Nhóm bệnh có số lượng tử vong cao nhất trên thế giới

Theo dõi VGT trên

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên – Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội y học các nước Đông Nam Á tại Việt Nam, cứ 10 người tử vong thì có 7 người mắc bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là các bệnh như: Tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Nhóm bệnh có số lượng tử vong cao nhất trên thế giới - Hình 1

Ảnh minh họa

Những con số đáng lo ngại

Bệnh không lây nhiễm thường là các bệnh mãn tính, bao gồm những bệnh không có khả năng lây truyền, có thời gian bị bệnh dài và nhìn chung tiến triển chậm. Bệnh tạo ra gánh nặng bệnh tật nặng nề do tỷ lệ tàn phế và chết yểu cao. Nguy cơ mắc bệnh chủ yếu do lối sống có hại cho sức khỏe và các yếu tố môi trường không thuận lợi.

Tuy nhiên, nhiều nguy cơ Bệnh không lây nhiễm có thể dự phòng được. 5 nhóm Bệnh không lây nhiễm có gánh nặng bệnh tật lớn là: Tim mạch, đái tháo đường, phổi mãn tính, ung thư và các rối loạn tâm thần.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Bệnh không lây nhiễm đang là nguyên nhân dẫn đến cái chết cho khoảng 380 nghìn người, chiếm 73% tổng số người chết mỗi năm (khoảng 520 nghìn người).

PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên – Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội y học các nước Đông Nam Á – cho biết: “Bệnh không lây nhiễm đang trở thành nhóm bệnh có số lượng tử vong cao nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, cứ 10 người tử vong thì có 7 người mắc Bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là các bệnh như: Tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp, 3,5 triệu người mắc đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mãn tính và 126.000 ca mắc mới ung thư, rối loạn tâm thần – thường gặp ở người cao tuổi, trầm cảm, sa sút trí tuệ. Hằng năm, các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân của 73% trường hợp tử vong, trong đó 40% ca tử vong trước 70 tuổi.

Riêng tại Hà Nội, một thành phố với trên 8 triệu dân, thì đa số người có vấn đề sức khỏe đều mắc bệnh thuộc dạng Bệnh không lây nhiễm. Năm 2016, TP Hà Nội có triển khai điều tra tình trạng và nguy cơ bệnh tật không lây nhiễm trong độ tuổi từ 18 – 69. Kết quả có khoảng gần 18,9% người dân mắc bệnh tăng huyết áp.

Ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, Bệnh không lây nhiễm đang gia tăng là vấn đề nhức nhối không chỉ của ngành Y tế. Nếu như trước đây Bệnh không lây nhiễm thường gặp ở người cao tuổi thì những năm gần đây các số liệu báo cáo cho thấy Bệnh không lây nhiễm đang tấn công ở cả những người trẻ tuổi.

Những Bệnh không lây nhiễm có dấu hiệu trẻ hóa rõ rệt như bệnh đái tháo đường, đã có trường hợp chẩn đoán đái tháo đường typ 2 ở bệnh nhân mới 8 – 9 tuổi, trong khi trước đây, bệnh này thường gặp ở người cao tuổi.

Bệnh tăng huyết áp cũng có dấu hiệu trẻ hóa rõ. Khảo sát của Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho thấy trên 10% học sinh có dấu hiệu tăng huyết áp, trong khi trước đây tăng huyết áp hoàn toàn là bệnh của người cao tuổi. Hay bệnh đột quỵ, trước đây cũng là bệnh của người cao tuổi, nhưng gần đây đã gặp những bệnh nhân đột quỵ dưới 40 tuổi, thậm chí ở 30 tuổi.

Nguyên nhân và cách khắc phục

Các nguy cơ khiến bạn mắc phải những Bệnh không lây nhiễm, bao gồm thói quen hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia, đồ ăn có nhiều mỡ động vật, chế độ ăn ít rau xanh, thói quen ít vận động. Những nhóm nguy cơ chính này lâu dần theo thời gian tạo nên sự chuyển hóa, biến đổi sinh lý trong cơ thể như tim mạch, béo phì, các bệnh về ung thư, bệnh mãn tính.

Do vậy để phòng ngừa các Bệnh không lây nhiễm, mỗi người dân cần thay đổi lối, sống, hành vi sẽ hạn chế được các nguy cơ về các bệnh này.

