Nhọc nhằn bỏ phố về quê giữa Covid-19
Ness Knight và bạn trai từ bỏ tất cả vì “giấc mơ điền viên” ở Tây Yorkshire, đối mặt với thực tế khắc nghiệt khi lần đầu làm nông dân.
Ness Knight, 36 tuổi, diễn giả kiêm nhà thám hiểm người Anh và bạn trai Jake Smith, 24 tuổi, bị lôi cuốn vào cuộc sống nông nghiệp trong năm qua nhờ cảm hứng từ Jeremy Clarkson, người dẫn chương trình truyền hình kiêm nhà báo nổi tiếng nước Anh, và nhiều người nổi tiếng trên mạng xã hội Instagram.
Ness Knight (trái) và bạn trai Jake Smith bên đàn lợn trên cánh đồng. Ảnh: Thomas Duffield
Nếu không phải vì Covid-19, cô và Smith có thể đã bắt đầu chuyến thám hiểm 5 năm từ Cape Town, Nam Phi đến Nga. Thay vào đó, họ đang sống trên một trang trại rộng lớn ở vùng đồi phía Tây Yorkshire, làm việc 16 giờ mỗi ngày, vừa chống chọi với mưa gió để làm nông, vừa chuẩn bị đón con đầu lòng.
Theo đại lý bất động sản Strutt & Parker, trong năm 2020, khi Covid-19 diễn biến phức tạp, 45% trang trại ở Anh được bán cho những người không phải nông dân, và trong hai năm qua, ngày càng có nhiều người quan tâm đến nông nghiệp, đặc biệt là thanh niên.
Ban đầu, để thực hiện giấc mộng “bỏ phố về quê”, Knight và Smith cố gắng tìm một trang trại giá khoảng 400.000 USD nhưng không có kết quả, họ buộc phải chuyển hướng về phía bắc.
“Hầu hết các trang trại đều đã được bán theo hợp đồng trước khi được công khai rao bán trên thị trường”, Knight nhớ lại.
Có lúc họ tự hỏi ước mơ liệu có thể thành hiện thực hay không. Thế rồi họ tìm thấy trang trại Hill Top trên một trang web. Đó là khu đất nhỏ rộng khoảng 50.000 m2, ngay trung tâm của xứ sở cừu và gia súc. Trang trại được rao bán với giá 700.000 USD, bao gồm đất nông nghiệp và một ngôi nhà ba phòng ngủ cùng một nhà kho hiện đại khổng lồ.
Dù mức giá này cao hơn nhiều so với dự tính, họ vẫn quyết định xuống tiền sau lần đầu đến xem. Những gì họ sở hữu giờ đây là hai cánh đồng rộng lớn được quây bằng tường đá. Chủ trước không canh tác hai mảnh đất này, mà biến chúng thành đồng cỏ hoặc cho nông dân địa phương thuê lại. Nhưng Knight và Smith thấy có thể áp dụng phương thức canh tác hỗn hợp tại đây.
Giống như nhiều người lần đầu làm nông dân, họ không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn chú trọng đến các nguyên tắc. Knight và Smith định canh tác theo nguyên tắc nông nghiệp sinh thái tái tạo, tập trung tái tạo lớp đất bề mặt, tăng đa dạng sinh học và cải thiện tuần hoàn nước.
“Chúng tôi nghiên cứu phương pháp đem lại lợi nhuận trên diện tích nhỏ và tìm thấy cụm từ nông nghiệp tái tạo trên Google”, Knight nói, cho hay họ sẽ tiến hành trồng xen canh hai hoặc nhiều loại cây trồng, kết hợp nuôi gà, cừu, lợn, bò để lấy thịt.
Video đang HOT
“Theo cách này, số tiền kiếm được sẽ vượt xa thu nhập của nông dân trồng độc canh trên hàng trăm ha. Nếu bạn cũng lần đầu làm nông dân và đang tìm hướng đi, thì phương pháp canh tác này là hoàn hảo vì không phải đầu tư quá nhiều vào máy móc và hóa chất”, Smith nói thêm. “Bạn chỉ cần một chiếc xe cút kít và vài cái thuổng”.
Tuy nhiên, thực tế khắc nghiệt hơn dự tính, họ phải bỏ thêm 8.000 USD mua một nhà kính đã qua sử dụng. Công việc dồn lên vai Smith vì Knight đang mang thai. Cô chỉ có thể hỗ trợ bạn trai bằng cách chạy việc vặt, làm cỏ.
Năm đầu tiên, sau một mùa xuân không thuận lợi là những tuần mùa hè nắng nóng cao điểm, khô hạn. Do không có hệ thống tưới tự động, Smith phải thức dậy hai tiếng một lần vào ban đêm để di chuyển vòi phun nước.
