Nhóm máu quý như vàng, cả thế giới chỉ 43 người có
Rh-null (Rh vô giá trị) hay còn gọi máu ‘vàng’ là nhóm máu cực hiếm. Trong 50 năm qua mới chỉ xác định được 43 người trên thế giới sở hữu nhóm máu này.
Hình ảnh so sánh giữa một tế bào hồng cầu bình thường và một tế bào hồng cầu của người nhóm máu Rh-null. Ảnh: Blood Journal
Theo trang Oddity Central, máu Rh-null đang được “săn lùng” để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và truyền máu cứu người. Được ví quý như vàng nhưng bản thân những người mang nhóm máu này đều phải đối mặt với sự nguy hiểm chính vì yếu tố khan hiếm của nó.
Để hiểu về máu “vàng”, chúng ta cần phải hiểu rõ cách thức các nhóm máu hoạt động. Máu người có thể trông giống hệt nhau, ai cũng như ai, song chúng thực chất lại rất khác biệt. Trên bề mặt mỗi tế bào hồng cầu của chúng ta có tới 342 kháng nguyên – các phân tử kích hoạt việc sản xuất một số protein chuyên biệt gọi là kháng thể – và nhóm máu của một người được xác định dựa trên những kháng nguyên mà họ không có.
Gần 160 loại kháng nguyên được xem là thông thường, đồng nghĩa với việc chúng được tìm thấy trong hồng cầu của phần lớn con người trên Trái đất. Nếu ai đó bị thiếu một kháng nguyên được tìm thấy trong 99% dân số Trái đất thì máu của họ được xem là hiếm. Còn nếu họ bị thiếu một kháng nguyên mà 99,99% dân số đều có thì máu của họ là cực hiếm.
Video đang HOT
342 kháng nguyên được biết đến thuộc về 35 hệ thống nhóm máu, trong đó Rh là hệ lớn nhất với 61 kháng nguyên. Không hiếm người bị thiếu một trong những kháng nguyên đó. Ví dụ, gần 15% người Caucasia bị thiếu kháng nguyên D – loại kháng nguyên quan trọng nhất của Rh, khiến họ mang nhóm máu RhD âm. Ngược lại, nhóm máu Rh âm lại ít gặp ở người châu Á (chỉ 0,3% dân số). Tuy nhiên, sẽ ra sao nếu một người bị thiếu tất cả 61 kháng nguyên Rh?
Cho đến tận nửa thế kỷ trước, các bác sĩ vẫn tin rằng một phôi thai như vậy không thể sống trong tử cung chứ đừng nói là phát triển thành người khỏe mạnh, bình thường. Tuy nhiên, năm 1961, một phụ nữ Autraslia bản địa được xác định mang nhóm máu Rh-null, đồng nghĩa với việc cô thiếu toàn bộ kháng nguyên trong hệ máu Rh. Và bao năm qua, mới chỉ có 43 người được xác định mang nhóm máu Rh-null.
Rh-null được gọi là máu “vàng” vì hai lý do. Lý do quan trọng nhất là thiếu hoàn toàn kháng nguyên Rh, nó có thể truyền cho bất kỳ người nào có nhóm máu hiếm trong hệ Rh. Tiềm năng cứu sống người của nó là rất lớn, đến nỗi mặc dù mọi đơn vị máu hiến tặng cho ngân hàng máu đều khuyết danh nhưng các nhà khoa học vẫn thường lần ra bằng được người hiến để ngỏ lời mời họ hiến thêm máu. Tuy nhiên, bởi vì nó quá hiếm và gần như không thể thay thế, máu “vàng” chỉ được truyền cho những ca bệnh hiểm nghèo nhất.
Máu “vàng” cũng giữ giá trị khoa học vô cùng to lớn khi nó có thể giúp các nhà nghiên cứu giải mã những bí ẩn của vai trò sinh lý học trong hệ máu Rh phức tạp.
Máu Rh-null có thể truyền cho bất kỳ ai mang nhóm máu Rh âm – đó chính là lý do tại sao giới khoa học lại miêu tả mỗi giọt máu này quý tương đương với một giọt vàng lỏng. Thế nhưng, sẽ ra sao nếu người nhóm máu Rh-null cần phải truyền máu? Đó là một vấn đề lớn vì họ chỉ có thể nhận duy nhất loại máu Rh-null. Nếu họ tiếp máu của người nào có chứa 1 trong số 61 kháng nguyên Rh mà họ không có, các kháng thể của họ ngay lập tức sẽ phản ứng với những tế bào máu không tương thích, gây ra phản ứng nguy hiểm chết người trong hệ miễn dịch.
