Nhóm nghiên cứu trường đại học sản xuất trà tan từ lá vối và nụ vối
Trà từ lá vối và nụ vối được sản xuất từ cao vối, sản phẩm giữ được hương thơm đặc trưng, với hàm lượng các chất phenolic và flavonoid cao.
Lá và nụ vối.
Chứa nhiều hoạt chất quý
“Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số sản phẩm trà tan từ lá và nụ vối” là sản phẩm do PGS.TS Trần Thị Hằng và cộng sự Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì thực hiện. Theo nhóm nghiên cứu, người tiêu dùng đang ngày càng chăm lo và chú trọng tới sức khỏe, nhu cầu sử dụng đồ uống lành mạnh, có lợi sức khỏe ngày càng tăng. Thị trường đồ uống tốt cho sức khỏe có nguồn gốc từ thiên nhiên cũng là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Cây vối với tên khoa học là Cleistocalys operculatus Roxb., được phân bố rộng rãi ở Việt Nam, Trung Quốc và các nước nhiệt đới khác. Theo dân gian, lá và nụ vối được sử dụng làm trà thảo mộc với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị cảm, sốt, viêm nhiễm, rối loạn tiêu hóa,….
Ngoài ra, lá và nụ vối còn được sử dụng hỗ trợ chữa viêm xoang, cảm lạnh, hen xuyễn, viêm phế quản, có khả năng hỗ trợ đào thải acid uric, từ đó có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh gout hiệu quả.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dịch chiết lá và nụ vối có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống ung thư, kiềm chế sự phát triển của khối u, chống hạ đường huyết, chống béo phì… Hiện nay, lượng người sử dụng trà được nấu trực tiếp từ lá và nụ vối ngày một tăng, trong các nhà hàng, hội nghị nước lá vối, nụ vối được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây.
Video đang HOT
Nếu có sản phẩm trà tan lá vối và nụ vối giữ nguyên hương vị thì sẽ rất thuận tiện cho người tiêu dùng, đa dạng hóa sản phẩm đồ uống trên thị trường, góp phần bảo vệ sức khỏe con người.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra được quy trình công nghệ sản xuất cao đặc, cao khô lá vối và nụ vối, các sản phẩm giữ được hương thơm đặc trưng của lá vối và nụ vối với hàm lượng các chất
phenolic và flavonoid cao. Quy trình sản xuất các sản phẩm cao lá vối và nụ vối là hoàn toàn không sử dụng dung môi hữu cơ hay các loại hóa chất khác, do đó đảm bảo an toàn đối với người sử dụng, không gây ảnh hưởng tới môi trường, hệ sinh thái. Nước sau cô đặc của các sản phẩm cao lá vối và nụ vối được hoàn lưu hoặc có thể sử dụng vào mục đích khác, nên không tạo ra nước thải.
Chống oxy hóa, phòng chống tiểu đường
PGS.TS Trần Thị Hằng cho biết, tất cả các sản phẩm trà tan lá vối và nụ vối đều đảm bảo an toàn về chỉ tiêu vi sinh vật, chất bảo vệ thực vật, ion kim loại nặng, đảm bảo độ ẩm, độ tro theo quy định.
Hoạt tính chống oxy hóa trên của cao đặc và cao khô nụ vối lần lượt là 20,36 và 24,94 g/mL, cao đặc và cao khô lá vối lần lượt là 37,33 và 41,85 g/mL, của quercetin là 9,8 g/mL. Kết quả này khẳng định cao lá vối và nụ vối đều thể hiện hoạt tính chống oxy hóa.
Kết quả thử nghiệm cho thấy, cao nụ vối thể hiện hoạt tính chống oxy hóa cao hơn cao lá vối; cao đặc thể hiện hoạt tính chống oxy hóa cao hơn so với cao khô. Đặc biệt, hoạt tính ức chế enzym -glucosidase của cao đặc lá vối và nụ vối khá cao (giá trị IC50 lần lượt là 12,00 và 15,45 g/mL), cao hơn nhiều so với chất đối chứng acarbose (giá trị IC50 là 221,09 g/mL).
Tuy nhiên, hoạt tính ức chế enzym -glucosidase của cao khô thấp hơn nhiều so với cao đặc, nhưng vẫn cao hơn so với chất đối chứng acarbose (giá trị IC50 của cao khô lá vối và nụ vối lần lượt là 77,71 và 136,83 g/mL).
Cả hoạt tính chống oxy hóa và hoạt tính ức chế enzym -glucosidase của cao đặc đều cao hơn so với cao khô, có thể là do cao khô bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ trong quá trình sản xuất bằng phương pháp sấy phun.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất trà tan lá vối và nụ vối còn thu hồi được tinh dầu. Tinh dầu lá vối thể hiện hoạt tính kháng khuẩn Pseudomonas aeruginosa cao hơn so với cefotaxime nồng độ 100 g/mL (đường kính vòng kháng khuẩn của tinh dầu lá vối là 32 mm, của cefotaxime nồng độ 100 g/mL là 22 mm).
