Nhờ vắc xin COVID-19, sẽ sớm có vắc xin phòng ung thư và HIV

Theo dõi VGT trên

Các nhà khoa học đang thử nghiệm công nghệ vắc xin COVID-19 như một cách để điều trị các bệnh nan y như ung thư và HIV.

Nhờ vắc xin COVID-19, sẽ sớm có vắc xin phòng ung thư và HIV - Hình 1

Ảnh minh họa

Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy các nhà khoa học chế tạo loại vắc xin đầu tiên sử dụng mRNA, hoặc một mảnh nhỏ của protein gai của hạt virus, để tạo ra phản ứng miễn dịch bảo vệ khỏi nhiễm trùng.

Đây là một hướng tiếp cận mà các nhà nghiên cứu vắc xin đã nghiên cứu trong 25 năm qua.

Sau kết quả thử nghiệm lâm sàng hiệu quả và hàng triệu người được tiêm chủng thành công với vắc xin COVID-19 dựa trên mRNA, các nhà nghiên cứu hiện đang tìm hiểu cách mà phát hiện này có thể mở đường cho các phương pháp điều trị khác.

Nghiên cứu vắc xin mRNA để điều trị ung thư và HIV

Các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư MD Anderson của Đại học Texas đang chuẩn bị nghiên cứu mRNA như một phương pháp điều trị ung thư.

Họ tin rằng mRNA có thể được sử dụng để ngăn ngừa ung thư tái phát, TS Van Morris, bác sĩ chủ nhiệm thử nghiệm lâm sàng, cho biết.

Khả năng tái phát của ung thư khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư, và phổ biến nhất với ung thư buồng trứng, ung thư bàng quang và u nguyên bào thần kinh đệm. Tái phát xảy ra khi một lượng nhỏ tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể sau khi điều trị, nhân lên và trong một số trường hợp di chuyển đến các vùng khác của cơ thể.

Trong thử nghiệm hiện đang ở giai đoạn hai, các bác sĩ kiểm tra bệnh nhân ung thư đã cắt bỏ khối u và hóa trị. Khi xét nghiệm phát hiện ra các tế bào ung thư vẫn đang lưu hành trong cơ thể họ, các nhà nghiên cứu sẽ tạo ra sự phối hợp mRNA được cá thể hóa.

TS Morris cho biết: “Chúng tôi hy vọng rằng với vắc xin được cá thể hóa sẽ chuẩn bị cho hệ thống miễn dịch truy tìm các tế bào khối u còn sót lại, loại bỏ chúng và chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân”.

Các nhà khoa học tại Đại học Scripps ở California cũng đang xem xét HIV, một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng đến 1,2 triệu người trên toàn thế giới, như một ứng cử viên cho vắc xin mRNA.

Video đang HOT

Tương tự như cách vắc xin COVID-19 gắn vào các protein gai của coronavirus và tiêu diệt chúng, vắc xin HIV có thể làm điều tương tự với các hạt HIV, William Schief, chuyên gia miễn dịch tại Scripps Research, người đã giúp phát triển vắc xin HIV trong thử nghiệm Giai đoạn 1, cho biết.

Hiện nhóm của Schief biết rằng mRNA có thể được sử dụng để nhắm mục tiêu và tiêu diệt HIV, họ sẽ sử dụng công nghệ này trong các nghiên cứu tương lai với hy vọng sớm tạo ra vắc xin HIV.

Kể từ khi vắc xin COVID-19 ra đời, các nhà nghiên cứu cũng đã điểm lại những căn bệnh mà họ dự đoán sẽ trở thành mối đe dọa lớn hơn trong những năm tới.

Các nhà khoa học của Đại học Oxford đã hợp tác với AstraZeneca để phát triển vắc-xin COVID-19 hiện đang nghiên cứu một loại vắc xin để điều trị bệnh lậu, một bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Bước tiến quan trọng của vaccine ngừa HIV sau 40 năm

Hai nhóm chuyên gia tại Pháp và Mỹ bước vào giai đoạn một thử nghiệm lâm sàng vaccine HIV trên người. Điều này mang đến những kỳ vọng mới cho công cuộc chống lại đại dịch HIV/AIDS.

