Nhóm người Trung Quốc vào Việt Nam ‘rửa tiền’
Wang Hui và 6 đồng hương được thuê vào Việt Nam để nhận tiền từ Trung Quốc chuyển sang và chuyển đi cho khách hàng, số tiền hơn 800 tỷ đồng.
Ngày 16/3, TAND Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử 7 người quốc tịch Trung Quốc về hành vi kinh doanh trái phép.
Khoảng tháng 2/2014, qua tìm việc làm trên mạng Internet, Wang Hui (28 tuổi) được một người tên Joe thuê đến Việt Nam để quản lý mạng lưới chuyển tiền trái phép đồng nhân dân tệ từ các tài khoản được đăng ký tại ngân hàng ở Trung Quốc qua Công ty TNHH đầu tư phát triển thương mại Minh Ngọc do họ lập nên. Công ty này do một phụ nữ người Việt Nam đứng tên giám đốc.
Các bị cáo tại phiên toà sơ thẩm.
Theo chỉ đạo, Wang Hui chịu trách nhiệm điều hành, quản lý và trả lương cho nhân viên công ty trên. Để tránh sự phát hiện của công an, đảm bảo bí mật trong hoạt động chuyên môn, Joe tiếp tục tuyển 6 người quốc tịch Trung Quốc khác làm ở các vị trí quan trọng và trả lương cao gấp nhiều lần với nhân viên người Việt Nam. Wang Hui cũng đứng ra tuyển thêm 39 người khác, trả 6 triệu đồng/tháng. Những nhân viên này làm nhiệm vụ chuyển tiền qua mạng Internet, chia thành 3 ca, hoạt động 24/24h.
Để thực hiện việc chuyển tiền nhân dân tệ qua mạng Internet, Wang Hui được Joe cung cấp hơn 1.400 tài khoản ngân hàng. Trung bình một ngày, công ty này thực hiện 300 đơn chuyển tiền đến và 300 đơn chuyển tiền đi, số tiền chuyển nhiều nhất là 230.000 nhân dân tệ (gần 800 triệu đồng).
Video đang HOT
Theo quy định tại Điều 8 Luật các tổ chức tín dụng, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của luật này và các quy định pháp luật có liên quan được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép thì được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Nhà nước nghiêm cấm các cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng…
Cũng theo quy định tại khoản 4, Điều 7 của Luật phòng chống rửa tiền, Nhà nước cấm cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng tại một địa điểm khác đều bị cấm.
Khi bị bắt giữ, nhóm này không khai nhận mục đích của việc chuyển, nguồn tiền đến mà đi. Họ khai được Joe thuê nhưng cơ quan chức năng chưa xác định được nhân thân, lai lịch người đàn ông này. Cảnh sát thu giữ lượng lớn chứng minh thư, thẻ ngân hàng, thẻ điện thoại, máy tính… của nhóm Wang Hui dùng để chuyển tiền trái phép.
Theo cáo buộc, từ tháng 6/2014 đến khi bị phát hiện, công ty trên đã giao dịch số tiền hơn 800 tỷ đồng. Tòa đã tuyên phạt Wang Hui 15 tháng, 6 bị cáo còn lại nhận 14 tháng 12 ngày tội Kinh doanh trái phép.
Việt Dũng
Theo VNE
Ổ nhóm người nước ngoài hoạt động tiền tệ bất hợp pháp
Sử dụng pháp nhân ở Việt Nam, Joe thuê thêm nhóm người nước ngoài chuyên nhận và chuyển quốc tế bất hợp pháp. Tuy nhiên, hành vi tội phạm của nhóm người ngoại quốc này đã nhanh chóng bị triệt phá.
Cuối phiên tòa ngày 16-3-2016, TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Wang Hui (SN 1988, quốc tịch Trung Quốc) 15 tháng tù giam về tội "Kinh doanh trái phép". Đồng phạm của đối nữ bị cáo này gồm: Zou Jun (SN 1984), Cui Jing Jing (SN 1987), Huang Xiao Yan (SN 1984), Ma Liang (SN 1989), Yang Huan (SN 1992) và Teng Bao Yi (SN 1994) đều mang quốc tịch Trung Quốc cùng bị tuyên phạt 14 tháng 12 ngày tù, cùng tội danh.
Quá trình xét xử, Tòa án Hà Nội làm rõ tìm kiếm việc làm qua mạng Internet, tháng 2-2014, Wang Hui được đối tượng tên Joe (cũng mang quốc tịch Trung Quốc, song không rõ lai lịch) thuê sang Việt Nam làm quản lý các nhân viên nhận chuyển tiền qua hệ thống vệ tinh toàn cầu.
