Nhóm Bộ tứ và bài học của Đức từ Thế chiến 1 khiến Trung Quốc lo lắng
Bắc Kinh phàn nàn rằng nhóm Bộ tứ (Quad) – gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, và Australia – là một “ NATO châu Á” hoặc “NATO thu nhỏ” có mục đích kiềm chế Trung Quốc.
James Holmes, chủ tịch Chiến lược hàng hải J. C. Wylie thuộc Đại học Hải chiến Hoa Kỳ, cho rằng đến nay Bắc Kinh không hoàn toàn sai khi có nhận định như vậy.
Trong bài phân tích đăng trên tạp chí National Interest hôm 26/11, Holmes nói rằng 4 nước thành viên Bộ tứ cũng khiến nhiều người liên tưởng tới NATO. Hải quân 4 nước vừa kết thúc cuộc tập trận thường niên Malabar ở Biển Ả Rập, cho thấy các nước có thể phối hợp sức mạnh và kiềm chế Trung Quốc khi tổ chức này cố gắng trở thành một “ông lớn” ở khu vực Ấn Độ Dương. Các lực lượng hải quân NATO thường có chung mục tiêu, tạo đối trọng với tham vọng của Nga ở Đại Tây Dương và các vùng biển lân cận.
Trên thực tế, Quad không phải là một liên minh thường trực được duy trì bởi một hiệp ước phòng thủ tập thể. Sự kết hợp này mang nhiều nét giống với “mối quan hệ thân ái” trước Thế chiến 1 hơn là NATO.
Vào tháng 4/1904, chính phủ Pháp và Anh ký một loạt hiệp định giải quyết những bất đồng từ thời thuộc địa. Bỏ qua hàng thế kỷ thù hận qua lại, hai nước cùng nhau chống lại mối đe dọa chung là đế quốc Đức.
Hoàng đế Kaiser Wilhelm II của Đức và các phụ tá liên tục tìm cách phá vỡ những hiệp ước trong những năm sau đó, tuy nhiên các chiêu thức ngoại giao khéo léo của họ chỉ củng cố nó. Nga, đồng minh của Pháp cuối cùng cũng tham gia liên minh và trở thành “Liên minh 3 bên”. Kết quả là, một liên minh không chính thức đã được lập nên để chống lại Đức cùng đồng minh vào năm 1914.
Cuộc tập trận Malabar thường niên năm nay có sự tham gia của cả 4 nước thành viên Quad, gồm Mỹ, Nhật, Australia, Ấn Độ, mở màn ngày 3/11/2020 tại Vịnh Bengal (Ảnh: Twitter/@indiannavy)
Sự khác biệt so với các liên minh của Mỹ
Video đang HOT
Nền chính trị liên minh châu Âu trước Thế chiến 1 có thể khiến Bắc Kinh quan ngại, khi nó cho thấy một quốc gia trở nên hùng mạnh có thể trở thành động lực cho các nước đối thủ liên kết với nhau vì mục tiêu chung, ngay cả khi không tồn tại hiệp ước tương trợ ràng buộc các bên. Điều này cũng cho thấy các nước cũng có thể giành chiến thắng.
Bản thân NATO là một điều bất thường, cũng như giống như một loạt các liên minh mà Mỹ nắm quyền lãnh đạo kể từ năm 1945 tới nay.
Lord “Pug” Ismay, Tổng thư ký đầu tiên của NATO, đã tóm tắt mục tiêu tồn tại của liên minh một cách ngắn gọn nhưng rất chính xác: NATO sinh ra là để ngăn chặn sự xâm nhập từ Nga, gạt Mỹ ra rìa và khiến Đức thất vọng. Tuy vậy, đó chỉ là khẩu hiệu. Nước Mỹ là thành viên của NATO và nước này thậm chí chẳng cần lời mời nào. Điều này khiến các nước đồng minh dễ dàng hơn về mặt chính trị khi yêu cầu Mỹ ở lại, giữ Liên Xô không vượt qua Bức màn Sắt và kiềm chế chủ nghĩa phát xít mới ở Đức.
Cách lập luận tương tự cũng diễn ra ở châu Á, nơi sự thất bại của phát xít Nhật trong Thế chiến 2 đã chia nhỏ khu vực, bao gồm cả khu vực do quân đội Mỹ chiếm đóng. Liên minh an ninh Mỹ-Nhật là một hình thức “NATO song phương” nhằm ngăn cản sự xâm nhập của người Nga và Trung Quốc, giúp Mỹ tham gia và khiến Nhật Bản thất vọng.
