Nhóm khủng hoảng tài chính Trung Quốc dồn dập họp trong hai tháng
Nhóm xử lý khoảng tài chính do cố vấn kinh tế hàng đầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điều hành đã tổ chức họp lần thứ 10 trong vòng hai tháng qua.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc. Ảnh: AFP
Hôm 20/10, Ủy ban Phát triển và Ổn định Tài chính do Phó Thủ tướng Lưu Hạc phụ trách – mang nhiệm vụ duy trì ổn định tài chính trong bối cảnh leo thang chiến tranh thương mại với Mỹ và một nền kinh tế yếu – đã đưa ra cam kết sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán và kinh tế.
Ông Lưu phụ trách nhóm nhà hoạt định tài chính này từ tháng 7 và tổ chức cuộc “họp chuyên đề” lần đầu tiên ngày 24/8. Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc đưa tin, chi tiết về 8 cuộc gặp kể từ đó đến ngày 20/10 không được thông báo, mặc dù truyền thông nhà nước cho biết ông Lưu cũng đã chủ trì ba phiên họp toàn thể của ủy ban kể từ khi phụ trách.
“Sự lo âu giữa ban lãnh đạo hàng đầu là 100%”, Xu Jianwei, nhà kinh tế Trung Quốc cao cấp tại ngân hàng Pháp Natixis nhận định, “Một trong những ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh năm nay là giảm bớt nợ, song chính sách đó đã từ từ chuyển đổi bởi những vấn đề khác nghiêm trọng hơn”.
Video đang HOT
Tuyên bố trên website chính phủ cho biết, cuộc gặp nhất trí chính sách kinh tế Trung Quốc cần tạo ra một “khung hỗ trợ tam giác”, bao gồm lập trường chính sách tiền tệ trung lập, một lĩnh vực tập thể sôi động và một thị trường chứng khoán hoạt động tốt. Cụ thể, các ngân hàng không nên “ngừng, cắt giảm, thu hồi hoặc đình chỉ” các khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ và công ty cá nhân.
Cuộc họp diễn ra một ngày sau khi Phó Thủ tướng Lưu Hạc cùng ba quan chức tài chính khác – Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Yi Gang, Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc Guo Shuqing và Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc Liu Shiyu – đồng thời tuyên bố sẽ đưa ra biện pháp hỗ trợ để củng cố niềm tin đối với nền kinh tế và thị trường chứng khoán nước này.
Ủy ban Phát triển và Ổn định Tài được thành lập năm 2017 để điều phối những chính sách phát sinh từ các bộ khác nhau. Các hoạt động hàng ngày của Ủy ban này được quản lý bởi một văn phòng trong Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh.
Trong bối cảnh hiện chưa có dấu hiệu kết thúc cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, tờ SCMP (Hong Kong) đưa tin Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý gặp gỡ bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tổ chức tại Argentina tháng 11.
Hoàng Trang/Báo Tin tức
Nợ thuế của Hà Nội nhiều hơn 47 địa phương khác cộng lại
Tổng cục Thuế cho biết tổng số tiền nợ thuế tại 16 địa phương có số thu điều tiết về ngân sách Trung ương là hơn 45.800 tỉ đồng, 47 địa phương còn lại có số nợ là hơn 12.000 tỉ đồng.
Hà Nội đang dẫn đầu cả nước về nợ thuế - Ảnh minh họa từ Internet
Trong đó, Hà Nội là địa phương có số nợ thuế cao nhất với hơn 13.530 tỉ đồng. Đứng thứ 2 là TP.HCM với hơn 9.890 tỉ đồng. Một loạt địa phương còn tổng nợ lớn như: Hải Phòng với trên 2.340 tỉ đồng, Vĩnh Phúc với hơn 1.601 tỉ đồng, Bình Dương với 1.153 tỉ đồng, Thái Bình với 1.191 tỉ đồng...
Tổng cục Thuế yêu cầu các đơn vị với khoản tiền thuế nợ từ 1-30 ngày, thực hiện gọi điện thoại, nhắn tin và gửi thư điện tử cho chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế thông báo về số tiền thuế nợ.
Với khoản tiền thuế nợ từ ngày thứ 31 trở lên, ngành thuế lưu ý các địa phương ban hành thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp gửi đến người nộp thuế yêu cầu nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.
Với khoản nợ thuế từ 91-120 ngày, sẽ ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp.
Với khoản tiền thuế nợ từ 121 ngày trở lên và đã ban hành quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản nhưng quyết định cưỡng chế đã hết hiệu lực (quá 30 ngày), doanh nghiệp chưa nộp hoặc nộp chưa đủ số tiền thuế nợ thì thực hiện ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
Liên quan đến việc thu hồi nợ đọng thuế từ giờ đến cuối năm, mới đây tại hội nghị trực tuyến với lãnh đạo UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại 63 điểm cầu truyền hình nhằm đánh giá công tác quản lý thu NSNN năm 2018, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng yêu cầu Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh trực tiếp chỉ đạo xây dựng đề án, thẩm định và có văn bản báo cáo thường vụ tỉnh ủy, thường trực UBND tỉnh, thành phố kèm theo đề án để tạo sự đồng thuận cao và tranh thủ sự chỉ đạo của thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, UBND tỉnh, thành phố, sự phối kết hợp của các sở, ban ngành trên địa bàn với cơ quan thuế trong công tác quản lý nợ và xử lý thu hồi nợ đọng thuế, trước khi trình Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế xem xét phê duyệt.
Cục Thuế các tỉnh, thành phố và các Chi cục Thuế tăng cường triển khai các biện pháp tại các quy trình nghiệp vụ về quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu nợ thuế: phân công, giao nhiệm vụ đôn đốc, cưỡng chế thu nợ cụ thể cho từng đồng chí lãnh đạo Cục Thuế, trưởng phòng, chi cục trưởng, đội trưởng và từng cán bộ tham gia công tác quản lý nợ; tăng cường kiểm tra rà soát, xác định đầy đủ số thuế nợ đọng của từng người nợ thuế, phân loại theo tình trạng nợ thuế; Theo dõi sát tình hình kê khai, nộp thuế của người nộp thuế để thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nộp theo pháp luật về thuế.
Đáng chú ý, Bộ trưởng yêu cầu và giao nhiệm vụ cho Tổng cục Thuế hạn chế nợ thuế phát sinh mới, phấn đấu đến 31.12.2018 tổng số nợ thuế không vượt quá 69.000 tỉ đồng.
Tuyết Nhung
Theo motthegioi.vn
"Xử lý triệt để 12 đại dự án ngành công thương không đơn giản" Các dự án đều đầu tư lớn, thực hiện kéo dài trong nhiều năm và phát sinh nhiều vấn đề về chêch lệch tỷ giá, khấu hao, chi phí tài chính... Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II Công ty Gang thép Thái nguyên vẫn đang xây dựng dở dang và bị tạm dừng thi công để giải quyết các vướng...