Nhóm thợ từ Quảng Nam ra Đà Nẵng sửa xe máy miễn phí cho dân vùng ngập
Biết tin Đà Nẵng hứng chịu trận ngập lụt lịch sử, nhiều nhóm thợ lành nghề từ Nông Sơn, Thăng Bình ( Quảng Nam) quyết định lập đội sửa xe miễn phí cho người dân.
Ngày 16-10, khuôn viên trường mầm non Cô Tiên Xanh (459 Tôn Đức Thắng, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) tấp nập người, xe.
Bên trong, nhóm thợ sửa xe đến từ huyện miền núi Nông Sơn tổ chức sửa miễn phí cho người dân có xe máy bị ngập trong đợt mưa ngập lịch sử vừa qua.
Hàng loạt xe máy bị đóng chặt bùn non sau trận mưa ngập lịch sử Đà Nẵng
Em Nguyễn Cường (17 tuổi, quê huyện Thăng Bình, Quảng Nam) cho hay mình thuê trọ ở đường Mẹ Suốt (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu). Đêm 14-10, nước lũ dâng lên ngập lút cả xe máy.
Sáng nay, xe không thể nổ máy, biết tin có nhóm thợ sửa xe miễn phí từ Nông Sơn ra hỗ trợ nên Cường vội dắt xe đến sửa. “Các tiệm sửa xe đều từ chối nhận xe vì qua đông. May mắn có các anh ở đây hỗ trợ sửa chứ không em chẳng biết xe đâu đi làm” – em Cường cảm kích.
Nhận xe của Cường, anh Nguyễn Nho Hậu (quê xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, thành viên nhóm thợ sửa xe) lập tức “bắt bệnh”, xác định xe thủy kích cả động cơ lẫn bình xăng. Sau đó, anh Hậu cùng một thợ phụ hút nhớt, hút xăng bẩn trong bình, thay lọc gió… cho xe. Mất hơn nửa tiếng, xe máy của Cường đã nổ máy trở lại.
Anh Nguyễn Nho Hậu (áo đen) “bắt bệnh” cho một chiếc xe không nổ máy
Anh Trần Văn Được (trú xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, Quảng Nam) cùng đồng nghiệp ra Đà Nẵng sửa xe miễn phí cho người dân vùng ngập lụt
“Nghe tin Đà Nẵng ngập nặng, xe máy của người dân địa phương, sinh viên và dân lao động bị ngập, hư hỏng rất nhiều, các anh em thợ sửa xe ở Nông Sơn rủ nhau ra hỗ trợ bà con. Nhóm khoảng 20 thành viên chia làm 2 nhóm để hỗ trợ người dân kịp thời hơn. Tất cả xe đều được sửa miễn phí. Nếu phải thay thế phụ tùng thì chủ xe sẽ chịu chi phí đó. Giá phụ tùng đúng với giá từ cửa hàng bán ra, anh em không thu tiền chênh lệch” – anh Hậu nói.
Video đang HOT
Theo anh Nguyễn Nho Hậu, các anh em tự lo chi phí đi lại, phí ăn ở, không nhận bất cứ chi phí nào từ bên ngoài. Từ trưa 15-10 đến gần trưa 16-10, đội thợ này đã sửa chữa cho hàng trăm xe máy. Ngoài điểm sửa xe tại Trường Đại học Sư phạm, anh em thợ sửa xe máy Nông Sơn còn mở điểm sửa xe miễn phí tại 65 Đà Sơn (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng).
Cạnh đó, nhiều thợ sửa xe lành nghề tại huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cũng rủ nhau ra Đà Nẵng để sửa xe miễn phí tại cho bà con Đà Nẵng, sửa xe tại đầu đường Yên Thế (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng). Tất cả đều không lấy tiền công, chủ yếu hỗ trợ người dân khó khăn vì mưa lụt.
Các thành viên đội SOS Đại học Đông Á hỗ trợ người dân, sinh viên sửa xe miễn phí
Thống kê ban đầu, toàn Đà Nẵng có hơn 15.000 xe máy bị ngập nước, hư hỏng
Còn tại trường Đại học Đông Á, từ chiều 14-10, rất đông sinh viên dắt xe máy bị hư do ngập nước đến để được Đội SOS (Đoàn trường ĐH Đông Á) sửa chữa miễn phí. Đoàn trường ĐH Đông Á đã triển khai 3 đội hình phản ứng nhanh đến các khu vực nhà trọ có đông sinh viên lưu trú để hỗ trợ sửa xe.
