Nhóm đứng sau ‘tấm màn bí mật’ Covid-19 của Anh
Trước làn sóng chỉ trích cách xử lý Covid-19, chính phủ Anh cho biết họ làm theo “khoa học”, nhưng không ai biết về những chuyên gia đứng sau họ.
Nhóm Cố vấn Khoa học cho Các tình huống khẩn cấp ( SAGE) có ảnh hưởng lớn tới chính phủ Anh, nhưng hoạt động của họ luôn được tiến hành sau bức màn bí ẩn. Danh sách thành viên của nhóm không được tiết lộ. Các cuộc họp đều diễn ra sau cánh cửa đóng kín. Những khuyến cáo được giữ bí mật và biên bản cuộc họp nếu được công bố cũng rất muộn so với sự kiện.
Chính phủ Anh đã rất nhiều lần đề cập đến SAGE mà chưa từng cho biết họ đưa ra lời khuyên như thế nào, thậm chí những nhà khoa học đó là ai. Sự thiếu minh bạch đó làm dấy lên tranh cãi, trong lúc chính phủ phải vật lộn giải thích lý do họ đợi đến tận tháng 3 mới áp dụng các biện pháp chống nCoV nghiêm ngặt mà những nước châu Âu khác đã tiến hành từ trước đó rất lâu.
Giới phê bình đánh giá sự chậm trễ này khiến đại dịch ở Anh tồi tệ hơn, nhưng người dân vẫn không biết tại sao chính phủ chọn phương án đầy rủi ro như vậy. Ngay cả các nhà khoa học và bác sĩ hiện nay vẫn đặt ra một loạt câu hỏi về lời khuyên của những chuyên gia giấu tên đến từ SAGE.
Môt nhân viên y tế đứng sau xe cứu thương bên ngoài bệnh viện Lewisham ở London, Anh hôm 20/4. Ảnh: Reuters.
Tại sao SAGE hôm 9/3 khuyến cáo những biện pháp cách biệt cộng đồng một cách lỏng lẻo, trong khi Pháp và Ireland lúc đó đã cấm tụ tập đông người và ra lệnh phong tỏa, đồng thời xuất hiện một loạt bằng chứng về sự lây lan nhanh chóng và chết người của Covid-19 tại Italy?
Tại sao hồi cuối tháng 2, một nhóm chuyên gia của SAGE lại hạ thấp tỷ lệ bệnh nhân sẽ phải nhập viện do nhiễm nCoV? Tại sao các mô hình của họ đánh giá thấp tốc độ truyền nhiễm của mầm bệnh? Tại sao các nhà khoa học bí ẩn kia nhất trí phân loại mức độ rủi ro của việc nCoV lây lan trong cộng đồng là “trung bình”, ngay cả khi đã có bằng chứng từ nhiều tuần rằng virus lây lan giữa người sang người ở Trung Quốc?
Tại sao sau khi Đại học Hoàng gia London hôm 16/3 công bố nghiên cứu đáng lo ngại, c ảnh báo 500.000 người có thể chết nếu Anh không hành động cứng rắn hơn để ngăn nCoV, Thủ tướng Boris Johnson vẫn mất thêm một tuần nữa mới ra lệnh đóng những cửa hàng không thiết yếu và yêu cầu người dân ở trong nhà?
Video đang HOT
“Có đúng là chính phủ đang làm theo khoa học để chống Covid-19 hay không? Tôi cũng không biết, bởi tôi không rõ họ đã được khuyên gì. Các nhà khoa học cũng không được tự do nói với công chúng về những ý kiến của họ”, David King, cựu cố vấn khoa học cho chính phủ Anh, cho hay.
“Các quyết định chính trị thường được viện dẫn là tuân theo khuyến cáo khoa học tốt nhất. Tuy nhiên, khoa học cũng chỉ là một lời xác nhận về cách chúng ta phải đưa ra quyết định. Đó là những ước tính có khả năng nhất”, Connor Rochford, cựu chuyên gia tư vấn tại công ty McKinsey, cho hay.
Một số người nhận định việc Thủ tướng Johnson và các trợ lý của ông thường xuyên đề cập đến các nhà khoa học là một dấu hiệu cảnh báo. Theo bình luận viên Mark Landler và Stephen Castle của NY Times, trong trường hợp cách ứng phó Covid-19 của chính phủ Anh bị quốc hội điều tra, giới chức có khả năng sẽ biện minh rằng họ đang nghe theo các chuyên gia.
Nhằm giảm bớt sự tò mò về danh tính các thành viên của SAGE, chính phủ Anh hướng sự chú ý đến Patrick Vallance, cố vấn trưởng về khoa học của họ, đồng thời là người đứng đầu SAGE và thường xuyên xuất hiện trước công chúng. Chính phủ cũng đăng lên mạng những báo cáo từ một số nhóm nhỏ thuộc SAGE và dữ liệu giúp thiết lập các mô hình của họ.