Năm 2014, tờ The Atlantic đã viết về trường hợp của ông Thomas, một trong số 43 người nhóm máu Rh-null, cùng những biện pháp đề phòng mà ông tuân thủ suốt cuộc đời để tránh rơi vào tình huống buộc phải tiếp máu. Khi còn nhỏ, bố mẹ ông không cho ông đi trại hè vì lo con mình có thể gặp tai nạn. Và khi trưởng thành, ông luôn lái xe cẩn trọng cũng như không bao giờ đến những quốc gia thiếu cơ sở y tế hiện đại. Ông cũng mang theo bên mình một tấm thẻ đặc biệt ghi chú nhóm máu siêu hiếm của ông, trong trường hợp ông phải nhập viện.
Theo BTT
Quá nguy hiểm nếu ăn nhiều thịt đỏ, đâu là nguyên nhân?
Nghiên cứu gần đây được thực hiện tại Phòng khám Cleveland (Ohio, Mỹ) cho biết, ăn thịt đỏ dù cung cấp nhiều chất cho sức khỏe con người nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ có hại cho tim mạch.
Thịt đỏ là thực phẩm được nhiều người chọn dùng trong bữa ăn hàng ngày. Các loại thịt như thịt bò, thịt lợn hay thịt cừu là những loại thịt phổ biến và được dùng nhiều nhất.
Thịt đỏ là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Protein có trong thịt đỏ chứa các axit amin cần thiết để phát triển và sửa chữa nhiều nhóm cơ. Bổ sung đủ protein sẽ giúp các nhóm cơ phát triển và đảm bảo cho hoạt động thường ngày.
Không nên ăn nhiều thịt đỏ vì có thể nguy hiểm cho tim.
Thịt đỏ còn là loại thực phẩm giúp bổ sung sắt, kẽm, vitamin B cho cơ thể. Việc cung cấp đủ sắt rất cần thiết để tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến các cơ bộ phận khác. Thiếu sắt cũng có thể là nguyên nhân gây ra các tình trạng mệt mỏi, chóng mặt hoặc ảnh hưởng đến khả năng tập trung của não bộ.
Bên cạnh đó, lượng kẽm và vitamin B có trong thịt đỏ giúp cải thiện hệ miễn dịch, tiêu hóa và hoạt động của não bộ. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều thịt đỏ cũng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe.
Nghiên cứu gần đây được thực hiện tại Phòng khám Cleveland (Ohio, Mỹ), được xuất bản trên Tạp chí European Heart phát hiện 2 cơ chế về chế độ ăn nhiều thịt đỏ ảnh hưởng đến nồng độ TMAO. Thịt đỏ không chỉ đẩy mạnh sự sản xuất của TMAO của vi khuẩn đường ruột mà còn làm giảm hiệu quả hoạt động loại bỏ các chất độc hại của thận.
Kết quả nghiên cứu phát hiện TMAO chỉnh sửa tín hiệu canxi trong tiểu cầu máu, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Các cục máu đông là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau tim, đột quỵ và tử vong. Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra các tiểu cầu máu phản ứng hoàn toàn khác với các cục máu đông khi nồng độ TMAO cao.
Bác sĩ Hazen, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu và nhóm của mình vẫn đang tiếp tục tìm hiểu về ảnh hưởng của TMAO tới sức khỏe con người. Các thử nghiệm lâm sàng cũng đang tiến hành kiểm tra xem TMAO có phải là một dấu hiệu nhận biết nguy cơ bệnh tim hay không.
Nghiên cứu đã theo dõi 113 người với 3 chế độ ăn uống có nguồn protein khác nhau. Đối với chế độ ăn nhiều thịt đỏ thì 12% protein đến chủ yếu từ thịt lợn và thịt bò. Trong khi nhóm còn lại, protein chủ yếu từ thịt gia cầm.
An Dương (T/h)
Theo vietq
Thiết bị cầm tay phát hiện ung thư Máy có thể phát hiện ung thư gan, kết trực tràng, tuyến tiền liệt, tử cung, buồng trứng, các bộ phận tiêu hóa như tuyến tụy và túi mật. Thay vì phải cần đến những máy móc và thiết bị phức tạp như chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp CT, sinh thiết hay xét nghiệm máu để chẩn đoán ung thư, startup (công...