Từ các kết quả này, nhóm nghiên cứu hy vọng các sản phẩm từ lá vối và nụ vối là sản phẩm đầy hứa hẹn, tiềm năng, hữu ích về chống oxy hóa, phòng và chống bệnh tiểu đường và các loại bệnh khác.
Mục đích của nhóm nghiên cứu là làm chủ được quy trình công nghệ sản xuất một số sản phẩm trà tan từ lá và nụ vối; Tạo ra được các sản phẩm trà tan từ lá vối và nụ vối đạt chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Liên tiếp tiếp nhận bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Whitmore
Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) gần đây đã liên tục tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân có triệu chứng sốt, chán ăn, sụt cân, cùng với hiện tượng sưng và áp xe ở một số vị trí trên cơ thể.
Trường hợp bệnh nhân T.V.L (58 tuổi ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội) vào viện trong tình trạng viêm phổi, áp xe tiền liệt tuyến, trực tràng, kém ăn, sụt cân. Áp xe chính là các ổ nhiễm trùng do vi khuẩn tạo ra. Theo bệnh nhân chia sẻ, xung quanh khu vực ông sinh sống cũng từng có trường hợp nhiễm bệnh Whitmore và tử vong.
Bệnh nhân được chăm sóc, điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai). Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Một trường hợp khác là bệnh nhân P.C.G (48 tuổi, trú tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), làm nghề nông và thợ xây, thường xuyên tiếp xúc với bùn đất. Khi nhập viện, bệnh nhân có triệu chứng sốt, sưng đau và xuất hiện ổ áp xe ở tay trái, kèm theo đau nhức trong xương.
Trước đó, bệnh nhân đã nhiều lần bị áp xe ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, bệnh tái đi tái lại, nhưng đi khám tại các cơ sở y tế trước đây không xác định được nguyên nhân.
Điều đáng chú ý là cả hai bệnh nhân trên đều có tiền sử bệnh đái tháo đường. Sau khi xác định được nguyên nhân, họ đã được điều trị theo phác đồ kháng sinh dành cho bệnh Whitmore mà Bộ Y tế khuyến cáo. Đồng thời, bệnh nhân còn được phối hợp điều trị với các chuyên khoa khác nhằm xử lý các ổ áp xe, kiểm soát đường huyết, cung cấp dinh dưỡng và cải thiện thể trạng. Hiện tại, các bệnh nhân đã cắt sốt, ổ áp xe đã được xử lý, và tình trạng sức khỏe có dấu hiệu cải thiện.
Ngoài ra, Trung tâm Bệnh nhiệt đới cũng tiếp nhận bệnh nhân L.D.D (45 tuổi, trú tại Thái Bình), làm nghề lái tàu biển. Bệnh nhân này cũng có tiền sử bệnh đái tháo đường và được phát hiện có ổ áp xe trong não. Khi chuyển đến Trung tâm Thần kinh để thực hiện cấy máu và mủ, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Whitmore. Sau đó, bệnh nhân được chuyển sang Trung tâm Bệnh nhiệt đới để điều trị. Sau hơn 20 ngày điều trị kháng sinh và hồi sức tích cực, bệnh nhân đã đỡ sốt, giảm đau đầu, kết quả xét nghiệm ổn định. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ cần tiếp tục điều trị kháng sinh và theo dõi ít nhất 6 tháng nữa.
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới khuyến cáo người dân nên tránh tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước bẩn bị ứ đọng lâu ngày, đặc biệt là khi có vết thương ngoài da, trầy xước hoặc chảy máu, và đặc biệt đối với những người có bệnh lý nền.
Việt Nam là một trong những vùng dịch tễ lưu hành bệnh Whitmore. Khi bệnh nhân có triệu chứng sốt kèm theo các ổ viêm và áp xe ở nhiều nơi, cần nghĩ đến nguy cơ nhiễm vi khuẩn Whitmore, nhất là ở những người có bệnh nền như đái tháo đường. Việc phát hiện sớm vi khuẩn Whitmore thông qua xét nghiệm là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị, giúp giảm nguy cơ tử vong.
Tiếp nhận nhiều ca bệnh mắc Whitmore Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều ca mắc Whitmore với triệu chứng sốt, kém ăn, sụt cân, sưng, áp xe một số vị trí trên cơ thể. Bệnh nhân Whitmore bị sưng đau, áp xe tay trái, ổ vi khuẩn vào tận xương. Ảnh: BVCC. Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh nhân rất giống và thường nhầm lẫn với bệnh lao,...