Nhồi máu cơ tim, bệnh nhân ngưng thở trước cửa phòng cấp cứu
Người đàn ông 43 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp, ngưng tim, được các bác sĩ Bệnh viện Thành phố Thủ Đức cứu sống.
Sáng 28/3, anh Trịnh Hoài Thanh Phong, ngụ TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương, đột ngột đau tức ngực, khó thở, ngã gục trước cửa nhà. Người thân đưa anh tới cấp cứu tại một phòng khám gần đó. Lúc này, anh tỉnh lại, giao tiếp được nhưng bắt đầu lơ mơ, yếu liệt, diễn biến nặng dần.
Nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim, anh được xe cứu thương đưa đến Bệnh viện Thành phố Thủ Đức, cách nhà khoảng 10 km. Khi xe vừa đỗ trước cửa phòng cấp cứu, anh co giật mạnh, thở ngáp rồi rơi vào hôn mê, tim ngừng đập, không bắt được mạch.
Mạch máu bệnh nhân trước can thiệp (trái) và sau can thiệp đặt stent mạch vành tái thông. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Ngay lập tức, các bác sĩ hồi sức tim phổi cho bệnh nhân, vừa ép tim, vừa bóp bóng hỗ trợ hô hấp. Khoảng 7 phút sau, trái tim đập yếu ớt trở lại, anh Phong thở máy, tình trạng vẫn rất nguy kịch. Xác định bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, nguy cơ tử vong thường trực, bệnh viện kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện.
Là ngày nghỉ, không có lịch trực, bác sĩ Lê Duy Lạc, Phó trưởng khoa Hồi sức Tim mạch ở nhà. Đang chuẩn bị đưa con đi ăn sáng, bác sĩ Lạc nhận được điện thoại từ đồng nghiệp, vội vã vào bệnh viện. 20 phút sau nhập viện, bệnh nhân được đưa lên phòng thông tim.
“Áp lực lớn nhất của chúng tôi là thời gian cực gấp gáp và diễn tiến bệnh nặng nhanh. Thời gian lúc này không phải là vàng mà là kim cương, vì can thiệp trễ phút nào, nguy cơ tim ngừng đập trở lại ngay phút đó”, bác sĩ Lạc ngày 30/3 nhớ lại.
Sau khi thông tim chụp động mạch vành, các bác sĩ xác định mạch máu lớn nhất dẫn máu vào tim bệnh nhân bị tắc nghẽn 100%, dẫn đến cơn ngừng tim nhanh. Chỉ trong 30 phút, các bác sĩ đã đặt stent mạch vành, tái thông hoàn toàn mạch máu tắc nghẽn. May mắn bệnh nhân không tái ngừng tim khi bác sĩ làm thủ thuật.
Anh Phong giơ ngón tay cái, ra dấu “chiến thắng” khi bác sĩ tới thăm bệnh sáng 30/3. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Hiện, anh Phong đã tỉnh táo, cai máy thở, giao tiếp tốt và có thể vận động nhẹ nhàng. Bác sĩ Lạc cho rằng nhờ quá trình cấp cứu tốt, nên dù tim ngừng đập, não bệnh nhân vẫn được tưới máu. Do đó, hậu phẫu, bệnh nhân không bị bất kỳ di chứng tổn thương não. Dự kiến anh xuất viện trong vài ngày tới.
Video đang HOT
Chia sẻ với VnExpress , anh Phong cho biết lúc lên xe cứu thương chuyển đến bệnh viện Thủ Đức là anh ngất lịm, từ đó không nhớ gì. Khi gia đình vào thăm, anh mới biết mình vừa “bước qua cửa tử”.
“Nếu không có các bác sĩ cứu chữa kịp thời, chắc chắn tôi đã chết. Tôi và gia đình vô cùng biết ơn các anh chị đã tái sinh cuộc đời của tôi”, anh Phong xúc động nói.
Theo bác sĩ Lạc, chỉ số mỡ máu của bệnh nhân khi ấy tăng rất cao, gấp 10 lần người bình thường. Thêm nữa, bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá nhiều năm. Đây là những yếu tố nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp. Thời gian tới, anh Phong cần uống thuốc điều trị sau can thiệp mạch vành kéo dài, tuân thủ lịch tái khám, cai thuốc lá, ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên để giảm mỡ máu.
Hai tuần trước, bác sĩ Lạc và đồng nghiệp cũng cấp cứu thành công cho bà Sáu, một người bán vé số có hoàn cảnh khó khăn, bị nhồi máu cơ tim cấp, tiên lượng tử vong. Bác sĩ đã bán giúp bà cụ 150 tờ vé số, tài sản lớn nhất của vợ chồng bà. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của bệnh viện và các mạnh thường quân, bà Sáu được miễn phí viện phí cho hai lần đặt stent nong mạch vành bị hẹp và có một khoản nhỏ trang trải sinh hoạt cho những ngày dưỡng bệnh.