Do bị tàn phá trong Thế chiến 2 và chiến tranh bán đảo, Hàn Quốc đã chấp thuận sự hiện diện quân sự hùng hậu của quân Mỹ để bảo vệ lãnh thổ trước Triều Tiên.
Ông James Holmes chỉ ra, đánh giá của Ismay đã trở thành một kim chỉ nam hiệu quả để đánh giá các liên minh do Mỹ lãnh đạo. Kim chỉ nam này cho thấy Quad không giống các liên minh lâu đời khác khi Mỹ không đóng quân tại các nước thành viên của liên minh. Sự hiện diện của quân Mỹ ở Nhật đã có từ rất lâu trước sự ra đời của Quad. Trên thực tế, bộ đôi Mỹ-Nhật đang ngày càng trở thành một liên minh ngang hàng.
Australia là đồng minh thân cận của nước Mỹ. Tuy nhiên, giới chức của họ vẫn không hào hứng với ý tưởng binh lính Mỹ đóng quân thường trực ở nước này và có thể đẩy Canberra vào những rắc rối không mong muốn. Chính phủ Australia cho phép thủy quân lục chiến Mỹ triển khai đóng quân luân phiên tại cảng Darwin, tình hình gần như tương đồng với Châu Âu hoặc Đông Á trong thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh.
Giới chức New Delhi đi tiên phong trong việc phi liên kết trong Chiến tranh Lạnh. Nước này có một mối quan hệ đôi khi căng thẳng với Mỹ (và một mối quan hệ nồng ấm với Liên Xô). Và một truyền thống tự chủ là đặc điểm nổi bật trong văn hóa chiến lược của Ấn Độ. New Dehli luôn coi mình là một cường quốc trong khu vực Ấn Độ Dương. Không một cường quốc nào dễ dàng khuất phục trước sức mạnh của một liên minh do nước ngoài đứng đầu, chưa nói đến việc cho phép nước khác thiết lập sự hiện diện quân sự thường trực trên lãnh thổ của mình. Chỉ khi bị dồn tới đường cùng, New Delhi mới quyết định quên đi quyền tự chủ chiến lược.
Một phiên họp của Ngoại trưởng các nước nhóm Quad tại New York, Mỹ (Ảnh: The Hindu)
Quad không phải là NATO
Theo Holmes, Quad là một lựa chọn và đặt nền tảng cho các hoạt động đa quốc gia nếu các nhà lãnh đạo của Quad phát triển tổ chức theo xu hướng này mà không phải cam kết vào vào các hoạt động tập thể mà các nước không muốn tham gia.
Hoạt động tập trận như Malabar giúp các đối tác quen thuộc hệ thống vũ khí, quy trình, chiến thuật và những điều khác biệt trong văn hóa của nhau. Các hoạt động như vậy giúp xây dựng “khả năng tương tác” hoặc thậm chí “khả năng thay thế lẫn nhau” giữa các đối tác đặc biệt thân thiết. Kĩ năng tích lũy trong thời bình sẽ trở nên hữu ích khi xảy ra chiến tranh.
Quad sinh ra để làm gì?
Là một chiến lược – đặc biệt trong lĩnh vực quân sự và hải quân – ngăn chặn [Trung Quốc] là một phép ẩn dụ phù hợp, theo James Holmes. Điều này thể hiện rõ ràng nhất ở khu vực Đông Á, nơi các lực lượng Mỹ đang sắp xếp lại cơ cấu để sẵn sàng triển khai hoạt động quân sự tại các hòn đảo, phủ nhận quyền kiểm soát vùng biển và không phận của hải quân và không quân Trung Quốc. Cách tiếp cận này được trích dẫn từ kịch bản Chiến tranh Lạnh, từ những ngày Ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson đề xuất biến chuỗi đảo đầu tiên trở thành “vành đai phòng thủ ở Thái Bình Dương” của Mỹ.
