Nhọc nhằn tiếp viên hàng không
Hình ảnh tiếp viên hàng không với tà áo dài thướt tha, được “đi mây về gió” khiến nhiều bạn trẻ mơ ước. Tuy nhiên, đó chỉ là vẻ hào nhoáng bên ngoài.
Gần 1 tháng sau vụ Nguyễn Bích Ngọc – tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines (VNA) – bị cảnh sát Nhật Bản bắt giữ vì nghi ngờ có liên quan đến đường dây vận chuyển hàng trộm cắp, đoàn tiếp viên của VNA không muốn tiếp xúc với báo giới và họ không muốn bị phơi bày thêm với công luận bởi vụ việc phần nào đã làm hỏng hình ảnh của đội ngũ tiếp viên hàng không. Trên thực tế, tiếp viên hàng không là nghề rất vất vả, làm dâu trăm họ trên các chuyến bay và cũng đầy cám dỗ, dễ sa chân vào con đường phạm tội.
Không hề nhàn hạ
Hiếm có nghề nào yêu cầu thời gian làm việc khắt khe như phi công và tiếp viên hàng không. Nếu chuyến bay sớm nhất trong ngày khởi hành lúc 6 giờ, tiếp viên phải dậy lúc 3 giờ hoặc 3 giờ 30 phút tùy vị trí rồi có mặt ở đoàn bay lúc 4 giờ 30 phút. Đến muộn 5 phút ở cuộc họp nhanh trước giờ khởi hành, tiếp viên phải làm tường trình. Báo nghỉ ốm đột xuất nhiều cũng phải làm tường trình kèm theo giấy của phòng khám hoặc bệnh viện…
Tiếp viên hàng không ngoài việc niềm nở phục vụ khách, còn phải năng động hơn, giống như nhân viên bán hàng tiếp cận hành khách Ảnh: Hà Phương
Trong chuyến bay, thời tiết ổn định không gây xóc, lắc nhưng tiếp viên phục vụ ăn, uống làm đổ nước hoặc rớt thức ăn vào người khách thì phải lập tức xin lỗi. Đến cuối tháng, tiếp viên có thể bị trừ lương vì sơ suất trong quy trình nghiệp vụ…
Hơn 20 năm trong nghề, gắn bó với hãng hàng không Jetstar Pacific từ những ngày đầu, chị Lê Nguyễn Hoàng Trinh, tiếp viên trưởng JP, cho biết đã trải nghiệm đủ mọi vui buồn. Chị kể thời gian đầu mới hoạt động, mọi thứ khá đơn giản vì máy bay ít, tiếp viên cũng ít, hành khách đi máy bay là những người có điều kiện về kinh tế. Đến tháng 5-2008, hãng chính thức tham gia cùng hệ thống Jetstar toàn cầu, hoạt động theo mô hình hàng không giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam.
“Trước đây, giá vé máy bay bao gồm tất cả dịch vụ cung cấp thức uống, đồ ăn miễn phí cho khách. Niềm vui thời đó là tiếp viên nhận suất ăn đầu chuyến, hâm thức ăn, xếp vào xe rồi phục vụ cho khách. Đến khi theo mô hình giá rẻ, tiếp viên không chỉ niềm nở phục vụ khách mà phải năng động hơn, giống như nhân viên bán hàng tiếp cận hành khách, mời mua hàng và đem doanh thu về cho hãng. Thời gian nói chuyện với khách nhiều hơn, phải nỗ lực hơn và cũng mệt hơn” – chị Trinh chia sẻ.
Nguy hiểm rình rập
Video đang HOT
Nhiều tiếp viên cho biết trong tất cả các tình huống bất ngờ thì sự cố liên quan đến an ninh, an toàn là đáng ngại và nguy hiểm nhất. Nguyễn Anh Viên, cựu tiếp viên của VNA, chia sẻ có lần gặp phải thời tiết xấu, máy bay rơi tự do trong vài giây, toàn bộ tổ tiếp viên bị va đập với trần máy bay gây chấn thương. Khi máy bay vừa đáp xuống, cả tổ phải vào ngay bệnh viện. “So với các phương tiện khác, hàng không có thể an toàn hơn nhưng hậu quả của nó thì luôn khủng khiếp” – Viên nói.
