Nhóm Hồi giáo ở Iraq thừa nhận tiến hành vụ tấn công bằng tên lửa vào Israel
Ngày 2/5, một nhóm vũ trang Hồi giáo Shiite ở Iraq thừa nhận đã thực hiện vụ tấn công bằng tên lửa nhằm vào 3 địa điểm ở các thành phố Tel Aviv và Be’er Sheva của Israel.
Mảnh vỡ của một tên lửa đánh chặn tại thành phố Arad, miền Nam Israel, ngày 28/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trong 2 tuyên bố đăng tải trên mạng, nhóm vũ trang mang tên Kháng chiến Hồi giáo ở Iraq cho biết vào trưa 2/5, các máy bay chiến đấu của nhóm đã tiến hành 3 vụ không kích bằng tên lửa hành trình tầm xa phiên bản nâng cấp al-Arqab vào 2 địa điểm quan trọng ở Tel Aviv và một địa điểm ở Be’er Sheva, miền Nam Israel. Tuyên bố không cung cấp thông tin cụ thể về mục tiêu tấn công hoặc thương vong.
Các tuyên bố trên nhấn mạnh các vụ tấn công được thực hiện nhằm bày tỏ tình đoàn kết với người dân ở Dải Gaza.
Trong vòng hơn 6 tháng kể từ khi xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza bắt đầu nổ ra ngày 7/10/2023, nhóm Kháng chiến Hồi giáo ở Iraq đã tiến hành nhiều vụ tấn công bằng rocket và thiết bị bay không người lái nhằm vào các căn cứ của Israel và Mỹ trong khu vực.
Israel chưa có bình luận công khai nào về những vụ tấn công nói trên.
Video đang HOT
Nguyên nhân Iraq muốn chấm dứt sự hiện diện quân sự của Mỹ
Các cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng về sự leo thang liên quan đến những cuộc tấn công vào quân đội Mỹ ở quốc gia Trung Đông này.
Có khoảng 2.500 lính Mỹ được triển khai ở Iraq trong khuôn khổ liên minh chống Israel. Ảnh: NYT
Iraq và Mỹ ngày 27/1 đã bắt đầu đàm phán về tương lai của quân đội Mỹ cùng các nước khác tại quốc gia Trung Đông này khi Thủ tướng Iraq Mohammed Shia Al Sudani phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng buộc họ phải rời đi.
Văn phòng Thủ tướng Iraq đã công bố bức ảnh cho thấy ông Al Sudani chủ trì một cuộc họp gồm các quan chức cấp cao của lực lượng vũ trang Iraq và liên minh quốc tế do Washington thành lập để chống IS. Chú thích ảnh cho biết Thủ tướng Al Sudani đang chủ trì "vòng đối thoại song phương đầu tiên giữa Iraq và Mỹ nhằm chấm dứt sứ mệnh của liên minh quân sự nước ngoài ở Iraq".
Các cuộc đàm phán đã được lên kế hoạch trong nhiều tháng, diễn ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng ở Iraq và trong khu vực liên quan đến cuộc chiến ở Gaza giữa Israel và Hamas, làm dấy lên làn sóng tấn công vào Mỹ và các lực lượng của liên minh do Washington đứng đầu.
Đã có hơn 150 cuộc tấn công vào quân đội liên minh nước ngoài kể từ giữa tháng 10 năm ngoái, nhiều cuộc trong số đó được thực hiện bởi Lực lượng kháng chiến Hồi giáo ở Iraq, một liên minh lỏng lẻo gồm các nhóm liên kết với Iran phản đối sự hỗ trợ của Mỹ cho Israel trong cuộc xung đột ở Gaza.
Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc tấn công để trả đũa, gây áp lực lên ông Al Sudani, người lãnh đạo chính phủ dựa vào sự hỗ trợ của các đảng liên kết với Iran, để kêu gọi liên minh rút khỏi Iraq.
Bạo lực leo thang đã khiến Thủ tướng Iraq kêu gọi lực lượng liên minh do Mỹ dẫn đầu nhanh chóng rút khỏi nước này thông qua đàm phán, một quá trình bắt đầu được khởi xướng vào năm ngoái nhưng bị đình trệ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra.
Các quan chức Iraq phàn nàn rằng những cuộc tấn công của Mỹ vi phạm chủ quyền của nước này. Hôm 23/1, sau đợt không kích của Mỹ ở Iraq, người phát ngôn của Thủ tướng Al Sudani cho biết trong một tuyên bố rằng các cuộc tấn công này "làm suy yếu các thỏa thuận và các lĩnh vực hợp tác an ninh chung" khi hai nước đang nỗ lực "định hình lại mối quan hệ trong tương lai".
Mỹ đã không sẵn lòng đàm phán về khả năng rút quân khi đang bị chỉ trích vì lo ngại điều đó dường như bị ép buộc, từ đó khuyến khích các đối thủ trong khu vực, bao gồm cả Iran. Nhưng tính toán đã thay đổi trong bối cảnh Mỹ nhận ra rằng các cuộc tấn công có thể sẽ không dừng lại và tình hình đang dẫn đến leo thang.
Washington trước đó cho biết họ đã đồng ý với Baghdad về việc thành lập "các nhóm chuyên gia làm việc gồm các chuyên gia quân sự và quốc phòng" như một phần của Ủy ban Quân sự cấp cao được thành lập theo thỏa thuận với Baghdad.
Nhóm làm việc sẽ xem xét "ba yếu tố chính": "mối đe dọa từ IS (tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng); các yêu cầu về hoạt động cũng như năng lực của Lực lượng An ninh Iraq".
Phó phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh hôm 25/1 cho biết sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Iraq "chắc chắn sẽ là một phần của các cuộc thảo luận sau này".
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Iraq thông báo các cuộc đàm phán sẽ dẫn đến việc xây dựng "một mốc thời gian cụ thể và rõ ràng, cùng với việc bắt đầu cắt giảm dần" số cố vấn liên minh quân sự ở Iraq.
Trong một tuyên bố đăng trên Telegram ngày 26/1, Lực lượng kháng chiến Hồi giáo Iraq cáo buộc Mỹ lợi dụng các cuộc đàm phán để "điều chỉnh chính sách và câu giờ".
"Phản ứng của Lực lượng kháng chiến Hồi giáo Iraq sẽ là tiếp tục các hoạt động chống lại sự hiện diện của nước ngoài cho đến khi ý định thực sự của họ và mức độ nghiêm túc trong cam kết rút lực lượng của họ được chứng minh", tuyên bố của lực lượng trên nêu rõ.
Có khoảng 2.500 lính Mỹ được triển khai ở Iraq và khoảng 900 lính Mỹ ở Syria trong khuôn khổ liên minh chống IS được thành lập vào năm 2014 - năm mà nhóm cực đoan này chiếm lĩnh khoảng 1/3 lãnh thổ Iraq.
Iraq tuyên bố IS đã bị đánh bại vào cuối năm 2017 sau khi quân đội của họ, được liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu hậu thuẫn và lực lượng dân quân người Shiite ở Iraq được Iran hậu thuẫn, đã giành lại toàn bộ lãnh thổ bị chiếm giữ, nhưng nhóm này vẫn tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công không thường xuyên thông qua các hoạt động bí mật.
EU, G7 tăng cường áp đặt trừng phạt Iran - Jordan cảnh báo cuộc chiến tàn khốc tại Trung Đông Ngày 17/4, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhất trí tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Iran sau cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái của nước này nhằm vào Israel đêm 13/4. Quyết định trên được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh của EU diễn ra ở thủ đô...