Trong lá thư gần đây gửi tới quốc hội, giáo sư Vallance cho biết việc giấu danh tính các thành viên của SAGE nhằm đảm bảo an toàn cho các nhà khoa học, đồng thời ngăn chặn tình trạng “vận động hành lang, cũng như những hình thức gây ảnh hưởng không mong muốn khác có nguy cơ cản trở họ đưa ra lời khuyên độc lập”. Vallance nói thêm rằng các thành viên SAGE được tự do tiết lộ danh tính của mình.
Một trong những thành viên của SAGE đã “bước ra ánh sáng” là chuyên gia bệnh truyền nhiễm Jeremy Farrar, giám đốc quỹ y tế Wellcome Trust. Trong bài phỏng vấn gần đây, ông thừa nhận những hạn chế của hệ thống, cho biết Nhóm Cố vấn Những mối đe dọa mới và đang nổi lên về virus đường hô hấp (NERVTAG), bộ phận đưa ra lời khuyên cho SAGE, hồi tháng 3 đã đánh giá thấp mối đe dọa từ nguy cơ lây nhiễm của nCoV.
“Anh chắc chắn có nguy cơ trở thành một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất châu Âu, nếu không muốn nói là tồi tệ nhất”, ông nói thêm.
Một thành viên khác của SAGE gây chú ý là Neil Ferguson, nhà dịch tễ học thuộc Đại học Hoàng gia London. Nhóm của ông hôm 16/3 đưa ra bản báo cáo được cho là thúc đẩy Phố Downing áp lệnh phong tỏa. Ông còn hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và tư vấn cho những quốc gia khác về cách ứng phó Covid-19.
Ferguson sau đó xuất hiện những triệu chứng nhiễm nCoV. Trong phiên điều trần trước quốc hội khi đang tự cách ly tại nhà hồi cuối tháng 3, chuyên gia này nhận định Anh có thể giữ số người chết vì nCoV dưới 20.000 nếu duy trì những biện pháp cách biệt cộng đồng nghiêm ngặt.
Giáo sư Ferguson không tiết lộ lời khuyên của ông dành cho chính phủ Anh hoặc những ý kiến của SAGE. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với NY Times, ông thừa nhận không còn cách nào khác để ngăn nCoV lây lan ngoài áp lệnh phong tỏa, như cách Trung Quốc thực hiện ở Vũ Hán, nơi đại dịch khởi phát, thay vì phương án theo đuổi “miễn dịch cộng đồng”.
“Anh đã vật lộn vài tuần qua để suy nghĩ về cách xử lý đại dịch về lâu dài. Chúng tôi không có chiến lược rõ ràng, nhưng vẫn sẽ phải ngăn chặn chủng virus này cho tới khi có vaccine. Đó là tình thế khó khăn cho thế giới”, Ferguson nói.
Tới tận giữa tháng ba, Ferguson, Vallance và các nhà khoa học khác dường như vẫn nghiêng về phương án “miễn dịch cộng đồng”, có nghĩa là để một tỷ lệ đáng kể dân số nhiễm virus và xây dựng khả năng miễn dịch, trong lúc cố gắng giảm thiểu số ca tử vong. Tuy nhiên, trước những con số dự báo kinh hoàng, họ chuyển hướng sang chiến lược kiềm chế đại dịch.
Báo cáo hôm 9/3 là một trong số ít tài liệu công khai cho thấy những tính toán của SAGE. Theo đó, nhóm cố vấn đề xuất “kết hợp giữa cách ly những cá nhân có triệu chứng tại nhà, cách ly theo hộ gia đình và cách biệt cộng đồng đối với những người trên 70 tuổi”.
Các biện pháp này không bao gồm cấm tụ tập đông người, như sự kiện âm nhạc hay thể thao, một phần bởi các nhà khoa học hành vi nghi ngờ khả năng tuân thủ của người dân. SAGE cũng không khuyến nghị xét nghiệm rộng rãi và truy vết những người nhiễm nCoV, chính sách mà giới chức Anh từng theo đuổi trong những ngày đầu đại dịch và đạt một số thành công.
Một trong những bí ẩn khác về SAGE là thành phần của nhóm. Giáo sư Vallance cho biết SAGE bao gồm đại diện từ hơn 20 tổ chức, với chuyên môn trải rộng từ tiến hóa phân tử tới vi sinh. Có 4 nhóm chuyên gia tư vấn cho SAGE, mỗi nhóm có 5-45 thành viên. Một số nhà khoa học, như giáo sư Ferguson, làm việc trong nhiều nhóm.