Một chiều tháng 8/2013, nhiều hãng hàng không khai thác đường bay Hà Nội – Bangkok (Thái Lan) đều vướng vào vùng nhiễu động trời trong (clear air turbulence) – hiện tượng mà hiện nay radar thời tiết của máy bay chưa phát hiện được. Một chuyến bay của VNA chở theo 8 nhân viên phi hành đoàn và 104 hành khách đang bay bằng ở độ cao 36.000 feet (tương đương 10.973 m) bị rung lắc mạnh, hạ độ cao đột ngột 122 m khiến hành khách hốt hoảng, cảm giác như máy bay đang rơi tự do. Lúc này cũng là giờ phục vụ bữa ăn nóng nên đồ ăn vương vãi khắp sàn, 2 tiếp viên bị choáng do va đập vào xe chở đồ ăn, 1 hành khách khác bị đau chân. Rất may là sự cố chỉ diễn ra trong vài phút, tổ tiếp viên kịp thời thông báo trên hệ thống loa phát thanh để trấn an, vãn hồi trật tự trên khoang hành khách.
Gần thời điểm này, một chuyến bay của VietJet Air từ Bangkok về TP HCM cũng đi vào vùng nhiễu động. Bốn tiếp viên đang phục vụ trong khoang lập tức triển khai quy trình ứng phó: Hai tiếp viên giữ chặt xe đồ ăn đang ở giữa lối đi để chống va đập gây thương tích, đồng thời lên tiếng trấn an hành khách trong khi 2 người còn lại đi đến đầu và cuối máy bay kiểm tra, đưa khách ra khỏi nhà vệ sinh.
Khi máy bay hết rung lắc, tiếp viên của cả 2 hãng dù có người bị thương nhưng phải quên đi tình trạng đau đớn, tìm xem có hành khách nào cần trợ giúp và dọn dẹp hành lý, thức ăn vương vãi. Chỉ đến khi người khách cuối cùng rời máy bay, tổ tiếp viên mới xem đến sức khỏe của bản thân. VNA có 2 người và VietJet Air có 1 người phải rời máy bay đến thẳng Bệnh viện Bangkok để kiểm tra sức khỏe. Tổ bay được huấn luyện phải biết quên mình, trong mọi tình huống họ phải là người cuối cùng rời máy bay sau khi nỗ lực sơ tán hành khách.
“Lúc sự cố xảy ra, tiếp viên nữ phải tháo giày, buộc 2 tà áo dài lại, sẵn sàng cõng khách mắc kẹt ra cửa thoát hiểm và giúp họ xuống bằng máng trượt để rời khỏi máy bay một cách nhanh nhất” – một tiếp viên của VNA nói.
Do thường xuyên phải làm việc trong điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột nên nhiều tiếp viên đã mắc phải bệnh viêm xoang, viêm họng, cảm cúm và bệnh sẽ nặng theo thâm niên công tác… Chị Nguyễn Thị Tuyết Lan, tiếp viên của Jetstar Pacific, phải bay liên tục trong mùa cao điểm Tết, lại thêm công việc quản lý khiến chị bị chứng bệnh điếc đột ngột cấp tính.
Chị kể: Trước khi bay thấy bình thường, chỉ thấy trống tai, ù tai và khi bước vào máy bay tự nhiên thính giác kém đi. Lúc máy bay cất cánh, chị có cảm giác tiếng ồn nhỏ hơn bình thường nên phải rất tập trung mới nghe được đồng nghiệp nói.
“Bác sĩ nói đây là một dạng bị stress do căng thẳng, tập trung cao độ liên tục khiến máu không lưu thông và gây chứng điếc đột ngột, phải nghỉ ngơi mất hơn 10 ngày” – chị Lan nhớ lại.
Giáo trình huấn luyện dày đặc
Sau sự kiện khủng bố bằng máy bay ngày 11-9-2001 tại Mỹ, giáo trình huấn luyện của các hãng hàng không đều được bổ sung môn võ thuật dù đội ngũ của các hãng thường có tỉ lệ 70%-90% là nữ. Theo các tiếp viên, dù biết võ nhưng quy định tiếp viên tuyệt đối không được đánh hành khách mà chỉ tự vệ. Trong khóa huấn luyện 4 tháng sau khi trúng tuyển, mỗi tiếp viên đều phải ứng phó thành thạo với các ca dập lửa cứu người, gây rối trật tự và thậm chí là… đỡ đẻ trên máy bay.
Theo Tô Hà – Thái Phương
NLĐ
Con đường "thoát" của vũ nữ...
Một thực tế đang diễn ra khá âm thầm nhưng đều được dân chơi ở cả TPHCM cũng như Hà Nội hiểu rất rõ đó là ở TPHCM thì phải nói tới dịch vụ cà phê chân dài với các màn múa cột, thoát y của những nhân viên siêu sexy.
Tuyển nhân viên như thi hoa hậu...
Tại TP HCM, nhiều quán cà phê đang câu khách bằng việc tuyển nhân viên chân dài, mặc thiếu vải để thu hút khách đã không còn là chuyện xa lạ. Ở vài quán cà phê trên đường Út Tịch, quận Tân Bình thường có đội ngũ nhân viên chân dài, mặc quần áo thiếu trước hụt sau và quan trọng phải để hở ngực và eo.