Khoảng 30 đoàn viên thanh niên tỏa đi các điểm khu trọ: đường Cống Quỳnh, đường Tôn Đản và đường Nguyễn Dữ (quận Cẩm Lệ), vừa hỗ trợ sinh viên kê lại đồ đạc, vừa “giải cứu” xe máy sau một đêm ngập nước.
Theo báo cáo thiệt hại ban đầu, toàn Đà Nẵng có đến hơn 15.000 xe máy bị thiệt hại do trận mưa lịch sử. Từ ngày 15-10, các tiệm sửa xe máy tại thành phố luôn trong tình trạng quá tải, kẹt cứng người dân đi sửa xe vì bị thủy kích.
"Hẹn ngày mai, anh về phép thăm em" nhưng gần 50 năm sau vợ chồng mới được gặp lại nhau
Suốt gần nửa thế kỷ sau lời hẹn ước, đôi vợ chồng mới gặp lại nhau, các con mới gặp lại cha nhưng niềm vui chẳng còn trọn vẹn.
"Em về Sài Gòn, anh ở đây vắng bóng
Em đi anh buồn, thương nhớ nhau
Em nhớ giữ vẹn lời thề
Ngày mai anh về phép thăm em!"
Đó là lời hẹn ước ông Nguyễn Minh Tú (SN 1930, ngụ ở thôn Phước Hà Bình Phú, Thăng Bình, Quảng Nam) gửi cho hậu phương của mình là bà Nguyễn Thị Loan (1942, Trảng Bom, Đồng Nai) trước khi cả hai có cuộc chia ly suốt gần 50 năm dài đằng đẵng, tưởng như sẽ không bao giờ gặp lại.
Hạnh phúc vỡ tan không một câu báo trước, không một lời giải thích
Năm 1956, ông Tú vào Sài Gòn lập nghiệp. Hai năm sau, ông bị chính quyền chế độ cũ bắt đi lính. Trong thời gian đóng quân ở Bến Cát, Bình Dương ông phải lòng cô thiếu nữ Nguyễn Thị Loan ở Trảng Bom. Đến năm 1960, cả hai nên duyên vợ chồng, rồi lần lượt sinh được 3 người con trai.
Trong 2 năm từ 1968-1970, chiến trường miền Trung vô cùng khốc liệt bom đạn rải khắp nơi suốt ngày đêm. Những cuộc giao tranh nổ ra triền miên, ông Tú buộc phải đưa ra quyết định đưa vợ con về lại Biên Hòa để bảo đảm an toàn. Sau đó, bà Loan dắt díu các con vào Nam. Thời gian này, ông Tú mỗi năm vào thăm vợ con 1 lần, được hai lần thì ông bị thương phải nằm trong bệnh viện Huế.
Ông Tú cũng không ngờ từ ngày bị thương vào năm 1972, mọi liên lạc với vợ con bị cắt đứt, khiến gia đình rơi vào cảnh ly tán suốt gần nửa thế kỷ. " Tháng 8/1974, tôi được lệnh bị thương không làm được việc nặng thì làm việc nhẹ nên được đưa đi học và công tác ở phân chi khu cho đến ngày giải phóng. Hồi đó, thực tế là quá khó khăn tôi không có phương tiện để tìm kiếm, có vài lần về lại nơi cũ vợ con từng sinh sống nhưng không tìm được".
Đến khi mọi hy vọng tìm kiếm dường như đã tắt lịm, ông Tú được một người phụ nữ cùng quê chủ động làm quen. Thấy cô gái có tình cảm sâu nặng với mình, ông Tú không nỡ chối từ. Sau đó, cả hai xây dựng gia đình mới ở Quảng Nam và sinh được thêm 3 người con.
Thời bao cấp thiếu ăn, ông Tú tập trung lo cho 3 người con của người vợ sau nên không có điều kiện đi tìm vợ trước. Nhưng tâm trí của người đàn ông vẫn đau đáu nhớ về người vợ cũ và các con đã thất lạc.
Mãi đến năm 1997 ông Tú mới có điều kiện để bắt đầu hành trình tìm kiếm. Người cha gần 70 tuổi tận dụng từng chút thời gian ít ỏi vào Nam để lần nò tung tích của vợ con. Nhưng khi tìm về ngôi nhà cũ đã không còn, người thân của bà Loan người mất, người cũng chuyển đến nơi khác sinh sống.