Bước tiến quan trọng của vaccine ngừa HIV sau 40 năm - Hình 1

Hiện tại, HIV/AIDS là căn bệnh chưa thể tìm ra thuốc chữa và vaccine phòng ngừa. Các loại vaccine theo công thức truyền thống gặp phải trở ngại lớn khi không thể tìm ra virus và tạo phản ứng miễn dịch.

Mới đây, hai dự án nghiên cứu tại Pháp và Mỹ đã thử nghiệm vaccine ngừa HIV trên người giai đoạn một, đánh dấu bước tiến quan trọng trong phát triển chế phẩm sinh học này sau 40 năm.

Vaccine ngừa HIV với công nghệ độc nhất thế giới

Tại Pháp, sau 8 năm nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Vaccine (thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia - INSERM), Đại học Paris Est Créteil, tuyên bố họ sắp thử nghiệm vaccine ngừa HIV khác mang tên CD40.HIVRI.Env vào tháng 4.

Theo Les Echos, Viện Nghiên cứu Quốc gia Pháp khẳng định vaccine này được phát triển theo công nghệ tiên tiến, độc nhất trên thế giới. Thông tin từ tổ chức này cho thấy chương trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một đang tuyển 72 tình nguyện viên, độ tuổi từ 18 đến 65, không gặp vấn đề gì về sức khỏe. Thời gian thử nghiệm kéo dài một năm, tình nguyện viên cần tới bệnh viện để kiểm tra 8 lần.

Các nhà khoa học phát triển loại huyết thanh nhắm vào những tế bào cụ thể để chống lại cuộc tấn công từ HIV. Đây là những tế bào có gai, làm nhiệm vụ như lính canh trong hệ miễn dịch.

Giáo sư Yves Lévy, Giám đốc Viện Nghiên cứu Vaccine, giải thích: "Với vaccine này, việc quan trọng nhất là 'dạy' cơ thể phản ứng chống lại virus chính xác tới cấp độ tế bào. Hệ miễn dịch phải học cách nhận biết và vô hiệu hóa HIV khi vaccine gắn protein vào vỏ bọc của virus". Vì vậy, CD40.HIVRI.Env có chức năng ngăn ngừa lây nhiễm tiềm ẩn, không chữa được bệnh HIV/AIDS.

Bước tiến quan trọng của vaccine ngừa HIV sau 40 năm - Hình 2

Timothy Ray Brown, người đầu tiên khỏi HIV trên thế giới. Tuy nhiên, ông đã qua đời vì ung thư vào năm 2020. Ảnh: NY Times.

Thành phần của CD40.HIVRI.Env là sự kết hợp giữa một kháng nguyên hỗn hợp với một kháng thể đơn dòng. Chúng do Công ty GTP Technology (Pháp) và Novasep (Bỉ) sản xuất. Công nghệ này đã cho kết quả tốt ở loài linh trưởng. Đây là lần đầu tiên chúng được sử dụng trên người.

INSERM cho hay thử nghiệm giai đoạn một sẽ tiêm cả giả dược cho tình nguyện viên. Mục tiêu là đánh giá khả năng đáp ứng các liều lượng khác nhau của vaccine khi sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp. Đây cũng là cơ sở cho giai đoạn II, III khi thử nghiệm lâm sàng.

Loại vaccine mà CD40.HIVRI.Env có thể kết hợp là DNA-HIV-PT123. Đây là vaccine DNA có thể khuếch đại phản ứng miễn dịch, giúp tăng hiệu quả phòng ngừa.

DNA-HIV-PT123 đang được Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) phát triển. Nó đã thử nghiệm trên 700 tình nguyện viên ở Uganda, Nam Phi và Tanzania, cho hiệu quả một phần.

Phát triển tiếp loại vaccine ngừa HIV đã thành công trên khỉ

Cách đây gần 20 năm, các nhà khoa học tại Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon, Mỹ, đã tìm ra loại vaccine mới. Nó được nhắm tới mục đích ngăn ngừa HIV/AIDS. Tuy nhiên, thời điểm đó, vaccine chỉ kháng được virus HIV trên khỉ (còn gọi là SIV). Nó được chứng minh ngừa SIV trên khoảng 50% loài động vật linh trưởng không phải con người.