Cách tiếp cận này cũng áp dụng ở Ấn Độ Dương, mặc dù theo kiểu phân tán hơn và không quá ấn tượng khi được thể hiện trên bản đồ. Việc kiềm chế những nỗ lực giành quyền kiểm soát quân sự ở các cảng biển tại Ấn Độ Dương của Bắc Kinh bản thân là một cách thức hiệu quả nhằm hạn chế mở rộng tầm ảnh hưởng về hàng hải của Trung Quốc.
Các thành viên Quad có thể né tránh nói về sự ngăn chặn. Họ cần tính chính xác khi phải lý giải mục đích của nhóm và cách thức các nước định vận dụng sức mạnh để đạt được mục tiêu này. Điều này có nghĩa là các thành viên Quad cần thận trọng về các thuật ngữ sử dụng để mô tả chính sách của họ đối với Trung Quốc. Nhưng về mặt quân sự, họ cần làm rõ ràng ý nghĩa này và quên đi những chiến thuật từ thời Chiến tranh Lạnh.
Hải quân 'Bộ Tứ' sẽ diễn tập ngoài khơi Ấn Độ
Hải quân Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia sẽ diễn tập quy mô lớn trên Vịnh Bengal và Biển Arab tháng tới, khi lo ngại với Trung Quốc gia tăng.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds hôm 19/10 cho biết hải quân nước này sẽ lần đầu tiên kể từ năm 2007 tham gia Malabar, đợt diễn tập hải quân quy mô lớn với ba nước Mỹ, Nhật và Ấn Độ.
Đợt diễn tập Malabar được tổ chức vào tháng 11 nhằm "thể hiện quyết tâm chung của chúng tôi nhằm hỗ trợ một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng mở và thịnh vượng", Bộ trưởng Reynolds cho hay.
Australia lần cuối cùng tham gia diễn tập Malabar là vào tháng 9/2007, trùng với thời điểm nhóm "Bộ Tứ" gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia nhóm họp lần đầu. Tuy nhiên, Canberra quyết định rút khỏi hoạt động này khi vấp phải sự phản đối của Bắc Kinh.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết Malabar năm nay sẽ diễn ra trên Biển Arab và Vịnh Bengal, nơi từng là điểm nóng cạnh tranh chiến lược Ấn Độ - Trung Quốc. Trong vài thập kỷ qua, Bắc Kinh đã cố gia tăng ảnh hưởng đáng kể ở Myanmar, Sri Lanka, Pakistan và Bangladesh, khiến New Delhi lo ngại.
Chiến đấu cơ Mỹ chuẩn bị cất cánh trong cuộc diễn tập Malabar năm 2017. Ảnh: Reuters.
Cuộc diễn tập diễn ra trong lúc quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng vì Covid-19, chiến tranh thương mại, vấn đề Hong Kong và Đài Loan. Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản cũng suy giảm vì tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, gần đây tiếp tục nghiêm trọng khi Tokyo coi hoạt động quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh là một mối "đe dọa an ninh".
Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc cũng căng thẳng vì tranh chấp biên giới trên dãy Himalaya. Trong khi đó, Canberra và Bắc Kinh cũng nảy sinh nhiều vấn đề ngoại giao phức tạp trong những tháng gần đây.
"Bộ Tứ" được quảng bá như một phương thức chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc, nước tăng cường đầu tư hàng thập kỷ vào hiện đại hóa quân đội. Tuy nhiên, nhóm thường xuyên gặp bất đồng về mức độ đối đầu, kiềm chế hoặc gần gũi với Bắc Kinh.
Trong một nỗ lực mới để phát triển "Bộ Tứ" thành đối trọng chính thức với Trung Quốc, ngoại trưởng 4 nước đã họp bàn tại Tokyo đầu tháng này. Tại cuộc họp, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi các đồng minh châu Á đoàn kết chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sau đó cáo buộc Mỹ đang nỗ lực xây dựng "một NATO ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" khi thúc đẩy nhóm "Bộ Tứ" trong khu vực. Ông Vương cho rằng chiến lược này tiềm ẩn "rủi ro an ninh nghiêm trọng với khu vực".
Lãnh đạo Đông Á đánh giá cao vai trò chủ tịch ASEAN của Việt Nam Các lãnh đạo tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á đánh giá Việt Nam đã thành công trong điều phối nỗ lực chung, tăng cường hợp tác và ứng phó Covid-19. Đánh giá được các nước đưa ra trong Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì chiều tối 14/11 tại Hà Nội, với sự...