Chăn nuôi cũng không thuận lợi. Hàng xóm cảnh báo rằng cừu là động vật hung dữ và khó đoán, hôm trước còn khỏe mạnh, chạy nhảy, nhưng hôm sau có thể đã lăn ra ốm hoặc chết. Smith và Knight phải tốn nhiều tiền mời bác sĩ thú y và trả tiền thuốc men cho vật nuôi.
“Nếu không đam mê và ước mơ, thì bạn đừng cố. Hãy kiếm một vài con gà nuôi chơi, nhưng đừng biến nó thành nguồn thu nhập duy nhất của bạn”, Smith khuyên.
Cây cối trên cánh đồng của Smith và Knight. Ảnh: Thomas Duffield
Tuy nhiên, hai người sẽ không bỏ cuộc bởi họ đã dồn hết của cải và công sức vào dự án này. Tháng 10 tới, họ sẽ có hàng trăm cây con trồng trên cánh đồng, một hàng rào táo gai, cây cơm cháy và cây dâu đen trồng trong bồn. Knight từng tham gia đoàn thám hiểm dài ngày, đặt chân tới những nơi khắc nghiệt trong điều kiện gian khổ. Cô chắc chắn đã chuẩn bị sẵn sàng cho chặng đường dài phía trước.
“Bắt đầu một cuộc sống mới làm nông dân sẽ không giống như làm văn phòng với mức lương cố định và biết chính xác phải làm những gì. Thay vào đó, bạn phải dồn tất cả những gì mình có vào đây, cả về tài chính, tình cảm và thể chất”, Smith nói.
Knight tin tưởng cô và Smith đang ở chính xác nơi họ cần dù thử thách sắp tới có là gì chăng nữa.
“Từ kinh nghiệm bản thân, tôi biết cuối cùng mình sẽ chọn làm nông nghiệp. Hiện nay, tất cả mọi thứ đều hoàn hảo với tôi”, cô bày tỏ.
Những điều cần biết về biến thể mới ở Nam Phi đang khiến thế giới lo ngại
Các nhà khoa học Nam Phi đã xác định được một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có những đột biến khác với chủng virus SARS-CoV-2 gốc được phát hiện ở tỉnh Vũ Hán (Trung Quốc).
Người dân xếp hàng bên ngoài một trung tâm tiêm vaccine ở Cape Town, Nam Phi. Ảnh: Reuters
Theo trang The Guardian (Anh), hôm 30/8, Viện Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm ở Nam Phi (NICD) đã đưa ra cảnh báo về C.1.2 và cho biết biến thể này đã được phát hiện ở tất cả các tỉnh trong cả nước, nhưng với tỉ lệ tương đối thấp.
Cảnh báo cho biết biến thể C.1.2 được phát hiện lần đầu tiên hồi tháng 5, trên phần lớn các tỉnh ở Nam Phi và ở 7 quốc gia khác trải dài khắp châu Phi, châu Âu, châu Á và châu Đại Dương. Tuy nhiên, Delta vẫn là biến thể lây lan chủ yếu ở Nam Phi và trên thế giới.
Biến thể C.1.2 đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học vì dù có tỉ lệ lây nhiễm thấp, nhưng nó sở hữu các đột biến trong bộ gien tương tự như những đột biến được phát hiện trong các biến chủng đáng lo ngại khác, như Delta, cũng như một số đột biến bổ sung.
C.1.2 có đáng lo ngại?
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn chưa liệt kê C.1.2 là biến thế đáng lo ngại hay biến thể đáng quan tâm. Hiện NICD vẫn tiếp tục theo dõi mức độ lây lan của C.1.2 và xác định cách thức hoạt động của biến thể này. Các nhà khoa học đang tiến hành thử nghiệm đánh giá tác động các đột biến của biến thể C.1.2 với khả năng lây nhiễm và khả năng kháng vaccine. Cho đến nay, biến thể này vẫn chưa đáp ứng các tiêu chí của WHO để đủ điều kiện trở thành "biến thể đáng quan tâm" hoặc "biến thể đáng lo ngại".
Biến thể đáng lo ngại - chẳng hạn như Delta - là những biến thể có khả năng lây truyền, độc lực hoặc thay đổi triệu chứng bệnh lâm sàng ở mức cao. Những biến thể này cũng có thể làm giảm hiệu quả của các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng.
Biến thể đáng quan tâm là những biến thể được chứng minh có khả năng lây lan tạo ra nhiều ổ dịch trong cộng đồng và đã được phát hiện ở nhiều quốc gia, nhưng không nhất thiết được chứng minh là có độc lực cao hoặc dễ lây lan hơn.
Tại sao chuyên gia đưa ra cảnh báo với biến thể C.1.2?