Hiệu quả của vaccine này trên người vẫn là trở ngại. HIV/AIDS là một trong những căn bệnh hiểm nghèo không có cách điều trị và phòng ngừa. Theo Medical Express , các nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon, Mỹ, đã giải mã lý do vì sao vaccine trên chỉ có tác dụng trên khỉ và tìm ra con đường phát triển nó để mang tới hiệu quả cho con người.

Trong chuỗi bài báo khoa học được công bố ngày 25/3 trên tạp chí Science and Science Immunology, những người tạo ra cytomegalovirus (hay còn gọi là CMV) đã mô tả cơ chế sinh học bất thường mà ứng cử viên vaccine HIV hoạt động.

Các phát hiện từ nhóm chuyên gia tại Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon giúp tinh chỉnh VIR-1111, loại vaccine thử nghiệm dựa trên CMV nhằm chống lại HIV. Nó được phát triển tại đại học trên và đang được đánh giá, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một trên người.

Đây là lần đầu tiên vaccine VIR-1111 bước vào giai đoạn thử nghiệm trên người sau gần 20 năm. Thử nghiệm này do Công ty Vir Biotechnology phối hợp nhóm chuyên gia Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon tiến hành.

Bước tiến quan trọng của vaccine ngừa HIV sau 40 năm - Hình 3

Phó giáo sư Klaus Frueh (trái) và Phó giáo sư Scott Hansen đang chủ trì dự án thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa HIV VIR-1111 trên người tại Mỹ. Ảnh: UHSO.

Phó giáo sư, tiến sĩ Louis Picker, Phó giám đốc Viện Vaccine và trị liệu gene, Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon, cho biết: "Biết được cơ chế mà vaccine SIV hoạt động trên khỉ (dựa vào CMV) giúp chúng tôi có đánh giá tiềm năng nhằm ứng dụng nó trên người nhanh chóng hơn. Nếu trỏ vaccine CMV vào sai đoạn mã gene, phản ứng miễn dịch cần thiết sẽ không được kích hoạt. Vì vậy, chúng tôi phải luồn kim tiêm vaccine CMV chính xác để vừa bảo vệ tình nguyện viên, vừa đảm bảo nó có hiệu quả".

Cơ chế hoạt động của vaccine này dựa vào việc đan những mảnh nhỏ mầm virus HIV vào một dạng suy yếu của virus herpes - còn được gọi là cytomegalovirus. Cytomegalovirus ở người kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ (tế bào T). Vaccine từ CMV hứa hẹn hoạt động tốt hơn những loại khác, nhất là với các mầm bệnh lây nhiễm nhanh, phá hủy hệ miễn dịch và có thể trốn khỏi cơ quan này.

Nghiên cứu được công bố trên Science Immunology cho thấy vaccine VIR-1111 chỉ có thể tạo ra các tế bào T đặc biệt, chống lại SIV nếu 8 gene bị thiếu hoặc bất hoạt. Bài báo khác xuất bản trên Science 's First Release miêu tả cách protein cytomegalovirus (Rh67) tạo ra các tế bào T MHC-E để chống lại SIV. Hai bài báo này đã gợi ý cách vaccine từ CMV tạo ra các phản ứng khác thường của tế bào T.

Phó giáo sư Louis kỳ vọng: "Nếu thành công, cách tiếp cận này sẽ mang tới cách hoàn toàn mới để phát triển vaccine. Nó không chỉ được ứng dụng cho phòng ngừa HIV/AIDS mà còn với các truyền nhiễm như lao, sốt rét hay hiểm nghèo là ung thư".

Tuy nhiên, hiện tại, chương trình thử nghiệm lâm sàng trên người của vaccine VIR-1111 chưa được tiết lộ nhiều về các thông tin như bao nhiêu tình nguyện viên, liều lượng sử dụng hay phản ứng sau tiêm.

Bước tiến quan trọng của vaccine ngừa HIV sau 40 năm - Hình 4

HIV/AIDS vẫn là bệnh chưa thể tìm ra cách phòng ngừa và chữa trị. Ảnh: Freepik.