Ổ nhóm tội phạm người nước ngoài do Wang Hui (đứng) cầm đầu tại phiên tòa
Ngay sau khi sang Việt Nam và núp dưới vỏ bọc nhân viên Công ty TNHH Đầu tư phát triển thương mại Minh Ngọc (gọi tắt là Công ty Minh Ngọc, trụ sở tại quận Nam Từ Liêm), nữ bị cáo này nhanh chóng tuyển mộ hàng chục nhân viên là người Việt Nam để thực hiện yêu cầu nhận chuyển tiền hàng ngày từ Joe.
Sau một thời gian ngắn hoạt động, Joe yêu cầu Wang Hui lần lượt tuyển dụng thêm 6 đối tượng người Trung Quốc nêu trên nhằm bảo đảm thực hiện kịp thời các lệnh nhận và chuyển tiền ngay tức khắc, mỗi khi đối tượng này thông báo. Các đối tượng người Trung Quốc do Wang Hui tuyển dụng đều được Joe trả lương cao gấp nhiều lần so với nhân viên là người Việt Nam, đồng thời đều được phân công đảm nhận các vị trí quan trọng tại Công ty Minh Ngọc.
Thực hiện tội phạm, Wang Hui là đối tượng trực tiếp hướng dẫn hầu hết các nhân viên ở Công ty Minh Ngọc về những thao tác trên máy vi tính, đồng thời các máy tính được kết nối Internet luôn ở trạng thái mở màn hình, sẵn sàng nhấp "chuột". Cùng với đó, Joe cung cấp cho Wang Hui 1.409 tài khoản ngân hàng mở ở bên Trung Quốc.
Trong số các tài khoản nêu trên, Joe cũng phân định rõ cho đồng bọn ở Việt Nam biết những tài khoản nào chuyên dùng để nhận tiền và những tài khoản nào thực hiện công việc ngược lại. Quá trình thao tác, Wang Hui giám sát chặt chẽ và yêu cầu các nhân viên mọi tài khoản giao dịch đều không được vượt quá mức 4.000 Nhân dân tệ.
Trường hợp cả tài khoản chuyển đi và tài khoản nhận tiền vượt mức 4.000 Nhân dân tệ, Wang Hui lập tức yêu cầu nhân viên "gạt" sang số tài khoản nội bộ do các đối tượng thiết lập từ trước cũng mở tại ngân hàng bên Trung Quốc.
Với cách thức hoạt động đó, trung bình mỗi ngày nhóm tội phạm của Wang Hui cùng đồng bọn thực hiện khoảng 600 đơn chuyển tiền đi và đến với tổng số lượng tiền là 1 triệu Nhân dân tệ, tương đương hơn 3,3 tỷ đồng. Trong đó, số tiền chuyển đi khoảng 700.000 Nhân dân tệ, tương ứng hơn 2,3 tỷ đồng.
Tài liệu truy tố cùng lời khai của các bị cáo cho thấy, từ tháng 6-2014 đến khi bị triệt phá (ngày 2-2-2015), ổ nhóm tội phạm do Wang Hui cầm đầu đã sử dụng danh nghĩa Công ty Minh Ngọc để thực hiện hàng nghìn lệnh chuyển tiền thông qua mạng Internet với tổng số tiền lên đến 240 triệu Nhân dân tệ, tương ứng với hơn 807,4 tỷ đồng. Trong đó, số giao dịch chuyển tiền đi thành công là khoảng 168 triệu Nhân dân tệ, ứng với hơn 565 tỷ đồng.
Quá trình triệt phá ổ nhóm tội phạm mang tính quốc tế này, cơ quan công an xác định Công ty Minh Ngọc do Nguyễn Thị Hải (SN 1990, trú ở Thanh Hóa) làm giám đốc và là người đại diện theo pháp của doanh nghiệp. Từ khi thành lập đến ngày vụ án bị bóc gỡ, Công ty này không hề được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động tài chính, đặc biệt là hoạt động nhận và chuyển tiền dưới mọi hình thức.
Khi các đối tượng người nước ngoài nêu trên lần lượt bị bắt giữ, Nguyễn Thị Hải không có mặt tại Công ty Minh Ngọc và nơi đối tượng cư trú. Hiện nữ giám đốc công ty hoạt động phi pháp này vẫn đang bỏ trốn. Do đó, cơ quan tố tụng quyết định tách rút hồ sơ điều tra, xử lý sau.
Theo_An ninh thủ đô
Làm rõ nguồn tiền bẩn đường dây rửa tiền xuyên quốc gia Quá trình bóc gỡ tổ chức tội phạm có dấu hiệu rửa tiền xuyên quốc gia, có sự câu kết của đối tượng người Việt và nước ngoài, cảnh sát đã làm rõ được nguồn tiền bẩn. Đối tượng Trang tại cơ quan công an. Tiền bẩn từ Đài Loan Cuối năm 2015, Phòng CSHS - Công an Hà Nội nhận được tin...