Nhóm nhà sản xuất iPhone kiện Qualcomm, đòi bồi thường 9 tỉ USD
Luật sư dẫn đầu của nhóm các nhà lắp ráp thiết bị cho Apple đang kiện để đòi ít nhất 9 tỉ USD tiền đền bù thiệt hại từ Qualcomm.
Ảnh: Bloomberg
Theo CNBC, các nhà sản xuất theo hợp đồng cho Apple không đàm phán giải quyết vấn đề với Qualcomm mà đang “chuẩn bị và tiến tới phiên tòa” sẽ diễn ra vào tháng 4.2019. Xung đột này là một phần của cuộc chiến pháp lý toàn cầu giữa Apple và Qualcomm, đơn vị cung cấp chip modem giúp điện thoại kết nối với mạng dữ liệu không dây.
Tuần trước, Qualcomm giành chiến thắng ban đầu trong vụ kiện Apple ở Trung Quốc, buộc Apple phải thay đổi phần mềm cho iPhone hoặc đối mặt lệnh cấm bán sáu mẫu điện thoại tại Đại lục. Cùng lúc, Qualcomm lại bị Ủy ban Thương mại Mỹ kiện tội chống độc quyền. Một thẩm phán cho biết hãng chip sẽ không thể nhắc việc Apple ngừng sử dụng chip do hãng sản xuất để dùng chip có sức cạnh tranh hơn từ Intel khi vụ việc được xét xử vào tháng sau.
Nhóm các nhà sản xuất hợp đồng cho Apple gồm Hon Hai Precision Industry, công ty mẹ của Foxconn, Pegatron, Wistron và Compal Electronics. Các doanh nghiệp bị cuốn vào tranh chấp pháp lý giữa Apple và Qualcomm năm ngoái.
Video đang HOT
Trong chuỗi cung ứng thiết bị điện tử, các nhà sản xuất hợp đồng là đơn vị mua chip của Qualcomm và trả tiền bản quyền khi họ lắp ráp điện thoại. Họ được khách hàng như Apple bồi hoàn. Qualcomm kiện nhóm nhà sản xuất cho Apple hồi năm ngoái, cáo buộc nhóm hãng ngừng trả tiền bản quyền liên quan đến sản phẩm của Apple. Apple lên tiếng bảo vệ các đối tác.
Từ đó, giới sản xuất theo hợp đồng đệ đơn kiện chống lại Qualcomm, cáo buộc hành vi tính tiền chip của công ty có trụ sở ở San Diego (Mỹ), yêu cầu hãng này giảm giá bán điều chỉnh cho điện thoại di động vì khoản thanh toán bằng sáng chế cấu thành hoạt động kinh doanh chống cạnh tranh.
Hiện bốn công ty muốn đòi 9 tỉ USD tiền thiệt hại từ Qualcomm về vấn đề tiền bản quyền mà họ cho là bất hợp pháp. Con số đó có thể tăng gấp ba nếu các nhà sản xuất thành công với cáo buộc chống độc quyền mà họ đưa ra.
Đối tác cao cấp Ted Boutrous thuộc hãng Gibson, Dunn & Crutcher, người đại diện cho các nhà sản xuất hợp đồng, cho biết tuyên bố từ giới giám đốc Qualcomm cho rằng nhiều cuộc đàm phán giải quyết vấn đề có ý nghĩa đã diễn ra giữa đôi bên là “sai”. Ông Boutrous nói rằng Qualcomm “đưa ra nhiều yêu cầu vô lý tương tự” với các nhà sản xuất, khiến họ phải đi kiện. Vụ kiện đặt ra điều kiện tiên quyết để thảo luận về thỏa thuận dàn xếp mới.
Hồi tháng 7, giám đốc điều hành Qualcomm Steve Mollenkopf nói với giới đầu tư rằng Qualcomm và Apple đang đàm phán giải quyết bất đồng. Dù vậy trong tháng 11, nguồn tin biết về chiến lược pháp lý của Apple cho hay “hoàn toàn không có” cuộc thảo luận ý nghĩa nào diễn ra giữa đôi bên.