Vì sao khó điều chế thành công vaccine ngừa HIV?

Năm 1984, Viện Y tế Quốc gia Mỹ và Viện Pasteur tuyên bố về virus HIV gây ra đại dịch AIDS. Khi đó, Bộ trưởng Y tế và Nhân sinh Mỹ Margaret Heckler hứa hẹn sẽ có vaccine ngừa căn bệnh này trong vòng 2 năm.

Tuy nhiên, điều đó không thành sự thật. Phương pháp phát triển vaccine truyền thống không thể sử dụng trên virus HIV. Hệ thống miễn dịch, chống lại bệnh tật, không phản ứng với chủng virus này. Nó tạo kháng thể HIV nhưng chỉ làm bệnh chậm phát triển mà không thể ngăn cản nó.

Các vaccine trước đây được tạo ra theo cơ chế bắt chước khả năng miễn dịch tự nhiên chống lại virus. Điều này xây dựng trên cơ sở những người đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, gần như không có bệnh nhân nào khỏi hoàn toàn HIV/AIDS nên không có phản ứng miễn dịch nào cho vaccine bắt chước.

HIV là một bệnh nhiễm trùng gây ra do retrovirus, sau đó, nó chuyển sang giai đoạn 3 hoặc AIDS. Với hết các bệnh nhiễm trùng, vaccine giúp cơ thể có thêm thời gian để tự loại bỏ virus, ngăn nhiễm trùng trước khi bệnh chuyển nặng.

Tuy nhiên, người nhiễm HIV có thời gian dài không biểu hiện triệu chứng trước khi chuyển thành AIDS. Giai đoạn này virus ẩn mình trong DNA người bệnh. Cơ thể không thể tìm ra hay phá hủy tất cả bản sao của virus để tự chữa lành.

Theo kênh truyền hình BFMTV, Giáo sư Olivier Schwartz, Viện Pasteur Paris, giải thích: "HIV tự chèn vào các tế bào, sau đó trở thành một phần của tế bào, do đó rất khó loại bỏ và ngăn chặn virus lây nhiễm".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cứ ba người lớn sẽ có một người bị zona
06:02:57 21/11/2024
Thời điểm ăn trứng giúp ngủ ngon, hỗ trợ sức khỏe não bộ
08:34:12 22/11/2024
Nhà khoa học đưa ra độ tuổi nên ngừng uống bia, rượu
06:04:02 21/11/2024
7 dấu hiệu báo động về sức khỏe không nên phớt lờ
09:23:58 21/11/2024
5 lợi ích tuyệt vời khi ăn mật ong hàng ngày vào buổi sáng
18:22:43 21/11/2024
Bất ngờ cách ăn khoai tây để giảm cân ít người biết
08:07:11 21/11/2024
Đứng làm việc nhiều không tốt cho sức khỏe
08:09:21 21/11/2024
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc
17:21:47 21/11/2024

Tin đang nóng

Hiện trường hơn 200 bộ hài cốt vừa được phát hiện giữa Hà Nội
10:18:38 22/11/2024
Sự trở lại ngoạn mục nhất Hollywood: Lindsay Lohan - nàng công chúa sa ngã sao lại đẹp "ngộp thở" thế này
06:41:14 22/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy: Lên tiếng chính thức về hình ảnh đăng ký kết hôn, bật khóc nức nở vì lí do gì?
06:49:21 22/11/2024
Con đường sa ngã của cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ
10:11:58 22/11/2024
Góc khuất kinh hoàng của Kpop: Thực tập sinh nữ suy kiệt, tắt kinh vì nhịn ăn cắm đầu vào phòng tập
06:44:30 22/11/2024
Bị chê "nghệ sĩ nổi tiếng mà ở ký túc xá", chị cả của show Chị Đẹp giải thích
07:09:19 22/11/2024
Lộ vóc dáng Yến Xuân khi mang bầu, một khoảnh khắc hé lộ luôn tình cảm của Đặng Văn Lâm dành cho vợ
13:14:17 22/11/2024
Danh tính cô gái Đà Lạt có tên khai sinh độc lạ, nhan sắc được ví như mỹ nhân TVB thập niên 90
11:38:33 22/11/2024

Tin mới nhất

Việt Nam có loại gia vị ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh

09:41:31 22/11/2024
Một nghiên cứu cụ thể cho thấy nghệ có hiệu quả như ibuprofen - một loại thuốc chống viêm đối với những người bị viêm khớp. Nghệ được biết đến với lợi ích chống oxy hóa và chống viêm, có thể hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh.