Mất mạng vì hành động sai lầm khi đau tức ngực: 4 việc nguy hiểm chết người chớ làm
Những phương pháp cứu sống khi bị đau tức ngực, hãy ghi nhớ những điểm này, bạn có thể cứu sống mình lúc nguy cấp, chuyển tiếp cho nhiều người cùng xem, tránh thảm kịch xuất hiện.
Bài viết dưới đây là chia sẻ của một nhân viên y tế tại bệnh viện ở Chiết Giang, Trung Quốc.
Tôi là một nhân viên y tế chuyên lái xe cứu thương, một hôm tình cờ gặp một bác sĩ cấp cứu, ông ấy đã kể cho tôi một trường hợp đặc biệt đau lòng.
Hôm đó bác sĩ nhận nhiệm vụ cấp cứu, bệnh nhân là một người đàn ông trung niên 45 tuổi, đột ngột đau tức ngực kèm theo ngạt thở và vã mồ hôi. Lần đầu gọi điện, bác sĩ nghi ngờ có thể là nhồi máu cơ tim nên khuyên bệnh nhân ngồi yên hoặc tựa người vào tường để chờ xe cấp cứu đến. Tuy nhiên, khi bác sĩ đến hiện trường thì thấy rất đông người tập trung ở hành lang lầu dưới, lúc đó bác sĩ đã nhận ra có điều bất ổn.
Người đàn ông bị đau tức ngực nghi nhồi máu cơ tim nhưng lại liên tục đập tay vào ngực. (Ảnh minh họa)
Trong đám đông, có người la lên: "Đừng cử động! Đừng động vào anh ấy!". Khi đến nơi phát hiện bệnh nhân đã giãn đồng tử, phản xạ ánh sáng biến mất, điện tâm đồ thẳng... Sau thời gian dài cấp cứu, bệnh nhân được tuyên bố tử vong. Tôi hơi ngạc nhiên, hỏi bác sĩ: "Sao bệnh nhân lại xuống lầu, mà không ở nhà gọi xe cấp cứu?"
Bác sĩ thở dài kể: "Khi tôi gọi điện để hướng dẫn cách sơ cứu, tôi đã dặn anh ấy rõ ràng là không được cử động mạnh và yên lặng chờ xe cấp cứu của chúng tôi đến. Nhưng sau đó vợ của bệnh nhân nói với chúng tôi rằng anh ấy rất đau và đang vật vã, tự mình chạy xuống lầu, nhưng đi mấy bước thì ngã vào thang máy, mãi không tỉnh".
Tôi nghe xong cũng cảm thấy rất buồn, thực sự nếu ngồi yên chờ bác sĩ cấp cứu đến thì có lẽ bệnh nhân sẽ tránh được thảm cảnh này, nhưng sau đó bác sĩ cấp cứu đã nói điều này với tôi khiến tôi rất tức giận. Bác sĩ cho biết, vợ của bệnh nhân chia sẻ rằng bệnh nhân đã xem một số phương pháp cấp cứu nhồi máu cơ tim trên mạng. Anh ấy vừa đập mạnh vào ngực vừa chạy xuống cầu thang, cho rằng điều này sẽ làm giảm các triệu chứng của anh ấy. Đập vào ngực sẽ làm mở các mạch máu bị tắc nghẽn, chạy có thể giúp máu lưu thông nhanh hơn.
Chỉ vì tin những thông tin thiếu căn cứ trên mạng mà người đàn ông đã tử vong. (Ảnh minh họa)
Sau khi nghe những gì bác sĩ nói, cả hai chúng tôi im lặng nhìn nhau một lúc lâu mà không nói gì. Tôi cảm thấy rất buồn vì những thông tin thiếu khoa học thực sự có thể làm chết người. Mùa đông sắp đến, tai biến tim mạch và mạch máu não tăng cao, nếu đột ngột đau tức ngực thì phải làm sao?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau tức ngực có thể do nhồi máu cơ tim, tràn khí màng phổi, bóc tách động mạch, và thậm chí một số bệnh đường hô hấp cũng có thể gây ra đau ngực. Đau ngực mà chúng ta đang nói đến hôm nay chính là đau tức ngực do thiếu máu cơ tim, nguyên nhân thường gặp nhất là do mạch máu bị hẹp hoặc tắc nghẽn dẫn đến nhồi máu cơ tim, nếu không xử lý đúng cách sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Những việc không nên tự ý làm khi bị đau tức ngực
Trước hết cần phải bác bỏ một số tin đồn, để tránh gây hại cho sức khỏe
1. Ho mạnh
Trước hết, tôi muốn nói với mọi người rằng: Phương pháp điều trị này thực sự tồn tại. Nhưng phương pháp này chỉ có thể được sử dụng trong các trường hợp cụ thể.