Theo Báo Mới
Đối tác có thể giúp Apple thoát khỏi lệnh cấm bán iPhone tại TQ
Theo Nikkei, Pegatron đã đạt được một số thỏa thuận liên quan đến sáng chế mà Apple bị kiện. Do đó những chiếc iPhone do công ty này sản xuất vẫn đủ điều kiện bán tại Trung Quốc.
Cách đây ít ngày, tòa án Phúc Châu (Trung Quốc) ra phán quyết cấm nhập khẩu 7 mẫu iPhone từ 6s đến iPhone X do Apple vi phạm các bằng sáng chế phần mềm của Qualcomm. Chưa dừng lại ở đó theo Financial Times, Qualcomm đang tiếp tục yêu cầu tòa án cấm bán iPhone XS, XS Max và XR.
Tuy nhiên, theo 9to5mac, bằng cách chuyển giao iPhone lắp ráp tại các nhà máy của Pegatron, Apple có thể tránh được ảnh hưởng từ lệnh cấm này. Trang Nikkei cho biết Pegatron đã đạt được một số thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế bao gồm 2 tính năng Apple bị kiện, trong khi đó hai nhà sản xuất còn lại là Foxconn và Wistron không có được thỏa thuận này.
Qualcomm tiếp tục yêu cầu tòa án cấm bán iPhone XR, XS và XS Max. Ảnh: Forbes.
Các nhà phân tích nhận định trong trường hợp cần thiết, Apple sẽ chuyển dần số iPhone cần lắp ráp sang Pegatron. Một số thông tin tiết lộ rằng công ty đang trong quá trình đàm phán với Pegatron nhằm tăng sản lượng sản xuất iPhone. Tuy nhiên, hạn chế của Pegatron là năng lực sản xuất thấp hơn so với Foxconn.
Trang Nikkei cũng đưa ra ước tính Apple có thể mất khoảng 5 tỷ USD trong trường hợp lệnh cấm bán iPhone có hiệu lực tại Trung Quốc. Việc chuyển sang lắp ráp thiết bị tại Pegatron sẽ giúp công ty hạn chế khoản tiền này.
Trong một động thái mới nhất, Apple đã phát hành bản cập nhật phần mềm cho người dùng tại thị trường Trung Quốc để những thiết bị của họ đáp ứng đủ các quy định về bằng sáng chế. Hiện tại, tòa án Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về thông tin này.
Táo khuyết tuyên bố lệnh cấm ít tác động đến việc kinh doanh của hãng tại thị trường Trung Quốc. Hiện tại, Apple vẫn bán các mẫu iPhone có trong danh sách cấm tại Trung Quốc. Các đại lý ủy quyền của Apple vẫn hoạt động bình thường và không nhận được bất kì thông báo hay thông tin chính thức nào từ Apple về lệnh cấm.
Apple cũng từng cáo buộc Qualcomm tính phí sử dụng công nghệ quá cao, do dựa trên giá của thiết bị do đối tác bán ra. Apple cho rằng họ chỉ nên thu phí dựa trên mức giá của linh kiện sử dụng công nghệ. Sự chênh lệch giữa hai cách tính có thể lên tới vài trăm USD cho mỗi thiết bị.
Theo Báo Mới
Qualcomm ôm tham vọng cấm bán cả iPhone 2018 tại Trung Quốc Thừa thắng xông lên, Qualcomm đang muốn Apple hết đường bán iPhone tại thị trường đông dân nhất thế giới. Đầu tuần, Tòa án Nhân dân Trung cấp Phúc Châu đã phát hiện ra Apple vi phạm một cặp bằng sáng chế phần mềm thuộc về Qualcomm, dẫn đến việc Apple bị cấm bán một số mẫu iPhone cũ ở Trung Quốc, bao...