau để đánh lừa người mua, dẫn đến nhà đầu tư có thể mất trắng tiền nếu mua phải các ‘coin rác’ này.
Anonymous là tổ chức tin tặc khét tiếng nhất thế giới với trụ sở hoạt động và đầu não không xác định, do nhóm này hoạt động theo phương thức ngang hàng. Nhóm thường phát động các chiến dịch tấn công vì mục tiêu công lý và chính trị, đôi khi lại nhắm vào các công ty công nghệ lớn như PayPal, Sony, Visa…
Lợi thế của Ethereum trước Bitcoin
Ether được ví như smartphone với nhiều ứng dụng cho người dùng, trong khi Bitcoin được mô tả như máy tính số bỏ túi và không có nhiều tác dụng.
Ether (ETH), loại tiền ảo lớn thứ hai thế giới, đang giành sự chú ý của người chơi khỏi Bitcoin. Đồng tiền này vừa lập kỷ lục khi vượt mức 4.000 USD đổi một ETH hôm 10/5, đánh giá mức tăng giá trị hơn 450% từ đầu năm 2021.
Con số này không gây sốc như mức tăng 11.000% của Dogecoin, nhưng giới phân tích cho rằng ETH có thể trở thành nền tảng quan trọng với nhiều lĩnh vực trong tương lai, thay vì chỉ là một trò đùa như đồng tiền ảo lấy biểu tượng chó shiba.
Ether là đồng tiền xây dựng trên Ethereum, nền tảng blockchain mã nguồn mở được thành lập năm 2013 bởi lập trình viên Vitalik Buterin và nhiều doanh nhân trong lĩnh vực tiền ảo. Nhiều người trong số này từng tham gia nền tảng Bitcoin trước đó.
Đồng tiền mô phỏng cho Ethereum.
Buterin cho rằng Bitcoin bị giới hạn quá nhiều về tính năng. Anh so sánh nó với máy tính số bỏ túi có khả năng "làm tốt một nhiệm vụ duy nhất", trong khi Ethereum được ví là smartphone với hàng loạt ứng dụng khác biệt cho người dùng.
Đây được coi là lợi thế chính của Ethereum. Nó được xây dựng trên công nghệ blockchain, về cơ bản là mạng lưới máy tính chuyên ghi lại các giao dịch tiền ảo. Tuy nhiên, khác với Bitcoin, các nhà phát triển có thể xây dựng ứng dụng trên nền tảng Ethereum.
"Ethereum là blockchain được tích hợp ngôn ngữ lập trình, cũng là cách hợp lý nhất để xây dựng một nền tảng có thể dùng trong nhiều ứng dụng khác nhau", Buterin nói.
Mạng lưới Ethereum sử dụng hợp đồng thông minh (SC), chương trình máy tính được viết bởi một ngôn ngữ lập trình để thực hiện những chỉ lệnh có sẵn và vận hành trên blockchain. Chúng đứng sau những ứng dụng phân tán (dapps), tương tự ứng dụng chạy trên Android hoặc iOS, điểm khác biệt là chúng không thuộc quyền quản lý của công ty hay chính quyền đơn lẻ.
Hoạt động trên mạng lưới Ethereum gần đây tăng mạnh nhờ sự phổ biển của NFT (Non-fungible token), chuỗi mã đại diện cho các vật phẩm và sử dụng công nghệ blockchain. Nhiều loại NFT hiện nay chạy trên Ethereum.
Để so sánh, Bitcoin là mạng lưới thanh toán dùng để giao dịch giữa hai người ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Hiện nay Bitcoin chủ yếu được dùng như tài sản đầu tư. Trong khi đó, Ethereum đặt mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng ảo hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào bất kỳ chính quyền nào.
Một trong những xu thế lớn trong Ethereum hiện nay là tài chính phi tập trung, mô tả những sản phẩm tài chính truyền thống như vay nợ và thế chấp dùng công nghệ blockchain. Trong trường hợp này, blockchain thay thế trung gian như ngân hàng và lưu lại mọi diễn biến trong mạng lưới.
Sở hữu nhiều ưu điểm, nhưng Ethereum cũng không hoàn hảo. Hồi năm 2017, sự phổ biến của trò chơi CrytoKitties khiến mạng lướ Ethereum bị nghẽn nặng, làm chậm quá trình giao dịch và khiến nhà phát triển game tăng phí dịch vụ.
Khả năng mở rộng là một trong những vấn đề lớn nhất với Ethereum hiện nay. Nó đang vận hành theo phương thức bằng chứng công việc (PoW), tương đồng với Bitcoin. Điều này cho phép các thợ đào tiền ảo sử dụng máy tính để giải những bài toán phức tạp nhằm xác thực giao dịch, đồng thời gây ra hàng loạt chỉ trích khi nhiều người cho rằng mạng lưới tiền ảo dùng PoW đang tiêu thụ quá nhiều năng lượng.
Ethereum đang chuẩn bị cho đợt nâng cấp đầy tham vọng mang tên Ethereum 2.0, trong đó, mạng lưới sẽ chuyển sang phương thức bằng chứng cổ phần (PoS), trong đó dựa vào những người đã nắm giữ tiền ảo để xử lý những giao dịch mới.
Các nhà đầu tư tiền ảo cho rằng đợt nâng cấp này sẽ giúp mạng lưới Ethereum mở rộng quy mô, xử lý được nhiều giao dịch trong thời gian ngắn hơn, cũng như hỗ trợ các ứng dụng với hàng triệu người dùng. Dù vậy, nó cũng có thể dẫn tới giá trị quy đổi leo thang chóng mặt trong thời gian ngắn, khi ngày càng nhiều đồng ETH được tích trữ để chuẩn bị cho Ethereum 2.0. Về lý thuyết, điều này sẽ giới hạn nguồn cung ETH.
Một số chuyên gia vẫn tỏ ra hoài nghi về tiền ảo như Bitcoin và Ether, đề cập tới bong bóng tiền ảo được thổi phồng năm 2017 khi mỗi đồng Bitcoin chạm ngưỡng 20.000 USD, trước khi lao dốc xuống còn hơn 3.000 USD sau đó một năm. Vấn đề này có thể thay đổi khi những nhà đầu tư chuyên nghiệp chú ý nhiều hơn đến tiền ảo.
Nhóm tin tặc lên tiếng sau vụ hack rúng động ngành năng lượng Mỹ Vụ tấn công mạng vào đơn vị vận hành hệ thống dẫn nhiên liệu lớn nhất nước Mỹ có thể gây hậu quả nghiêm trọng, khiến các loại khí đốt như xăng tăng giá. Ngày 10/5, DarkSide, nhóm tin tặc được cho đứng sau vụ tấn công Colonial Pipeline, công ty vận hành đường ống dẫn nhiên liệu tinh luyện lớn nhất nước...