Chế độ đi bộ 6-6-6 là gì, có lợi cho sức khỏe như thế nào?

09:33:35 22/11/2024
Các số liệu thống kê cho thấy đi bộ sau bữa ăn vào buổi tối làm giảm lượng đường trong máu nhiều hơn so với đi bộ trước bữa ăn. Thêm vào đó, đi bộ buổi tối có thể là biện pháp thư giãn hiệu quả, giúp suy nghĩ và tâm trí mạch lạc hơn.

Phòng ngừa lão thị sớm bằng các bài tập thể dục cho mắt mỗi ngày

09:27:03 22/11/2024
Thói quen dụi mắt có thể gây kích ứng, khiến các mạch máu dưới da bị tổn thương và dẫn đến quầng thâm. Hành động này kéo dài còn có thể gây ra giác mạc hình chóp, hội chứng khô mắt và bong võng mạc.

Coi chừng ngừng tim, đột quỵ khi chạy bộ

08:19:52 22/11/2024
Nâng cao sức khỏe tinh thần và giảm căng thẳng. Lúc này, cơ thể cũng tiết ra các hormone dopamine giúp tinh thần trở nên phấn chấn hơn và cảm thấy hạnh phúc cũng như nâng cao sức khỏe toàn diện.

Cách ăn chay tốt cho sức khỏe tim mạch

08:13:08 22/11/2024
Theo Quỹ Tim mạch và Đột quỵ Canada, chế độ ăn chay có thể giúp giảm huyết áp, cải thiện mức cholesterol, cân nặng khỏe mạnh hơn và ít mắc bệnh đái tháo đường type 2 hơn, tất cả đều có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Cách tập thể dục an toàn khi ở ngoài trời

07:31:27 22/11/2024
Nguyên nhân là do việc vận động làm gia tăng lưu lượng máu đến vỏ não trước trán (phần trước của thùy trán ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề và cảm xúc). Lưu lượng máu được tăng cường trong quá trình tập thể dục, có thể giúp tăng...

Ngộ độc củ ấu tàu do chế biến sai cách

07:28:59 22/11/2024
Hay tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) cũng vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân cùng một gia đình vào viện trong tình trạng tụt huyết áp, rối loạn nhịp thất phức tạp do ngộ độc aconitin sau uống 100ml rượu ngâm củ ấu tàu.

Hai thực phẩm vàng phòng chống ung thư, giảm cân cho bữa sáng

07:25:35 22/11/2024
Bên cạnh đó, khoai lang chứa calo thấp hơn nhiều so với cơm nên sau khi ăn sẽ không gây tăng cân. Khoai lang còn chứa một chất giống estrogen, có tác dụng bảo dưỡng làn da, trì hoãn lão hóa.

Ăn nấm rừng, 8 người bị ngộ độc

07:23:08 22/11/2024
Khoảng 14 giờ 30 phút cùng ngày, họ nấu nấm cho 8 người cùng ăn. Sau khi ăn khoảng 1 tiếng, cả 8 người đều có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ý thức, buồn nôn, đau bụng.

Những thực phẩm không ăn cùng với cá kẻo tự 'rước họa vào thân'

09:50:58 21/11/2024
Tránh kết hợp cá với các món ăn nhiều tinh bột như khoai tây, mì ống. Việc kết hợp này không chỉ khiến lượng calo và carbohydrate nạp vào quá cao mà còn làm giảm chỉ số đường huyết của bữa ăn, khiến bạn nhanh đói và tăng cảm giác thèm ă...

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

09:20:33 21/11/2024
Nếu sau hơn 2 tháng không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách bệnh có thể tiến triển sang giai đoạn đau mạn tính, nhức nhối triền miên, ảnh hưởng chức năng vận động trầm trọng.

Bỏng lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe như nào?