Tuy nhiên, những chuyên gia bên ngoài đặt câu hỏi liệu SAGE có đủ đại diện từ các lĩnh vực như y tế cộng đồng và hậu cần hay không, bởi tình trạng thiếu khẩu trang, găng tay và đồ bảo hộ khác là một trong những điểm yếu của Anh khi phản ứng với Covid-19.
Nhiều người còn nghi ngờ tính độc lập của các nhà khoa học tại SAGE. Theo giới phê bình, việc Vallance xuất hiện thường xuyên trước công chúng bên cạnh Thủ tướng Johnson và các bộ trưởng khiến giáo sư này giống như một phần của chính phủ, chứ không phải là một cố vấn độc lập.
Giáo sư King, cựu cố vấn của chính phủ Anh, cho rằng giới chức không có lý do gì để giữ bí mật về các thành viên SAGE, cũng như những biên bản cuộc họp của họ. Theo ông, việc này sẽ gây xói mòn niềm tin trong công chúng, đặc biệt trước những thay đổi đầy hoang mang khi chống dịch.
“Thật sai lầm khi nghĩ rằng một nhóm chuyên gia nhỏ có thể không bao giờ mắc sai lầm, hoặc bỏ lỡ bất cứ thông tin nào”, Sarah Wollaston, cựu chủ tịch Ủy ban Lựa chọn Chăm sóc Sức khỏe và Xã hội thuộc Hạ viện Anh, nêu ý kiến. “Tuy nhiên, bạn không thể phản bác các khuyến cáo khi không biết họ dựa trên cơ sở gì”.
Ánh Ngọc
Đức mong muốn duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran
Ngày 10/1, Đức tuyên bố nước này vẫn muốn cứu vãn thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) mà Iran đã ký với Nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) vào năm 2015, qua đó bác bỏ lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng các nước châu Âu cần rút khỏi thỏa thuận.
Bên trong một cơ sở hạt nhân của Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Phát biểu tại thủ đô Berlin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức Rainer Breul nêu rõ mục tiêu của Đức vẫn là bảo vệ thỏa thuận hạt nhân, do nước này tin rằng đây là công cụ phù hợp để ngăn khả năng Iran vũ trang hạt nhân. Đức muốn tận dụng mọi khả năng trong thỏa thuận để hướng tới một giải pháp ngoại giao. Ông cũng hối thúc Tehran quay trở lại JCPOA.
JCPOA đã đối mặt với nhiều khó khăn kể từ khi Tổng thống Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018 và tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran. Ngày 8/1 vừa qua, Tổng thống Trump cho rằng đã đến lúc các bên ký kết cần rút khỏi thỏa thuận hạt nhân. Tuy nhiên, Pháp tuyên bố vẫn duy trì cam kết đối với thỏa thuận hạt nhân. Trong khi đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định JCPOA vẫn là phương án tốt nhất hiện có.
Trong những ngày tới, các quốc gia châu Âu ký thỏa thuận sẽ phải quyết định xem liệu có nên hành động chống lại Tehran hay không, điều này có khả năng sẽ dẫn đến việc tái áp đặt các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc.
Ngày 5/1, Iran tuyên bố nước này sẽ tiếp tục giảm bớt các cam kết đối với JCPOA, song vẫn tiếp tục hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Tuyên bố khẳng định Tehran sẽ không tuân thủ bất kỳ giới hạn nào được đặt ra trong thỏa thuận hạt nhân về số lượng máy ly tâm để làm giàu urani mà họ có thể sử dụng, điều này đồng nghĩa sẽ không có giới hạn đối với năng lực và cấp độ làm giàu urani hoặc quá trình nghiên cứu và phát triển hạt nhân của Iran. Từ nay, những vấn đề này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu kỹ thuật của Iran.
Đây là bước đi mới nhất của Tehran trong việc rút lại các cam kết trong khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân ký với Nhóm P5 1 sau khi Mỹ tiến hành không kích vào sân bay quốc tế ở thủ đô Baghdad (Iraq), khiến Tư lệnh đơn vị Quds thuộc Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Tướng Qassem Soleimani thiệt mạng. Vụ không kích của Mỹ đã không chỉ khiến quan hệ giữa Mỹ với Iran và Iraq đặc biệt căng thẳng, mà còn khiến khu vực có nguy cơ rơi vào vòng xoáy bạo lực mới.
Theo Đặng Ánh (TTXVN)
Vụ tai nạn máy bay của Ukraine: Không có căn cứ để đổ lỗi cho Iran Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 10/1 cho rằng, không có căn cứ nào để đổ lỗi cho Iran về vụ tai nạn máy bay của Ukraine gần Tehran. Theo hãng tin TASS, ông Ryabkov kêu gọi các quan chức cấp cao thế giới kiềm chế các tuyên bố về nguyên nhân vụ tai nạn máy bay cho đến khi có...