Nhóm 5 học sinh Hòa Bình khởi nghiệp với “Cửa hàng tiện ích học đường”
Ý tưởng “ Cửa hàng tiện ích học đường” của nhóm học sinh Trường Trung học phổ thông Công Nghiệp ( Hòa Bình) đã lọt vào vòng chung kết cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp.
Xuất phát từ thực tế nhà trường có căng tin nhưng nhỏ hẹp, sản phẩm không đa dạng, trong khi đó, các quán ăn bên ngoài nhà trường khó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giá thành lại cao nên nhóm 5 em học sinh Trường Trung học phổ thông Công Nghiệp (Hòa Bình) đã đưa ra ý tưởng về dự án Cửa hàng tiện ích học đường.
Vượt qua hàng trăm dự án khởi nghiệp của học sinh sinh viên trên cả nước, dự án Cửa hàng tiện ích học đường của nhóm 5 em học sinh lớp 10C1 Trường Trung học phổ thông Công Nghiệp (Hòa Bình) đã lọt vào vòng chung kết toàn quốc cuộc thi “Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Nhóm 5 em học sinh Trường Trung học phổ thông Công Nghiệp cùng cô giáo chủ nhiệm đồng thời cũng là người hướng dẫn. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, em Văn Lệ Hằng, lớp 10C1 – một thành viên trong nhóm khởi nghiệp cho biết, dự án này không chỉ giúp giáo dục tinh thần khởi nghiệp cho học sinh mà lợi nhuận thu về còn để đóng góp vào quỹ khuyến học của nhà trường.
“Xuất phát từ thực tế nhà trường có căng tin nhưng nhỏ hẹp, sản phẩm dịch vụ không đa dạng nên chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh và giáo viên.
Từ việc các sản phẩm ăn, uống ngoài khuôn viên trường khó đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm, giá thành lại cao, chưa có không gian thu hút học sinh trải nghiệm, phát huy ý tưởng sáng tạo.
Sau khi thảo luận với giáo viên chủ nhiệm, chúng em đã thống nhất chọn dự án Cửa hàng tiện ích học đường để dự thi.
Cửa hàng tiện ích học đường là ý tưởng kinh doanh có lợi nhuận, từ lợi nhuận đó tái đầu tư vào các lợi ích cộng đồng mang tính xã hội cao.
Cửa hàng sẽ cung cấp các sản phẩm dịch vụ ăn uống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Các nhu yếu phẩm thiết yếu, sản phầm thủ công mỹ nghệ cho hơn 1000 học sinh và giáo viên trong Trường Trung học phổ thông Công Nghiệp.
Mô hình cửa hàng sẽ trở thành nơi kết nối, giao lưu giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên và giữa giáo viên với phụ huynh trong toàn trường.
Dự án có tính đột phá, hoàn toàn khác với mô hình căng tin truyền thống. Cụ thể, nhóm 5 em học sinh là người quản lý, vận hành cửa hàng cùng các tình nguyện viên là cựu học sinh, học sinh và giáo viên trong trường. Sản phẩm bày bán độc đáo, do chính tay học sinh và phụ huynh tự làm”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện dự án cả nhóm gặp không ít khó khăn. Một trong những khó khăn lớn nhất là vấn đề kinh phí.
“Ban đầu chúng em chưa nhận được sự đồng tình của bố mẹ, bố mẹ đều nghĩ chúng em không thể thực hiện được vì không biết lấy nguồn kinh phí từ đâu, nhà trường có đồng ý dự án này hay không? Chúng em đều đã quen được bao bọc, chưa quen với vất vả và đặc biệt là kinh doanh.
Tuy nhiên, bằng sự quyết tâm và nỗ lực chúng em đã thuyết phục được bố mẹ đồng ý cho thực hiện dự án này.
Chúng em trực tiếp tham gia trải nghiệm bán hàng tại một số cơ sở trong địa bàn thành phố, trực tiếp xây dựng bộ câu hỏi thăm dò ý kiến của giáo viên, học sinh trong trường và đã nhận được phản hồi tích cực về dự án”.
Trao đổi với chúng tôi, cô Nguyễn Thị Minh Huệ vừa là giáo viên chủ nhiệm vừa là người hướng dẫn, hỗ trợ cho các em trong thời gian thực hiện dự án cho biết:
“Xuất phát từ mong muốn, nguyện vọng của học sinh khi đề xuất ý tưởng, tôi thấy ý tưởng này rất hay. Bản thân tôi cũng rất tâm huyết, đặc biệt lại là nhóm học sinh do lớp tôi chủ nhiệm.