Bên trên là một sân khấu với 2 cô gái chỉ mặc đồ sexy uốn éo múa cột trên nền nhạc mạnh để tạo cảm giác phấn khích cho khách. "Muốn vào làm nhân viên phục vụ của quán, việc đầu tiên là phải qua vòng sơ tuyển ngoại hình, chiều cao phải trên 1m60, ba vòng cân đối, thích ăn mặc hở hang và càng hở nhiều càng tốt. Đồng thời phải biết vui cái vui của khách và buồn cái buồn của khách khi nói chuyện" - Thanh Tr, một nhân viên của quán cà phê trên đường Út Tịch tâm sự. Đến trưa khi khách đã kín các bàn, mùi khói thuốc quyện mùi son phấn của tiếp viên bắt đầu lên cao độ thì nhạc càng mạnh hơn, một tốp người mẫu mặc đồ mát mẻ bắt đầu uốn éo và đi vòng quanh các bàn, biểu diễn "thời trang" hai mảnh.
Trên sân khấu, hai cô gái vẫn uốn éo nhảy. Thời gian biểu diễn mỗi lần là 30 phút, sau đó tiếp viên vào nghỉ và một tiếng sau họ lại tiếp tục công việc, cứ thế cho tới 23g đêm. Nếu khách kêu bia và rượu, nhân viên được phép ngồi và tâm sự cùng khách. Hương, 19 tuổi, quê Đồng Tháp, một nhân viên phục vụ tại quán cà phê trên đường Út Tịch chia sẻ: Lương nhân viên tiếp chuyện như cô là hơn 3 triệu đồng. Ngoài ra tiền bo được bỏ túi riêng. Hương vô tư nắm tay khách lạ, lắc lư theo điệu nhạc, trên sàn diễn, hai cô gái thân hình bốc lửa, một cô làm cao bồi cầm súng, một cô làm y tá cầm kim tiêm. Uốn éo, nhảy múa rồi cứ thế các cô lột đồ cho đến khi chỉ còn bộ đồ lót. Sau ca làm, khách có thể mời các cô nhân viên của quán đi chơi, ăn tối. Nếu ưng khách, thấy khách phong độ thì chỉ sau một vài ngày nói chuyện, làm quen, việc đi từ A đến Z sẽ rất nhanh.
Không riêng gì TP HCM, Hà Nội cũng có tụ điểm karaoke thác loạn thậm chí thoát y. Nếu có nhu cầu, cũng có không ít quán khách đến không phải để hát mà để xem múa. Cách thức hoạt động của những quán có dịch vụ thác loạn thường là sau vài ba két bia, hoặc sang chai rượu ngoại, những cô tiếp viên bắt đầu trèo lên giữa bàn uốn éo những động tác kích dục, khách bỏ tiền bo cho các cô như mua từng món đồ trên cơ thể, rồi dần dần, mọi thứ được "thoát" hết, âm thanh và hình ảnh tạo thành một thứ ma mị điên cuồng.
Tuy nhiên hoạt động này thường chỉ có những khách quen của quán mới được "hưởng" dịch vụ đặc biệt, hơn nữa nếu khách không ưng có thể tự điều hàng đến thác loạn mà không cần được sự "đồng ý" của chủ quán hoặc mất một khoản phí gọi là đảm bảo. Điều này còn chưa kể đến việc nhiều "gái nhảy" còn tự PR cho bản thân bằng cách tung những clip nóng lên nhiều diễn đàn xã hội, hoặc các trang mạng quốc tế để mời chào khách, thậm chí còn để lại thông tin liên hệ và sẵn sàng phục vụ bất kỳ thời điểm nào miễn là giá cả được thống nhất.
Héo hắt cảnh đời người trong cuộc
Vẫn biết làm cái nghề "thoát" nhưng cuộc đời mỗi cô gái này đều là những chuỗi ngày tủi cực và dường như không lối thoát, đường về. Thúy Nga là "nghệ danh" của một cô gái từ miền Tây lặn lội ra Hà Nội làm nghề "thoát y". Ban đầu cô "đầu quân" cho một vài quán karaoke có tiếng trong giới chịu chơi, nhưng sau khi có khách quen cô tách ra làm riêng, mỗi khi khách có nhu cầu là cô lại vội vàng trang điểm và xách túi lên đường. Cô tâm sự, lúc đầu đặt chân đến Hà thành, cô làm nhân viên massage, nhưng đồng lương ít ỏi, trông vào tiền lẻ khách cho không đủ để sống, nói gì đến việc gửi về quê để "má nuôi các em".
