Nhóm chuyên biểu tình chống Đạt Lai Lạt Ma bất ngờ tuyên bố giải tán
Một nhóm người chuyên tổ chức biểu tình chống Đạt Lai Lạt Ma ở bất kỳ đâu ông đến, bất ngờ tuyên bố giải tán, chấm dứt chiến dịch chỉ trích lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng này.
Thành viên của ISC chuyên tổ chức biểu tình chống đối Đạt Lai Lạt Ma bất kỳ nơi nào ông đến – Ảnh: Reuters
Nhóm có tên gọi Cộng đồng Shugden quốc tế (ISC). Các thủ lĩnh của ISC đăng một thông báo trên trang web của mình nói rằng họ quyết định giải tán, không tiếp tục tổ chức chiến dịch chống đối nhằm bôi nhọ uy tín của Đạt Lai Lạt Ma, theo Reuters hôm 11.3.
Cùng với thông báo trên, từ 10.3 tổ chức này cũng đóng luôn trang web lâu nay vẫn kêu gọi mọi người tham gia tẩy chay lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng. ISC không giải thích lý do của việc ngưng hoạt động cũng như đóng trang web. Reuters cố liên lạc với người phát ngôn của ISC Len Foley, người đứng tên trong thông báo, nhưng không được.
Thông báo ngưng hoạt động của ISC được cho là được đưa ra sau bài phóng sự điều tra của Reuters thực hiện hồi tháng 12.2015. Theo đó, ISC được sự hỗ trợ từ đảng Cộng sản Trung Quốc chuyên tổ chức những chiến dịch biểu tình phản đối và nói xấu Đạt Lai Lạt Ma tại bất kỳ nơi đâu ông xuất hiện.
Video đang HOT
ISC là công cụ để Trung Quốc hạ uy tín của lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng. Lama Tseta, một nhà sư và là cựu thành viên của phong trào Shugden có trụ sở tại Ấn Độ và Nepal nói với Reuters rằng Ban công tác mặt trận thống nhất của Trung Quốc chỉ đạo các chiến dịch chống đối cho nhóm. Bắc Kinh luôn cáo buộc Đạt Lai Lạt Ma là “phần tử phản động, ly khai” nhưng luôn bị Đạt Lai Lạt Ma bác bỏ.
Trước vụ đóng cửa ngưng hoạt động của ISC, Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ông biết thông tin này nhưng không rõ lý do vì sao. “Bài báo thật hữu ích đã hoàn thành nhiệm vụ”, ông trả lời Reuters với hàm ý nói đến bài phóng sự điều tra mà theo ông có thể là lý do.
ISC được thành lập ở California, Mỹ như một tổ chức từ thiện. Từ năm 2014, những người phát ngôn của ISC nói rằng họ có nhiệm vụ tổ chức các cuộc chống đối nhưng phủ nhận có mối liên hệ với Bắc Kinh hay đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trước câu hỏi của Reuters về sự hỗ trợ của đảng Cộng sản Trung Quốc cho phái Dorje Shugden, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trả lời trực tiếp mà thay vào đó nói rằng Đạt Lai Lạt Ma đã hành nghề “độc tài tôn giáo”.
Người ủng hộ tham gia ISC là những tín đồ của một giáo phái thờ Dorje Shugden, vị thần trong Phật giáo Tây Tạng. Đạt Lai Lạt Ma khuyên mọi người không nên theo tôn giáo này vì cho rằng đây là vị thần “ác”, tư tưởng có hại cho tín đồ. Trong khi đó các tín đồ Dorje Shugden buộc tội Đạt Lai Lạt Ma – người đoạt giải Nobel Hòa bình, đã 80 tuổi này – là đàn áp họ và muốn chia rẽ Phật giáo Tây Tạng.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc kêu gọi tẩy chay Đạt Lai Lạt Ma tại Liên Hiệp Quốc
Trung Quốc đã viết thư kêu gọi các nhà ngoại giao và quan chức Liên Hiệp Quốc (LHQ) không tham dự một sự kiện có mặt nhà sư Tây Tạng lưu vong Đạt Lai Lạt Ma vào ngày 11.3 tại Geneva (Thuỵ Sĩ).
Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng (Trung Quốc) - Ảnh: Reuters
Trong bức thư, phái đoàn ngoại giao Trung Quốc tại LHQ phản đối việc lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma xuất hiện tại một sự kiện của những người từng nhận giải Nobel tại Viện cao học Geneva, theo Reuters ngày 10.3.
"Việc mời Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đến sự kiện nói trên là vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, trái với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương LHQ", Reuters trích bức thư viết ngày 8.3.
Trung Quốc cho rằng Đạt Lai Lạt Ma phải bị cấm dự bất cứ sự kiện hoặc tổ chức nào, tại bất kỳ nước nào vì những hoạt động ly khai của nhà sư Tây Tạng lưu vong này. Phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại LHQ cũng kêu gọi phái đoàn các nước khác, LHQ không tham dự sự kiện trên và cũng không gặp Đạt Lai Lạt Ma và tuỳ tùng của ông.
Lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng sẽ có bài phát biểu tại sự kiện trên, diễn ra bên lề phiên họp hằng năm của Hội đồng nhân quyền LHQ. Ông Philippe Burrin, giám đốc Viện cao học Geneva cho biết dù chịu áp lực từ nhiều phía nhưng sự kiện sẽ không bị huỷ bỏ.
Đạt Lai Lạt Ma được trao giải Nobel Hoà bình vào năm 1989. Ông rời Trung Quốc và đến tị nạn tại Ấn Độ vào năm 1959. Trung Quốc coi ông là người ly khai nhưng các nhà sư khác nói rằng Đạt Lai Lạt Ma chỉ muốn sự tự chủ cho quê hương mình.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Bà Thái Anh Văn trước 'bài toán' đón tiếp Đạt Lai Lạt Ma Đạt Lai Lạt Ma, người bị Trung Quốc xem là phần tử nguy hiểm và bị cấm đến nước này, có thể sẽ được phép đến Đài Loan bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh. Bà Thái Anh Văn từng tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma khi ông đến Đài Loan hồi năm 2009 để làm lễ cầu hồn cho các nạn...