Video đang HOT

Khi chúng ta đã kiểm soát được cả yếu tố, nguy cơ, theo bằng chứng nghiên cứu khoa học thì đã phòng được 80% các bệnh không lênh nhiễm như là tiểu đường, tăng huyết áp và các bệnh phổi mãn tính. Giảm 40% với bệnh lý ung thư. Khi chúng ta chủ động giám sát, phát hiện ra bệnh sớm, cần điều trị và quản lý lâu dài tại các cơ sở y tế ban đầu thì có thể giảm được tỉ lệ bệnh, kiểm soát tốt các bệnh không lây nhiễm đó.

Nhóm bệnh có số lượng tử vong cao nhất trên thế giới - Hình 2

Cần phát huy vai trò y tế cơ sở

PGS. TS. Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: Hiện, việc quản lý các Bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã còn gặp nhiều khó khăn. Ước tính, có dưới 15% trạm y tế thực hiện quản lý điều trị tăng huyết áp, dưới 5% số trạm y tế quản lý điều trị đái tháo đường. Trạm y tế xã hầu như chưa cung cấp dịch vụ chẩn đoán, điều trị về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen phế quản, ung thư.

Theo ông Khuê, các trạm y tế xã mới chỉ thực hiện khám bệnh, kê đơn theo lượt đối với các Bệnh không lây nhiễm như bệnh thông thường, chưa quản lý điều trị ngoại trú lâu dài (chỉ một số ít trạm y tế xã quản lý, duy trì bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường).

Cùng với đó, thuốc điều trị cho bệnh nhân còn thiếu về số lượng, chủng loại, đặc biệt là thuốc huyết áp, đái tháo đường, không sẵn có thường xuyên.

Thống kê cho thấy, trong số những người đang quản lý điều trị, chỉ có 19% bệnh nhân tăng huyết áp và 6% bệnh nhân đái tháo đường được cấp thuốc tại trạm y tế xã, hầu hết bệnh nhân vẫn phải lên các cơ sở y tế tuyến trên để khám và lĩnh thuốc định kỳ.

Việc thiếu các dịch vụ quản lý Bệnh không lây nhiễm ở tuyến xã là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ phát hiện, điều trị loại bệnh này ở mức thấp.

Để khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong quá trình quản lý các Bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã, Bộ Y tế đã ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quản lý một số Bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã.

Theo đó, tài liệu có 5 hướng dẫn chính gồm: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, quản lý tăng huyết áp; hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, quản lý đái tháo đường; hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, quản lý lồng ghép tăng huyết áp và đái tháo đường; hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và bệnh hen phế quản ở người lớn.

Đây được coi là những hướng dẫn quan trọng giúp các cán bộ y tế tuyến cơ sở thực hiện tốt công tác chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, bệnh nhân không phải chuyển lên tuyến trên để điều trị.

Đến nay Bộ Y tế đã xây dựng mô hình thí điểm cho 26 trạm y tế xã và trong thời gian tới, tiếp tục sẽ có 1.000 trạm y tế được xây dựng theo mô hình này. Bên cạnh đó, các địa phương cũng xây dựng trạm y tế theo mô hình trạm y tế 26 xã điểm góp phần nâng cao vai trò chăm sóc, quản lý người mắc Bệnh không lây nhiễm từ tuyến cơ sở.

Khẳng định vai trò của y tế cơ sở trong khám chữa Bệnh không lây nhiễm, đại diện Sở Y tế Bắc Giang cho biết, vừa qua Sở đã tiến hành đào tạo và chuyển giao cho 35 trạm y tế xã, phường, thị trấn quản lý, điều trị ngoại trú tăng huyết áp. Từ năm 2017, triển khai thêm 15 trạm y tế xã quản lý bệnh đái tháo đường. Hiện toàn tỉnh có 16/20 phòng khám đa khoa và 205/218 trạm y tế xã phường tiến hành quản lý Bệnh không lây nhiễm.

Bắc Giang đã quản lý được 23.000 bệnh nhân tăng huyết áp và hơn 4.000 bệnh nhân đái tháo đường tại tuyến cơ sở, đồng thời ngành Y tế cũng bước đầu triển khai thực hiện quản lý bệnh ung thư, COPD tại trạm y tế.

Để ứng phó với gánh nặng của Bệnh không lây nhiễm, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt “Chiến lược quốc gia về phòng, chống bệnh ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2013-2020″.