Khi cùng đồng hành với các em tôi thấy quả thực lứa tuổi của các em khác xa so với chúng tôi ngày trước.
Các em bây giờ năng động, sáng tạo, có những ý tưởng độc đáo, dám nghĩ dám làm,…
Bên cạnh đó, chúng tôi còn nhận được sự hậu thuẫn rất tích cực từ phía đảng ủy, ban giám hiệu nhà trường và phụ huynh.
Các bác quan tâm sát sao với các con và cùng đóng góp ý tưởng. Các bác sẵn sàng chung tay để là những tình nguyện viên đồng hành với các con”.
Học sinh đi trải nghiệm thực tế cách quản lý và điều hành Cửa hàng tiện ích học đường. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Hiện tại, dự án này đã lọt vào vòng chung kết toàn quốc, dự kiến tổ chức tại Hà Nội vào các ngày 21-22/12/2020.
Nói về ý nghĩa của dự án, cô Phạm Ngọc Hà, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Công Nghiệp (Hòa Bình) tràn đầy hi vọng:
“Với vai trò là hiệu trưởng, tôi luôn hưởng ứng và đề cao ý tưởng sáng tạo của các em. Với 27 dự án dự thi cấp trường, chúng tôi thấy dự án nào cũng có những ý tưởng hay, nhưng với ý tưởng khởi nghiệp Cửa hàng tiện ích học đường của cô và trò lớp 10 C1 tôi thấy rất tâm đắc vì có tính khả thi cao.
Thực ra ban đầu tôi cũng như các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh lo lắng về quỹ thời gian, vốn đầu tư, cũng như nguồn nhân lực thực hiện ý tưởng. Nhưng trước sự tâm huyết và cách thuyết phục của các em khi đưa ra chiến lược, mục tiêu cụ thể thì tôi nghĩ ý tưởng này có thể thực hiện tốt.
Mô hình cửa hàng từ dự án này mang lại cho học sinh trải nghiệm công nghệ bán hàng tự động, tự chủ, sáng tạo… từ đó góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em trong tương lai”.
Với mong muốn dự án này không chỉ dừng lại ở ý tưởng mà sẽ trở thành hiện thực, cô Phạm Ngọc Hà kêu gọi các nhà tài trợ cùng chung tay góp sức để thực hiện hóa ý tưởng của dự án tại Trường Trung học phổ thông Công Nghiệp và lan toản mô hình này tới các trường bạn.
Cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2020 viết tắt là SV_STARUP_2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động tại Quyết định số 1715/QĐ-BGDĐT.
Giải thưởng là tiền và bằng khen của Bộ cùng các gói hỗ trợ đào tạo, triển khai dự án lên đến hơn 500 triệu đồng.
Trong đó, tiền thưởng với khối sinh viên là 60 triệu đồng cùng gói hỗ trợ đào tạo, triển khai dự án trị giá 115 triệu đồng và cơ hội tham gia đàm phán để nhận về số tiền 40.000 USD.
Các dự án khởi nghiệp của khối học sinh có cơ cấu giải nhất với tiền thưởng là 30 triệu đồng.
Bắc Kạn: Dồn ghép hợp lý các điểm trường, tăng chất lượng GD
Do điều kiện đặc thù địa phương, những năm qua hệ thống mạng lưới trường lớp của Bắc Kạn được sắp xếp tinh gọn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần từng bước nâng cao chất lượng dạy học.
Học sinh trường THPT Phủ Thông được trang bị phòng máy vi tính phục vụ học tập.
Giảm trường để phù hợp thực tiễn
Với tiêu chí đảm bảo phù hợp thực tiễn và mục tiêu nâng cao hiệu quả giáo dục, Bắc Kạn đã thực hiện dồn ghép hợp lý các điểm trường xa trường chính, các trường học có ít học sinh trong một xã và giữa các xã giáp ranh; sáp nhập một số trường theo đơn vị hành chính cấp xã mới; sáp nhập trường tiểu học với trường THCS có số lượng học sinh ít để tạo điều kiện cho các em trong việc học tập và tham gia các hoạt động giáo dục chung.
Cùng với đó là việc triển khai sáp nhập Trung tâm GDTX với Trung tâm dạy nghề cấp huyện thành Trung tâm GDNN - GDTX; sáp nhập Trung tâm GDTX tỉnh với Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp thành Trung tâm GDTX - GDHN tỉnh.