08:04:53 21/11/2024
Chế độ dinh dưỡng khoa học. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Có thể bạn quan tâm

WTO: Tác động kép của AI đối với thương mại toàn cầu

Thế giới

13:50:32 22/11/2024
WTO kêu gọi có sự phối hợp toàn cầu để giải quyết sự phân mảnh trong quy định quản lý này và đảm bảo các lợi ích của AI được phân phối một cách công bằng.

Ly hôn 20 năm, biết chồng cũ bị liệt, người vợ quay về làm điều cảm động

Netizen

13:46:42 22/11/2024
Yu (31 tuổi), người gốc Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh mới đây chia sẻ đoạn video ghi lại cảnh mẹ cô chăm sóc bố cô bị liệt. Điều đặc biệt, bố mẹ cô đã chia tay 20 năm trước vì bố có người khác. Hiện họ đều ngoài 60 tuổi.

Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Sao âu mỹ

12:53:29 22/11/2024
Trò chuyện trong chương trình Good Morning America, Angelina chia sẻ rằng, đối với cô, thiên chức làm mẹ là trọng tâm chính trong cuộc sống, giống như việc ca hát là quan trọng nhất với Maria Callas - nghệ sĩ opera cô thủ vai trong phim...

Tiến Linh khen ngợi Indonesia, sẵn sàng cạnh tranh với Nguyễn Xuân Son

Sao thể thao

12:10:35 22/11/2024
Tiến Linh thừa nhận Indonesia là ứng viên số 1 cho chức vô địch ASEAN Cup 2024, nhưng ĐT Việt Nam sẽ chơi hết khả năng để thể lấy lại vị thế của mình.

Nữ ca sĩ nhiều năm vắng bóng: Định cư Pháp, làm mẹ đơn thân sexy tuổi 35

Nhạc việt

11:59:16 22/11/2024
Sau thời gian dài vắng bóng, ca sĩ Hằng BingBoong chính thức trở lại với MV Đứa bé nó hỏi (sáng tác: Đạt G; sản xuất âm nhạc: Đoàn Minh Vũ).

Động thái mới nhất của Hoài Lâm gây xôn xao

Sao việt

11:55:13 22/11/2024
Cư dân mạng đang xôn xao trước việc liệu Hoài Lâm có đang từ bỏ nghệ danh gắn liền với tên tuổi mình để chuyển sang hoạt động âm nhạc với tên thật.

Quả chuối vừa được mua vào buổi sáng với giá 9.000 đồng, buổi tối bán với giá 157 tỷ đồng

Sáng tạo

11:20:19 22/11/2024
Một quả chuối trong nhiều năm đã gây tranh cãi trong giới nghệ thuật đã được bán với giá 6,2 triệu USD (hơn 157 tỷ đồng) bao gồm cả phí tại cuộc đấu giá nghệ thuật đương đại của Sotheby s New York vào tối thứ Tư

Người đàn ông mất ngủ suốt 32 năm vì bị sếp mắng oan

Lạ vui

11:20:01 22/11/2024
Sau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.

Áo khoác dài, món đồ sành điệu, đáng giá nhất tủ đồ mùa đông

Thời trang

11:13:20 22/11/2024
Kiểu áo khoác mùa đông đặc trưng nhất chính là trench coat (áo khoác dài, áo măng tô). Chỉ vào mùa cuối năm, tín đồ thời trang mới thỏa sức diện item này đi học, đi chơi, đi làm mà không cần e ngại điều gì.

Bắt giữ 4 đối tượng trộm cắp và tiêu thụ tài sản

Pháp luật

11:08:50 22/11/2024
Ngày 22/11, Công an tỉnh Thanh Hoá thông tin, Công an thị xã Bỉm Sơn vừa bắt giữ 4 đối tượng ở tỉnh Ninh Bình để điều tra tội trộm cắp và tiêu thụ tài sản.

Phong cách trẻ trung của 'Anh trai say hi' JSOL

Phong cách sao

10:56:25 22/11/2024
Trong đó các item mang tính trẻ trung, hiện đại thường được JSOL sử dụng khá nhiều như áo thun, áo sơ mi, quần short hay các set đồ jeans.