Đặc biệt, ngày 2/9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1092/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình sức khỏe Việt Nam nhằm kết nối và thực hiện đồng bộ các đề án, chương trình về bảo vệ, nâng cao sức khỏe và tầm vóc người Việt Nam, gắn với phát triển y tế cơ sở, phòng chống các yếu tố nguy cơ và dự phòng Bệnh không lây nhiễm.

Tuấn Anh

Theo baophapluat

40% ca tử vong trước 70 tuổi vì bệnh không lây nhiễm

Ngày 25/10, hội nghị khoa học toàn quốc về quản lý các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở ở các nước Đông Nam Á, do Tổng hội y học Việt Nam tổ chức, đã diễn ra tại Hà Nội.

40% ca tử vong trước 70 tuổi vì bệnh không lây nhiễm - Hình 1

Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ VII năm 2019 về quản lý các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở ở các nước Đông Nam Á. Ảnh: Minh Thúy

Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội y học các nước Đông Nam Á - cho biết: "Bệnh không lây nhiễm đang trở thành nhóm bệnh có số lượng tử vong cao nhất trên thế giới với khoảng 40 triệu người tử vong hàng năm (chiếm 70-75% số ca tử vong trên toàn cầu). Tại Việt Nam, cứ 10 người tử vong thì có 7 người mắc bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là các bệnh như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

40% ca tử vong trước 70 tuổi vì bệnh không lây nhiễm - Hình 2

PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội y học các nước Đông Nam Á

Ước tính trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp, 3,5 triệu người mắc đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và 126.000 ca mắc mới ung thư, rối loạn tâm thần - thường gặp ở người cao tuổi, trầm cảm, sa sút trí tuệ. Hằng năm, các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân của 73% trường hợp tử vong, trong đó 40% ca tử vong trước 70 tuổi.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do người dân chưa có ý thức phòng bệnh, 45% nam giới hút thuốc lá, 77% dân số uống rượu, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, số người thừa cân, béo phì tăng.

Bên cạnh đó, người dân vẫn còn sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 9,4 gram/ngày).

Ngoài ra, tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, ung thư, tâm thần được phát hiện sớm và quản lý điều trị còn thấp, chỉ dưới 50%.

Trước thực trạng đó, để khống chế, đẩy lùi bệnh không lây nhiễm, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015-2025" - PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên nói.

Theo PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế: Toàn cầu hóa, đô thị hóa, sự thay đổi môi trường là những tác nhân làm gia tăng lối sống không lành mạnh: hút thuốc lá, uống rượu bia, ít vận động thể lực, ăn uống không hợp lý.

Theo WHO, 80% bệnh tim mạch giai đoạn đầu, đột quỵ và đái tháo đường type 2 , trên 40% ung thư có thể phòng ngừa được nếu có chế độ ăn uống hợp lý, hoạt động thể lực đều đặn, không hút thuốc lá.

40% ca tử vong trước 70 tuổi vì bệnh không lây nhiễm - Hình 3

PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế

Ước tính trong năm 2016, tại Việt Nam có 548.000 ca tử vong, trong đó tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 77%. Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan Việt Nam đang trong tiến trình thực hiện tốt kế hoạch toàn cầu về bệnh không lây nhiễm, đạt được 9 trong 19 chỉ số đánh giá tiến độ và năng lực đáp ứng quốc gia về phòng, chống bệnh không lây nhiễm." - PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn nói.

Chia sẻ về vấn đề quản lý các bệnh không lây nhiễm tại các trạm y tế xã, ThS. Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế - cho biết: Ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và hen phế quản vẫn chưa được quản lý có hiệu quả ở các trạm y tế xã. Thực tế cho thấy, các loại thuốc biệt dược, có hiệu quả cao trong điều trị các bệnh không lây nhiễm tại các trạm y tế vẫn còn thiếu. Không chỉ vậy, vấn đề can thiệp yếu tố nguy cơ, tư vấn, theo dõi, giám sát bệnh không lây nhiễm vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn các bệnh nhân đến khám và phát hiện mắc các bệnh không lây nhiễm khi bệnh đã ở giai đoạn muộn gây khó khăn trong quá trình điều trị.

40% ca tử vong trước 70 tuổi vì bệnh không lây nhiễm - Hình 4

ThS. BS. Nguyễn Trọng Khoa - Phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế

Thời gian tới, ngành y tế sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động trọng tâm nâng cao năng lực chuyên môn, giảm yếu tố nguy cơ, thực hiện hướng dẫn chuyên môn, khám và phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm, đồng thời, tiếp tục cập nhật, ban hành các hướng dẫn chuyên môn.

