Nhóm Ngân hàng Thế giới tăng gói hỗ trợ khẩn cấp ứng phó Covid-19 lên 14 tỷ USD
Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) vừa phê duyệt gói hỗ trợ nhanh 14 tỷ USD để giúp các công ty và các quốc gia ngăn chặn, ứng phó và kiểm soát sự lây lan của dịch Covid-19.
Gói hỗ trợ sẽ giúp tăng cường các hệ thống ứng phó y tế công cộng. Ảnh: Internet
IFC, một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, sẽ tăng gói hỗ trợ lên tới 8 tỷ USD từ mức 6 tỷ USD theo đề xuất ban đầu để hỗ trợ các công ty tư nhân và người lao động khắc phục đợt suy thoái kinh tế do tình trạng lây lan nhanh chóng của Covid-19.
Theo đó, IFC sẽ tài trợ cho các ngân hàng đang là khách hàng của IFC, giúp các ngân hàng này có thể tiếp tục cung cấp tài trợ thương mại, hỗ trợ vốn lưu động và cho vay trung hạn cho các công ty tư nhân đang gặp khó khăn do tình trạng gián đoạn của chuỗi cung ứng.
Trong gói hỗ trợ này, IFC sẽ giúp những khách hàng thuộc các ngành kinh tế chịu ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch như du lịch và sản xuất – duy trì khả năng chi trả của họ. Gói hỗ trợ cũng dành cho các ngành liên quan đến hoạt động ứng phó với dịch bệnh, bao gồm y tế và các ngành có liên quan, là những ngành đang phải đối mặt với nhu cầu tăng cao về dịch vụ, thiết bị y tế và dược phẩm.
Video đang HOT
Gói hỗ trợ của IFC có bốn hợp phần: 2 tỷ USD cho Gói hỗ trợ khủng hoảng đối với ngành sản xuất – hàng hóa, dùng để hỗ trợ các khách hàng trong lĩnh vực hạ tầng, sản xuất, nông nghiệp và dịch vụ, là những ngành dễ bị tổn thương trước đại dịch. IFC sẽ cung cấp khoản vay cho các công ty có nhu cầu, và nếu cần thiết sẽ thực hiện đầu tư vốn. Công cụ này cũng sẽ giúp các công ty trong lĩnh vực y tế, là lĩnh vực đang có nhu cầu gia tăng.
2 tỷ USD cho Chương trình tài trợ thương mại toàn cầu hiện tại, giúp giảm nhẹ rủi ro thanh toán của các định chế tài chính để các tổ chức này có thể cung cấp tài trợ thương mại cho các công ty nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa. IFC hy vọng gói hỗ trợ này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
2 tỷ USD cho Chương trình giải pháp vốn lưu động, sẽ cấp vốn để các ngân hàng ở các thị trường mới nổi mở rộng cho vay nhằm giúp các doanh nghiệp duy trì vốn lưu động, nguồn vốn mà các công ty sử dụng để chi trả các khoản đến hạn và trả lương cho người lao động.
Một cấu phần mới được triển khai theo yêu cầu của các quốc gia và đã được phê duyệt ngày 17/3/2020: 2 tỷ USD cho Chương trình thanh khoản thương mại toàn cầu và Chương trình tài trợ hàng hóa thiết yếu, cả hai chương trình đều hỗ trợ chia sẻ rủi ro với các ngân hàng trong nước để các ngân hàng có thể tiếp tục tài trợ cho doanh nghiệp tại các thị trường mới nổi.
Hiện IFC đã bắt đầu tiến hành triển khai gói hỗ trợ này. Đặc biệt, IFC mới tăng hạn mức tài trợ thương mại cho 4 ngân hàng tại Việt Nam lên 294 triệu USD để những ngân hàng này có thể tiếp tục tài trợ các công ty có nhu cầu, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Được biết, IFC sẽ duy trì tiêu chuẩn cao về trách nhiệm giải trình, trên cơ sở lưu ý đến sự cần thiết phải hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất. Ban giám đốc IFC sẽ phê duyệt các dự án dựa trên tiêu chí về tín dụng, quản trị môi trường, xã hội và tiêu chí tuân thủ, như đã áp dụng trong các gói hỗ trợ khẩn cấp trong quá khứ.
Gia An (Baodauthau.vn)
WB: Một phần tiền viện trợ có thể đã đổ vào các "thiên đường thuế"
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), hoạt động giải ngân các khoản tiền viện trợ đã được thể hiện qua số lượng các khoản tiền gửi gia tăng tại các "thiên đường thuế."
Ảnh minh họa. (Nguồn: Al Jazeera)
Theo một nghiên cứu mà Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 19/2, hoạt động giải ngân các khoản viện trợ của WB cho những quốc gia có nhu cầu cấp thiết nhất dường như đã dẫn tới những dòng tiền chảy vào các tài khoản ngân hàng ở nước ngoài.
Nghiên cứu trên do chuyên gia Jorgen Juel Andersen của BI Norwegian Business School, Niels Johannesen của Đại học Copenhagen và Bob Rijkers của WB soạn thảo.
Theo các tác giả của nghiên cứu trên, số tiền viện trợ được giải ngân cho các nước phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn vốn viện trợ trùng khớp với mức tăng mạnh số lượng khoản tiền gửi ở các trung tâm tài chính nước ngoài - vốn nổi tiếng về việc bảo mật thông tin và quản lý tài sản của các cá nhân.
[Luxembourg có thể bị đưa vào danh sách ""thiên đường thuế""]
Số liệu thống kê của nghiên cứu trên cho thấy hoạt động giải ngân các khoản tiền viện trợ đã được thể hiện qua số lượng các khoản tiền gửi gia tăng tại các "thiên đường thuế" như Thụy Sỹ, Luxembourg, Quần đảo Cayman và Singapore.
Nghiên cứu trên - thu thập số liệu của 22 trong số những quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhất vào nguồn vốn viện trợ (hầu hết là ở châu Phi) - đã so sánh số liệu về hoạt động giải ngân tiền viện trợ của WB với số liệu về các khoản tiền gửi nước ngoài của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).
Theo nghiên cứu trên, tỷ lệ số tiền viện trợ dành cho một quốc gia phụ thuộc viện trợ ở mức trung bình cao chuyển thành các khoản tiền gửi ở các "thiên đường thuế" là 7,5%./.
Theo Anh Quân (TTXVN/Vietnam )
Ngân hàng kỳ vọng lợi nhuận cao trong năm 2020 Các nhà băng đang rầm rộ công bố lợi nhuận năm 2019, đồng thời đặt mục tiêu đạt mức lợi nhuận khá cao trong năm 2020. Lãi tỷ USD Thực tế, năm 2019, ngành ngân hàng đã gặt hái được thành công lớn khi lợi nhuận tăng trưởng mạnh, tác động tích cực lên cổ phiếu. Trong đó, phải kể đến các nhà...