Mong muốn kiếm tiền nhiều hơn, mà không muốn đi khách như gái mại dâm, lại có thân hình rất đẹp, từ đó, mặt bàn là "sàn diễn" của cô. Cô được tỏa sáng trong tiếng hò hét hân hoan của các vị thượng đế, với ánh sáng chớp giật và âm thanh chát chúa làm đạo cụ. Vậy là mỗi tháng, Thúy Nga cũng có thêm được chút để gửi về cho má.
Chuyện vào nghề vũ nữ thoát y của Phan Thùy D, cô gái 22 tuổi nhưng đã tỏ ra khá dày dạn trong nghề - không quá khác so với Thúy Nga: Vẫn là nhà nghèo, thất học và sa chân vào chốn đèn màu. Nhưng câu chuyện của D có nhiều quanh co hơn. D quê ở TP Mỹ Tho, lớn lên trong gia đình 4 anh em.
D là con đầu và thất học từ năm lớp 3. Bỏ học, D quyết định rời quê đi làm ăn xa khi cô gái tròn 14 tuổi. Cô gái mới lớn được bao chàng trai theo đuổi, rồi một lần gửi gắm thân mình vào một kẻ "cưỡi ngựa truy phong". Sau lần bị phụ bạc ấy, D đâm chán, hận đời, rồi gieo mình làm tiếp viên cho một quán bia ôm ở Mỹ Tho, khi mới 18 tuổi.
Tại đây, cô bị bắt đi phục hồi nhân phẩm 1 năm. Sau khi ra trại, chập chững hòa nhập cuộc đời, D lại bị lừa tình, kẻ phụ bạc còn nhẫn tâm lấy cắp số tiền làm công nhân xưởng in mà cô dành dụm suốt 6 tháng. Một lần nữa, D quay lại quán massage trá hình làm "gái". Vậy là đêm đến, cô tháp tùng những tay "chồng" hờ của mình trong những buổi thác loạn ở vũ trường. D bảo, em thay "chồng" như thay áo, lên vũ trường gặp anh nào ưng thì mình gật thôi, cuộc đời là sự trao đổi mà: "Em cần tiền, còn họ cần tình".
Đ. K, một đầu nậu gái mại dâm, tiếp viên quán karaoke ở Hà Nội cho hay: Thực tế các khách ở Hà Nội thường thích các "đào" người miền trong, nhưng nếu không uốn nắn họ từ đầu thì cũng rất dễ mất khách bởi khách miền Bắc thường để ý những điều nhỏ nhặt nên trình tự các bước và thời gian phải đảm bảo chuẩn xác mà điều này các "đào" miền Nam thường không có được nếu chưa được đào tạo. Nếu đi làm "tay vịn" (hát karaoke ôm cùng khách) thì cũng phải có nhiều ngón nghề riêng.
Tất cả các cô này đều được cho vào những phòng kín, sau đó bật loa có công suất lớn dần để luyện tập làm quen với âm thanh chát chúa, mùi bia nồng nặc và ánh đèn nháy chói lóa. Ngoài những thủ thuật uống bia như nước lã mà không say còn phải biết cách khui bia để khách càng uống nhiều thì các cô càng kiếm được nhiều "hoa hồng", ngay cả việc khui bia bằng "cái ấy" cũng phải học. Tất cả các "đào" đều được các chị có kinh nghiệm trong nghề chỉ dẫn từ lời ăn tiếng nói, bước đi đến cách ăn mặc, ngồi tạo dáng, cách hành nghề. Bất kỳ cô nào đặt chân đến miền Bắc đều phải nhớ kỹ những bài học này mới mong kiếm cơm.
Và thế giới nào cũng có luật lệ. Gái, mại dâm là thế giới ngầm và trong cái thế giới ấy, luật lệ để tồn tại khắc nghiệt vô cùng. Bản thân Thúy Nga hay Thùy D cũng từng phải cay đắng mà thốt lên rằng, làm nghề mà không rõ luật thì chỉ có nước tìm cách khác mà kiếm sống, dù có thu nhập cao nhưng rồi cũng bị những cạm bẫy cuộc đời bám lấy, muốn khi ra nghề có chút vốn để làm ăn lương thiện xem chừng không hề đơn giản.
Theo Pháp luật và Xã hội
Nhiều hành khách trễ chuyến bay dịp tết Ngày 23.1, theo ghi nhận của PV Thanh Niên Online, tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), dù chưa phải là thời gian cao điểm nhưng vẫn có khá nhiều hành khách bị trễ chuyến do ra sân bay muộn so với thời gian quy định của các hãng hàng không dịp tết. Vào những ngày cận tết, hành khách nên ra sân...