"Đặc biệt, cần đảo ngược tháp cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đối với các bệnh không lây nhiễm. Y tế cơ sở phải là đơn vị chính trong quản lý các bệnh không lây nhiễm.

Cần có chính sách khuyến khích cơ sở tuyến trên tập trung chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Từ đó, định hướng về chính sách, tài chính và tính giá dịch vụ y tế dự phòng." - ThS. BS. Nguyễn Trọng Khoa nói.

40% ca tử vong trước 70 tuổi vì bệnh không lây nhiễm - Hình 5

Toàn cảnh hội nghị

Theo báo cáo của Hội Y học Indonesia, hầu hết người dân có xu hướng ăn thực phẩm không lành mạnh, thiếu hoạt động thể lực,... dẫn đến tình trạng gia tăng mắc các bệnh không lây nhiễm. Có tới 24,5% dân số sử dụng thức ăn có lụong muối cao, hơn 80% người bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá.

Do đó, để phòng, chống các bệnh không lây nhiễm cần tập trung phát triển y tế cộng đồng để nâng cao nhận thức cho người dân, tăng cường sàng lọc sớm các bệnh không lây nhiễm.

40% ca tử vong trước 70 tuổi vì bệnh không lây nhiễm - Hình 6

Đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị

Với chủ đề "Quản lý các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở ở các nước Đông Nam Á", hội nghị năm nay có 18 báo cáo khoa học vủa 6 chuyên ngành gồm các chuyên ngành về tim mạch, nội tiết đái tháo đường, hô hấp, ung thư, tâm thần, nhi khoa. Trong đó, có 4 báo cáo của 4 hội y học các nước Đông Nam Á gồm: Thái Lan, Singapore, Myanmar, Indonesia chia sẻ kinh nghiệm quản lý các bệnh không lây nhiễm.

Theo viettimes

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh
14:08:05 18/11/2024
Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường
13:50:17 17/11/2024
Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh
11:11:44 18/11/2024
Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?
11:05:16 18/11/2024
Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu
11:07:15 18/11/2024
Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi
11:03:26 18/11/2024
Những loại tỏi không nên mua
11:09:16 18/11/2024

Tin đang nóng

Thông tin cáo phó con gái NS Kim Tiểu Long, 1 chi tiết gây xót xa
06:04:33 19/11/2024
Mỹ nam Hoa ngữ mới bị cả MXH chê béo giờ quá đẹp gây "sốc visual": Nhan sắc "chồng quốc dân" mãi mãi là thần
05:56:11 19/11/2024
Siêu phẩm ngôn tình chiếu 5 năm vẫn đứng top 1 độ hot, nam chính là cực phẩm nhan sắc ai cũng si mê
05:59:47 19/11/2024
Thúy Ngân dắt "tình tin đồn" ra mắt hội bạn thân, lộ 1 cử chỉ cực đáng ngờ
07:17:54 19/11/2024
Mỹ nhân Việt đổi đời nhờ cặp lông mày đặc biệt, visual thăng hạng ngoạn mục sau 10 năm mới đỉnh
05:58:56 19/11/2024
Sao Hàn 19/11: Thành viên 2NE1 phải cấp cứu tại chỗ, Taylor Swift giúp đỡ Rosé
07:00:12 19/11/2024
Sao nam hạng A bị ném đá tơi bời khi khơi lại chuyện tình ái với 5 mỹ nhân
06:18:41 19/11/2024
Loạt quan chức nhận hối lộ trong vụ Xuyên Việt Oil hầu tòa
06:29:05 19/11/2024

Tin mới nhất

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính

07:59:57 19/11/2024
Bên cạnh đó, thói quen văn hóa, chế độ ăn uống, không kiểm tra nha khoa thường xuyên khiến tình trạng răng miệng nặng hơn khi phát hiện và điều trị.

Bị chó nhà cắn không đi tiêm phòng dại, người phụ nữ tử vong

07:57:37 19/11/2024
Theo người nhà bệnh nhân, khoảng 2 tháng trước, bà N. bị chó nuôi của gia đình cắn vào cánh tay phải nhưng không đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại.

5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc

06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.

Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết

05:38:56 19/11/2024
Phương pháp điều trị tập trung vào việc truyền các chế phẩm máu nhằm duy trì các yếu tố đông máu và ổn định chỉ số huyết sắc tố, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất

07:15:30 17/11/2024
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu máu thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ máu.

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe

07:10:42 17/11/2024
Đậu và các loại cây họ đậu là quả hoặc hạt của một họ thực vật có tên là Fabaceae. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ và protein chay tuyệt vời.

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn

15:38:55 16/11/2024
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy ...

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Có thể bạn quan tâm

Huỳnh Thị Thanh Thủy: Từng áp lực khi được dự đoán đăng quang Hoa hậu Quốc tế

Sao việt

08:14:43 19/11/2024
Vừa từ Nhật Bản về TP.HCM và ăn mừng chiến thắng cùng khán giả quê nhà, tân Hoa hậu Quốc tế Huỳnh Thị Thanh Thủy nhanh chóng tiết lộ kế hoạch của cô trong cương vị mới.

The Game Awards ra quyết định lạ, Black Myth: Wukong khó có "cửa" cạnh tranh danh hiệu

Mọt game

08:06:22 19/11/2024
Không thể phủ nhận một thực tế rằng Black Myth: Wukong đang là tựa game có sức ảnh hưởng mạnh mẽ bậc nhất trong năm 2024 này. Đồ họa, chất lượng của trò chơi có lẽ là điều không cần phải bàn cãi thêm.

Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa

Tin nổi bật

08:06:09 19/11/2024
Các bác sĩ đã đặt nội khí quản, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn. Tuy nhiên, đến 14 giờ cùng ngày, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn thất bại, bệnh nhi tử vong.

Sức tiêu thụ thấp, các sàn thương mại điện tử Trung Quốc chưa khả quan

Thế giới

07:55:59 19/11/2024
Theo tờ Nikkei Asia, Tập đoàn Alibaba vừa báo cáo kết quả doanh thu không mấy khả quan do tiêu dùng yếu ở thị trường Trung Quốc đại lục.

Quang Tuấn: Bà xã cầm hết tiền, mỗi ngày cho tôi vài trăm ngàn tiêu vặt

Tv show

07:44:10 19/11/2024
Đối với Quang Tuấn, cuộc sống của mình ổn định và cảm thấy yên tâm hơn từ khi có vợ vì cô giúp anh quán xuyến mọi việc trong gia đình để nam diễn viên tập trung cho nghệ thuật.

Kỳ vĩ 'Tây Bắc đệ nhất động' Pu Sam Cáp

Du lịch

07:36:04 19/11/2024
Trong hành trình du lịch Lai Châu, du khách có cơ hội khám phá hang động kỳ bí Pu Sam Cáp, vốn được mệnh danh là Tây Bắc đệ nhất động .

Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý

Nhạc việt

07:36:04 19/11/2024
Quang Hùng MasterD được mời diễn ở một night club. Chính tại đây, người hâm mộ khiến nam ca sĩ lâm vào tranh cãi ảo quyền lực .

Con số may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 19/11/2024

Trắc nghiệm

07:31:05 19/11/2024
Con số may mắn 12 cung hoàng đạo ngày 19/11/2024 chính là nơi chúng tôi đưa đến cho bạn những gợi ý về việc lựa chọn con số giúp bạn tăng vận khí tích cực và giảm những năng lượng tiêu cực trong một ngày

Người tham gia giao thông gặp họa vì 2 thanh niên vác rựa đánh nhau

Pháp luật

07:06:19 19/11/2024
Ngày 18/11, Công an thành phố Đà Nẵng cho biết, đang điều tra vụ việc nhóm thanh niên truy đuổi, chém người giữa phố, gây tai nạn cho người khác.

Phim mới chưa phát sóng, Vương Hạc Đệ đã gây sốt

Hậu trường phim

06:55:17 19/11/2024
Bộ phim Đại phụng đả canh nhân dự kiến lên sóng ngày 12/12 được hy vọng sẽ nối tiếp thành công của Vĩnh dạ tinh hà vì có một số điểm chung.

Hoa sữa về trong gió: Hiếu từ chối nhận vàng của gia đình vợ cũ

Phim việt

06:47:18 19/11/2024
Hiếu không muốn nhận số vàng từ gia đình vợ cũ, dù đây là số vàng bà ngoại Trang cho cháu gái để làm của hồi môn.