Tiến sĩ Megan Steain, nhà virus học và giảng viên miễn dịch học và bệnh truyền nhiễm tại Trường Đại học Sydney, cho biết cần đưa ra cảnh báo với biến thể C.1.2 là do biến thể này chứa nhiều đột biến đặc biệt.
Chủng C.1.2 có tỉ lệ khoảng 41,8 lần đột biến mỗi năm. Ảnh: Reuters
"C.1.2 chứa khá nhiều đột biến đặc biệt mà chúng tôi từng thấy trong các biến thể đáng lo ngại hoặc đáng quan tâm khác. Bất cứ khi nào phát hiện những đột biến này, chúng tôi cần theo dõi xem chúng sẽ hoạt động như thế nào, chúng có ảnh hưởng đến việc né phản ứng miễn dịch hay lây lan nhanh hơn hay không", Tiến sĩ Steain nói và cho biết việc thực hiện nghiên cứu này trong phòng thí nghiệm sẽ mất khá nhiều thời gian.
Ngoài ra, biến thể này chứa nhiều đột biến nhất so với chủng virus SARS-CoV-2 gốc ở Vũ Hán, Trung Quốc. C.1.2 có tỉ lệ khoảng 41,8 lần đột biến mỗi năm, gần gấp đôi tốc độ của các biến thể khác. Nó chứa những đột biến đáng lo ngại, trong đó có khả năng xoá mã gien di truyền bên trong protein gai - phương tiện để virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào người - khiến nó trở nên khó đánh bại hơn.
C.1.2 có khả năng biến mất hay không?
Câu trả lời là có. Các biến thể COVID-19 luôn xuất hiện và nhiều biến thể trong số đó có khả năng biến mất trước khi lây lan rộng rãi. Nhiều biến thể virus có khả năng sống sót rất mong manh.
"C.1.2 sẽ rất khó có thể cạnh tranh với Delta trong giai đoạn này," bà Steain khẳng định. "Tôi nghĩ rằng chúng ta vẫn đang ở thời điểm mà biến thể này có thể biến mất, tỉ lệ lây lan rộng rãi thực sự rất thấp".
Bà nói thêm: "Chúng tôi đã chứng kiến điều này với biến thể Beta và các biến thể đáng quan tâm khác. Thậm chí các biến thể đó ở những khu vực có cơ hội lây lan khá tốt, nhưng sau đó, chúng đã không thể sống sót theo thời gian và bị lấn át bởi các biến thể đáng quan tâm khác có khả năng lây nhiễm nhanh hơn. Và vì vậy về cơ bản chúng chỉ biến mất . Điều đó cũng có thể dễ dàng xảy ra với C.1.2".
Biến thể C.1.2 có khả năng kháng vaccine không?
Một nhân viên y tế tiêm vaccine Johnson&Johnson cho một phụ nữ ở Houghton, Johannesburg, Nam Phi hôm 20/8. Ảnh: Reuters
Tiến sĩ Steain cho biết các nhà khoa học có thể đưa ra phỏng đoán khoa học dựa trên một số đột biến có trong biến thể C.1.2. Những đột biến này tương tự các đột biến ở biến chủng khác như Beta, Delta.
"Chúng tôi nghĩ rằng có lẽ kháng thể trong huyết thanh sẽ không vô hiệu hóa được chủng virus này cũng như ngăn ngừa các biến chủng ban đầu. Nhưng cho đến khi hoàn thành những thử nghiệm, điều này thực sự vẫn chỉ là suy đoán. Chúng tôi phải lưu ý rằng cho đến nay vaccine đang hoạt động rất tốt về mặt ngăn ngừa mắc bệnh nặng, nhập viện và tử vong khi nhiễm các biến thể COVID-19", bà nhấn mạnh và cho rằng chúng ta không cần quá hoảng sợ.
Trong khi đó, NICD cho biết các nhà khoa học đang thận trọng nghiên cứu về những tác động của biến thể C.1.2, đồng thời tiến hành thu thập thêm dữ liệu để tìm hiểu về chủng virus này.
"Dựa trên hiểu biết của chúng tôi về các đột biến trong biến thể này, chúng tôi nghi ngờ C.1.2 có thể né được một phần phản ứng miễn dịch. Dù vậy, vaccine vẫn sẽ cung cấp mức độ bảo vệ cao ngăn ngừa việc nhập viện và tử vong", viện nghiên cứu cho biết.
Thế giới chạy đua nghiên cứu về biến chủng SARS-CoV-2 mới ở Nam Phi Các nhà nghiên cứu di truyền học thế giới đang chú ý tới biến chủng mới của Covid-19, tên gọi C.1.2, sau khi nó xuất hiện tại hầu hết các tỉnh của Nam Phi và 7 nước khác trên thế giới. Người dân xếp hàng chờ tiêm chủng tại một trung tâm ở Cape Town, Nam Phi (Ảnh: Reuters). Các nhà khoa học...