Nhóm cổ phiếu ngân hàng ACB, VIB, LPB chạm đỉnh lịch sử
Cổ phiếu ngân hàng đang có những diễn biến tích cực trên thị trường chứng khoán, nhiều mã ngân hàng đã vượt đỉnh lịch sử từ tháng 4/2018.
Nhóm cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất phải kể đến nhóm “chuyển sàn” gồm ACB, VIB, SHB và LPB. Trong đó, ACB và SHB chuyển niêm yết từ HNX sang HoSE, còn VIB và LPB chuyển từ thị trường UPCoM lên HoSE.
Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, lúc 4h chiều, cổ phiếu ACB dừng ở mức 27.200 đồng, ghi nhận mức kỷ lục mới trên đỉnh cũ 26.500 đồng xác lập tháng 4/2018. Tương tự ACB, VIB và LPB gần đây cũng vượt qua đỉnh quá khứ, trong khi SHB chỉ còn cách mức kỷ lục vài trăm đồng.
Lần đầu tiên VN-Index vượt ngưỡng 1200 điểm vào tháng 4/2018, sau gần 3 năm, dù VN-Index đến nay chưa trở lại ngưỡng 1.000 điểm, nhiều cổ phiếu nhóm này vẫn tiến gần và vượt mức đỉnh năm xưa. Tuy nhiên, biên độ được thu hẹp chủ yếu nằm ở nhóm nhà băng tầm trung, trong khi khoảng cách ở nhóm dẫn đầu vẫn còn xa.
Video đang HOT
Sự không ổn định của nhóm cổ phiếu ngân hàng là do ảnh hưởng của câu chuyện tăng vốn, hay chuyển sàn niêm yết. Ngoài ra, một phần lý do từ kết quả kinh doanh tích cực bất chấp đại dịch, vốn không còn là xu hướng chung của toàn ngành.
Năm 2020 là hạn chót để các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán chính thức, theo đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025″.
Theo đánh giá của Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư SSI Research niêm yết trên HOSE có thể mang lại nhiều lợi ích, trong đó có nhiều cơ hội tăng vốn hơn là lợi ích nổi bật.
Việc chuyển từ UPCoM sang HOSE sẽ khiến VIB và LPB đủ điều kiện để giao dịch ký quỹ, giúp cải thiện tính thanh khoản của cổ phiếu. Cổ phiếu sẽ được phép giao dịch ký quỹ sau 6 tháng kể từ ngày niêm yết.
Thêm vào đó, SSI Research cho rằng tính minh bạch, cũng như độ tin cậy của thông tin doanh nghiệp công bố trên HOSE, nhìn chung được đánh giá cao hơn so với thông tin trên UPCoM. Do đó, các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE cũng được các nhà đầu tư đón nhận tốt hơn so với sàn UPCoM.
Khác với nhóm ngân hàng tầm trung, khoảng cách tới mức đỉnh ở quá khứ của nhóm ngân hàng top đầu vẫn còn xa.
Trong nhóm ba nhà băng quốc doanh, VCB và CTG là hai mã tích cực hơn khi thu hẹp khoảng cách xuống còn 10-15%, trong khi thị giá BID vẫn còn cách mức đỉnh gần 30%.
Từ câu chuyện cổ phiếu ngân hàng âm thầm vượt đỉnh, câu hỏi liệu rằng việc nhà đầu tư so sánh mức VN-Index 900 điểm, 1.000 điểm hay 1.200 điểm có ý nghĩa trong quyết định giao dịch. Thay vào đó nhà đầu tư nên ưu tiên quan tâm đến diễn biến giá cổ phiếu hơn là thị trường chung?
Hai quỹ đầu tư ngoại sang tay 1 triệu cổ phiếu FPT
Hai quỹ ngoại vừa thông báo sang tay cổ phiếu công ty cổ phần FPT (Mã chứng khoán: FPT - sàn HOSE).
Theo đó, quỹ Vietnam Growth Stock Income Mother Fund đã chuyển nhượng 1 triệu cổ phiếu FPT cho Ntasian Discovery Master Fund. Giao dịch được thực hiện ngày 16/11/2020.
Ở diễn biến khác, trong tháng 9/2020, ông Bùi Quang Ngọc, Phó Chủ tịch HĐQT đã bán ra 2,3 triệu cổ phiếu để giảm sở hữu về 2,46% vốn điều lệ của FPT.
Được biết, trong 9 tháng, FPT ghi nhận doanh thu thuần ở mức 21.164 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ. Trong đó, mảng công nghệ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 11.711 tỷ đồng (tăng 5,8% so với cùng kỳ). Tiếp theo là mảng viễn thông với 8.311 tỷ đồng (tăng 9,9% so với cùng kỳ), còn lại là mảng giáo dục, đầu tư và khác chiếm 6% với 1.142 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt 3.814 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ và hoàn thành 69% kế hoạch năm 2020.
Tại thời điểm 30/9/2020, tổng tài sản ở mức 37.758 tỷ đồng, tăng 13% so với số đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng 18,4% lên 22.473 tỷ đồng và tài sản dài hạn tăng 6% lên 15.284 tỷ đồng. Khoản mục tiền gửi ngân hàng bao gồm tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng và tiền gửi có kỳ hạn tăng từ 7.543 tỷ đồng lên 11.926 tỷ đồng, con số này ở quý II là 10.883 tỷ đồng.
Khoản tiền và tương đương tiền tăng từ 3.453 tỷ đồng lên 4.307 tỷ đồng, trong đó chủ yếu tăng khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng từ 841,7 tỷ đồng lên thành 1.948 tỷ đồng. Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn) tăng gần 50% so với đầu năm lên 9.991 tỷ đồng.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/11, cổ phiếu FPT tăng 700 đồng lên 54.000 đồng/cổ phiếu.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 16/11: Bán ròng gần 400 tỷ đồng Nhà đầu tư nước ngoài cũng góp phần đẩy thị trường đi xuống khi trở lại trạng thái bán mạnh bluechip và bán ròng gần 400 tỷ đồng. Trên sàn giao dịch HOSE, khối ngoại đã mua vào với khối lượng 22,24 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 728,28 tỷ đồng, giảm 6,97% về lượng và 21,74% về giá trị so...