Nhóm thanh niên 10x giả danh Việt kiều, lừa đảo chiếm đoạt số tiền lớn
Dùng chiêu giả là người Việt Nam đang ở nước ngoài, lên mạng xã hội đặt mua hàng. Các đối tượng yêu cầu người bán truy cập vào đường link, cung cấp thông tin, mật khẩu, mã OTP của ngân hàng để nhận tiền. Tuy nhiên, sau đó tiền trong tài khoản của các nạn nhân “không cánh mà bay”.
Ngày 13-4, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an quận Long Biên, Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Cảnh Trọng (SN 2000), Trần Đức Huy (SN 2004), Hoàng Hữu Phước (SN 2004) cùng trú tại xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị để điều tra về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”. Đồng thời, tiếp tục củng cố tài liệu hồ sơ xử lý đối với các đối tượng khác.
Các đối tượng bị bắt giữ
Theo tài liệu điều tra, ngày 11-8-2020, chị P (ở quận Long Biên) đăng thông tin bán quần áo lên mạng xã hội. Ngay sau đó, xuất hiện một tài khoản facebook tên “Nguyễn Bảo Ngọc” hỏi mua hàng và đặt chuyển về huyện Thanh Oai, Hà Nội. Người này nói rằng đang ở nước ngoài nên cần số tài khoản của chị P mới chuyển được tiền. Sau đó, đối tượng gửi cho chị P một đường link yêu cầu chị P truy cập vào trang web: https://nhantienbankingworld.weebly.com để xác nhận thông tin chủ tài khoản. Chị P đã kích vào đường link này, đăng nhập tên tài khoản và mật khẩu ngân hàng.
Video đang HOT
Một lát sau có một số điện thoại lạ gọi đến cho chị P, tự nhận là người của ngân hàng thông báo tài khoản của chị P vừa nhận được tiền chuyển từ nước ngoài về, yêu cầu chị chị đọc mã OTP để xác nhận.
Do thiếu hiểu biết nên chị P đã đọc mã OTP cho đối tượng. Ngay sau đó, chị P phát hiện tài khoản ngân hàng của mình bị trừ 4 lần tiền, tổng là hơn 18,6 triệu đồng. Nghi ngờ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên chị P đã đến Cơ quan Công an trình báo sự việc.
Tiếp nhận thông tin vụ việc, Công an quận Long Biên đã triển khai lực lượng, tổ chức điều tra, truy bắt các đối tượng. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, đến tháng 3-2021, Cơ quan điều tra đã làm rõ và bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
Tại cơ quan công an, các đối tượng đã thành khẩn khai nhận sự việc. Cụ thể, Lê Cảnh Trọng quen biết Trần Đức Huy, Hoàng Hữu Phước và Trương Võ Trí Cường. Trọng thường xuyên ăn ở tại nhà nghỉ phục vụ, đi cùng các đối tượng nên biết việc 3 người này sử dụng mạng máy tính để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngay sau đó, các đối tượng đã cùng nhau thực hiện nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với chiêu đặt mua hàng trên mạng xã hội, tuy nhiên do ở nước ngoài nên cần người bán truy cập vào link lạ để xác nhận. Khi người bán truy cập, nhập các thông tin, mật khẩu, OTP tài khoản ngân hàng thì các đối tượng sẽ chuyển tiền sang các tài khoản khác để rút hoặc mua thẻ điện thoại. Với chiêu bài này, hàng loạt người dân đã bị sập bẫy của chúng.
Bị lừa tiền vì cung cấp thông tin đăng nhập MoMo
Người dùng nhận tin nhắn từ fanpage giả mạo của MoMo, sau khi cung cấp mã OTP thì bị chiếm tài khoản và mất tiền.
Gần đây trên truyền thông phản ánh việc bị lừa mất tiền trong tài khoản MoMo. Cụ thể, hôm 16/3, người dùng tên Thạch Thảo nhận được tin nhắn trúng thưởng từ một fanpage giả mạo MoMo. Sau đó, một người xưng là nhân viên MoMo gọi điện hướng dẫn đăng nhập vào đường link được gửi trước đó. Khi điền thông tin đăng nhập và cung cấp mã OTP, người này bị chiếm tài khoản. Kẻ gian sau đó đã thực hiện nạp tiền vào ví và chuyển tiền sang ví khác. Tổng số tiền bị mất là 3,5 triệu đồng.
Trả lời ICTnews, phía MoMo khẳng định không có nhân viên nào gọi điện cho khách để yêu cầu cung cấp mã OTP.
Một trường hợp mạo danh MoMo để lừa đảo.
"Ví MoMo và nhân viên công ty không bao giờ yêu cầu người dùng cung cấp mật khẩu và mã xác thực (OTP) bằng bất kỳ hình thức nào như gọi điện thoại, chat, yêu cầu nhập vào link Google Docs hay yêu cầu gửi ảnh. Bất kỳ ai yêu cầu cung cấp 2 thông tin này chắc chắn là lừa đảo", phía MoMo khuyến cáo.
Trong thời gian gần đây, nhiều đối tượng lừa đảo có hành vi mạo danh trung tâm chăm sóc khách hàng, hệ thống hoặc các tổ chức từ thiện... và sử dụng logo của doanh nghiệp nhằm tạo niềm tin để yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã xác thực (OTP) nhằm chiếm đoạt tiền của khách hàng. Để bảo đảm nhận thông tin đúng, người dùng cần kiểm tra lại bằng cách liên hệ trực tiếp tổng đài trên website chính thức của doanh nghiệp.
MoMo và nhiều ngân hàng thường xuyên cảnh báo khách hàng của mình tuyệt đối không cung cấp mã OTP. Đồng thời, không đăng nhập tài khoản và mật khẩu vào các đường link nghi ngờ.
Trong giai đoạn thanh toán điện tử phát triển mạnh, nhiều trào lưu lừa đảo đang được kẻ xấu lợi dụng. Chẳng hạn, chúng mạo danh SMS Branding của ngân hàng để nhắn tin vào số điện thoại nạn nhân, yêu cầu đăng nhập tài khoản Internet Banking để lừa đảo chiếm tài khoản.
Gần đây cũng rộ lên trào lưu gắn thẻ vào các bài viết trên Facebook để chiếm tài khoản. Hoặc chúng gắn thẻ người dùng vào các bình luận trong bài viết Facebook, sau đó yêu cầu đăng nhập nhằm đánh cắp thông tin.
Điều quan trọng nhất người dùng cần nhớ là phải giữ thông tin tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội cho riêng mình, không cung cấp cho bất kỳ ai. Luôn kiểm tra cẩn thận với các yêu cầu cung cấp thông tin.
Đã đến lúc ngân hàng bỏ SMS OTP Giải pháp thay thế việc nhận mã OTP qua SMS đã có từ lâu. Tuy vậy, nhiều người dùng vẫn quen thuộc với SMS truyền thống, vốn không còn an toàn trong thời đại số. Phương thức xác thực mã OTP qua SMS từ lâu được người dùng Việt quen thuộc và sử dụng phổ biến. Nhiều ngân hàng tại Việt Nam đang...