Kịch bản như sau: Một bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim đang nằm trong bệnh viện, dưới sự theo dõi điện tâm đồ, bác sĩ sẽ liên tục theo dõi sự thay đổi hoạt động điện tim của bệnh, nhưng một khi xuất hiện vấn đề, bác sĩ sẽ bảo bệnh nhân ho, để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, rung thất có thể xảy ra do gắng sức trong khi ho gây tử vong. Một khi xảy ra rung thất, nhân viên y tế sẽ ngay lập tức thực hiện khử rung bằng điện.
Nếu bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, không được nghỉ ngơi mà ho nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và tăng tiêu thụ oxy của cơ tim, có thể làm nặng thêm tình trạng của bệnh nhân. Do đó, việc ho mạnh khi bị đau ngực đột ngột là điều sai lầm.
2. Ấn mạnh các huyệt
Đau ngực do bệnh tim gây ra bởi sự thu hẹp hoặc thậm chí tắc nghẽn của các mạch máu cung cấp cho tim. Cơn đau cũng có thể đẩy nhanh nhịp đập của trái tim vốn đã bị bệnh, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nhưng: ấn mạnh vào huyệt đạo. Việc gắng sức sẽ gây đau, khi đau sẽ tạo ra kích thích dẫn đến máu bị đẩy nhanh, tăng tiêu thụ oxy, tăng tải cho tim, làm nặng thêm tình trạng bệnh, nguy hiểm đến tính mạng.
Ghi nhớ: Không vận động mạnh hoặc kích thích người bệnh khi có biểu hiện đau tức ngực.
3. Uống nước lạnh
Hẹp mạch máu hoặc cục máu đông bị tắc nghẽn là những nguyên nhân phổ biến gây đau ngực. Thiếu máu cục bộ cơ tim có thể gây ra đau ngực. Cách điều trị cuối cùng của chúng ta là "đặt stent" để mở các mạch máu bị tắc nghẽn. Uống nước lạnh có kích thích thần kinh không? Không có khoa học nào chứng minh cả.
4. Đập ngực
Vì lý do tương tự: đập mạnh sẽ kích thích cơn đau, tăng tiêu thụ oxy và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Đập mạnh có thể mở ra các mạch máu bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp? Điều này rất vô lý. Nếu là đau ngực do nhồi máu cơ tim thì cơn đau tức ngực bị ép, kèm theo ngạt thở, vã mồ hôi, thậm chí buồn nôn (các triệu chứng này xuất hiện cùng lúc).
Đề phòng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim
Phương pháp tốt nhất: Để bệnh nhân thư giãn, gọi số cấp cứu và chờ bác sĩ đến, không được vận động mạnh hoặc nghe theo lời đồn thổi.
Nếu bệnh nhân có tiền sử cơn đau thắt ngực, trong điều kiện huyết áp và nhịp tim bình thường, không tăng nhãn áp và không uống rượu, nên dùng nitroglycerin đặt dưới lưỡi để cắt cơn đau ngực.
Nếu bệnh nhân không bị loét dạ dày tá tràng hoặc có xu hướng chảy máu, ngay lập tức phải nhai và uống 3 viên aspirin (300 mg). Hướng dẫn bệnh nhân không vận động mạnh, có thể nằm thẳng hoặc nửa nằm, tư thế bệnh nhân cảm thấy thoải mái.
Nếu bệnh nhân hôn mê, không dùng thuốc qua đường uống để tránh hít phải tạp chất. Đồng thời, gọi cấp cứu và chờ cứu hộ. Đây là phương pháp cứu sống khi bị đau tức ngực, hãy nhớ những phương pháp này, bạn có thể cứu sống mình lúc nguy cấp, hãy chuyển tiếp cho nhiều người cùng xem và tránh bi kịch.
Tài xế đột quỵ trong khi chở học sinh đến trường Người đàn ông 46 tuổi, tài xế đưa đón học sinh tiểu học, trong lúc lái xe bị đau tức ngực nên tấp vào lề, ý thức mơ hồ dần. May mắn, anh dừng xe kịp thời, các học sinh an toàn giao lại cho giáo viên phụ trách đi cùng xe, còn anh được đưa vào trạm xá gần đó rồi tiếp...