Cuộc hội ngộ ngược đường, gần 50 năm sau mới gặp lại
Dù buồn vì chồng sống bên cạnh mình nhưng lúc nào cũng đau đáu nghĩ về người vợ đầu nhưng người vợ sau của ông Tú rất thông cảm và còn động viên. Để bà khỏi chạnh lòng, ông đành tìm kiếm trong bí mật nhưng bất thành. Mãi đến năm 2007, sau khi đã mãn tang người vợ thứ hai ông Tú mới tập trung hết sức lực vào công cuộc tìm vợ con.
Suốt 8 năm trời, ông Tú cứ dành dụm được chút tiền lại khăn gói bắt xe vào Nam, lang thang khắp chợ Bến Thành, tìm kiếm những người quen cũ mong sao có chút thông tin về bà Loan và các con.
Hành trang của ông là ít thông tin và bức ảnh bạc màu chụp cả gia đình vào năm 1969 trước khi chia tay. Có hai tấm bà Loan giữ 1, ông Tú giữ 1. Cả hai đều ghi chung lời hẹn ước và ước nguyện hạnh phúc bên nhau mãi trọn đời.
Lời hẹn ước của ông Tú và bà Loan viết sau tấm ảnh ngày 9/4/1969
Trong khi đó, hàng chục năm không thấy ông Tú quay lại thăm, bà Loan ngỡ chồng đã chết trận. Vài năm sau bà cùng các con lần về địa chỉ cũ đi tìm chồng nhưng không ai biết ở đâu, không còn thân nhân nào ở đó nữa.
Thời điểm ấy, người phụ nữ vô cùng cơ cực, gồng gành nuôi các con khôn lớn. Sau này, bà cũng đi bước nữa và có thêm một cô con gái với người chồng sau. Dẫu vậy, bà vẫn đốc thúc các con tìm cha, tìm về cội nguồn thân tộc bên nội.
Khi cha xuôi Nam đi tìm thì ba người con của ông Tú và bà Loan lần lượt là Nguyễn Văn Tuấn (1962); Nguyễn Văn Nh. (SN 1966), Nguyễn Văn Đức (SN 1968) lại ngược về miền Trung hỏi han. Biền biệt tìm cha nhưng bất thành, những người con thất vọng quá trở về. Bốn mẹ con bà Nguyễn Thị Loan mang tấm hình chôn ở nấm mộ vọng, chọn một ngày trong tháng 11 (ngày ông Tú về thăm 4 mẹ con rồi trở về Quảng Nam trong năm 1973 làm ngày giỗ).
Thật đau lòng vì có lần hai bên đã rất gần nhau khi ông Tú về lại chợ Trảng Bom, các người con cũng xuất phát ngay gần đó để đi tìm cha nhưng chẳng có cuộc hội ngộ nào cả.
Ông Tú vui đến ngất đi khi gặp lại các con
Đến giữa năm 2014, khi xem được một cuộc hội ngộ trên tivi trong chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly", ông Tú ngay lập tức liên hệ nhờ tìm kiếm vợ con với mong mỏi được gặp lại người thân trước khi nhắm mắt xuôi tay.
Cuối năm 2015, ông tú và các con đã có cuộc đoàn tụ trong nước mắt trên sóng truyền hình. Thế nhưng, 3 người con trai thì nay chỉ còn 2.
Gần nửa thế kỷ gặp lại người xưa, bà Loan không khỏi xúc động: " Đúng là ng ười từ cõi chết trở về. Bao năm qua cứ nghĩ là ông ấy mất rồi chứ đâu ngờ có ngày trở về. Chuyện này tưởng sẽ không bao giờ có, kể tìm gặp về sớm đặng gặp con chứ giờ trễ quá Nh. mất rồi tội nghiệp lắm".
Vợ chồng chủ tiệm sửa xe đeo hàng trăm cây vàng ở Bạc Liêu Cặp đôi tiết lộ đã phải trải qua khó khăn mới có được ngày hôm nay. Vợ chồng ông Nguyễn Văn Danh và bà Trần Thị Phượng, sống tại Bạc Liêu, được chú ý bởi trên người ông bà đeo cả thảy 100 cây vàng. Trên kênh YouTube Thanh Bình BTV, công việc chính của ông Danh là sửa xe tại tiệm gia...