Năm học 2020 - 2021, tổng số trường mầm non và phổ thông trên toàn tỉnh Bắc Kạn là 303 trường, trong đó Mầm non có 114 trường (1 trường MN tư thục), Tiểu học có 78 trường, TH&THCS có 38 trường, THCS có 59 trường (bao gồm cả 06 trường PT Dân tộc nội trú huyện), THPT có 14 trường. Cùng với đó là 09 trung tâm (gồm: 01 trung tâm GDTX - GDHN tỉnh, 01 trung tâm GD trẻ em khuyết tật tỉnh, 07 trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện). Sau 5 năm, so với năm học 2014 - 2015, toàn tỉnh đã giảm 48 trường do thực hiện rà soát, sắp xếp hệ thống trường lớp.
"Việc sắp xếp tinh gọn hệ thống trường lớp xuất phát từ thực tiễn, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học ở mỗi địa phương được thuận lợi. Đây là tiền đề giúp cho công tác các quản lý cũng như việc duy trì, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục ở mỗi nhà trường được thực hiện tốt hơn. Vì vậy, kết quả từ việc sắp xếp tinh gọn hệ thống trường lớp là một điểm sáng của ngành giáo dục Bắc Kạn những năm gần đây" - ông Ma Thế Quyên, Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Kạnkhẳng định.
Cô trò trường Mầm non Bộc Bố, Pác Nặm
Chất lượng các bậc học nâng cao
Hệ thống trường lớp được ổn định và đảm bảo phù hợp cho dạy học, đội ngũ giáo viên được quan tâm bồi dưỡng đào tạo để nâng cao trình độ, các nguồn lực xã hội dành cho giáo dục được tăng thêm, cho nên chất lượng giáo dục của Bắc Kạn những năm gần đây được nâng cao ở tất cả các bậc học.
Đối với Giáo dục mầm non, 100% số trường và số trẻ mầm non được học 2 buổi/ngày theo Chương trình GDMN, với phương thức ăn bán trú. Ở cấp Tiểu học, kết quả hằng năm, 100% học sinh hoàn thành chương trình. Đối với THCS và THPT, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đều tăng qua mỗi năm, đạt trên 90%.
Đáng chú ý, công tác bồi đưỡng đào tạo mũi nhọn đạt kết quả tích cực. Trong giai đoạn 2015 - 2020, Bắc Kạn đã có 16 học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT, trong đó bên cạnh các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, tỉnh Bắc Kạn như trước đây thì đến nay đã thêm có học sinh đoạt giải ở môn Toán, môn Tiếng Anh.
Công tác định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở được đẩy mạnh. Sở GD&ĐT Bắc Kạn đã chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025";
Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp; duy trì và triển khai mô hình giáo dục trường học gắn với thực tiễn. Năm học 2019 - 2020, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tham gia học lớp 10 THPT là trên 67% (còn lại tham gia học GDTX, GDTX kết hợp với học nghề...), cơ bản đáp ứng lộ trình phân luồng học sinh sau THCS vào học THPT.
Theo kế hoạch, trong thời gian tiếp theo, ngành giáo dục Bắc Kạn sẽ tiếp tục tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể: Thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới trường, lớp gắn với quy hoạch tổng thể của tỉnh và đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện từng địa phương. Bố trí đủ nguồn ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp, nhà công vụ cho giáo viên theo hướng kiên cố hóa và xây dựng trường chuẩn quốc gia theo lộ trình.
Trang bị đồ dùng, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục; xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo quy định. Đẩy mạnh thực hiện đổi mới cơ chế tài chính, công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo. Tăng cường tự chủ cho cơ sở giáo dục, ưu tiên ngân sách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
"Chúng tôi đặc biệt quan tâm, tập trung cho triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, con người là yếu tố mang tính quyết định. Tinh thần đổi mới sẽ phải bắt đầu từ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán các nhà trường, từ đó lan tỏa ra toàn ngành" - ông Ma Thế Quyên, Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Kạn nhấn mạnh.
Học sinh hỏi Giáo sư Dũng, làm gì để không thất nghiệp trong thời đại 4.0 Giáo sư đã được gặp bao nhiêu con robot trên thế giới và để không bị chúng thay thế sức lao động của mình thì chúng em cần làm những gì? Ngày 30/11/2020, các em học sinh Trường trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh (Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) đã có mặt từ rất sớm để chào đón sự xuất...