Nhờ ưu đãi thuế, sức tiêu thụ ô tô ở Indonesia tăng mạnh
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Indonesia (GAIKINDO) cho biết, sau khi chính phủ ban hành ưu đãi thuế đối với một số loại ô tô, doanh số tháng 3/2021 đạt 84.910 xe, tăng 72,6% so với cùng kỳ năm trước.
Ô tô di chuyển trên đường phố Jakarta, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tổng doanh số bán xe nói trên, PT Astra International bán được 45.521 chiếc, so với 26.502 chiếc vào tháng Hai. Tiếp đến là Mitsubishi với 13.088 chiếc, Honda 11.350 chiếc, Suzuki 8.669 chiếc, Nissan 85 chiếc và các hãng còn lại 6.197 chiếc.
Tuy nhiên, doanh số bán xe trong cả quý I năm nay vẫn sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, doanh số bán buôn đạt 187.021 chiếc, giảm 21,1%, trong khi doanh số bán lẻ đạt 178.450 chiếc, giảm 18,7%.
Trước đó, Chính phủ Indonesia đã quyết định miễn giảm 100% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại ô tô có dung tích xi lanh dưới 2.500 cc và có tỷ lệ nội địa hóa đạt 70%, áp dụng từ ngày 1/3 đến hết tháng 5/2021, giảm 50% trong tháng 6-8, và giảm 25% trong tháng 9-11.
GAIKINDO lạc quan rằng doanh số bán xe mới trong năm nay có thể đạt 750.000 chiếc, so với mức 578.327 chiếc vào năm 2020. Nhằm hỗ trợ lĩnh vực sản xuất ô tô, bên cạnh xe chạy bằng nhiên liệu, Chính phủ Indonesia cũng đang nghiên cứu các biện pháp kích thích đối với ô tô điện.
Bộ Công nghiệp Indonesia đang đặt mục tiêu sản xuất 600.000 ô tô điện và 2,45 triệu xe máy chạy bằng pin vào năm 2030, qua đó giảm 2,7 triệu tấn khí thải CO2 từ ô tô và 1,1 triệu tấn khí thải từ xe máy. Theo Bộ trưởng Công nghiệp Agus Gumiwang Kartasasmita, ba công ty địa phương đã xây dựng các cơ sở sản xuất xe điện chạy bằng pin, với tổng công suất 1.480 chiếc mỗi năm.
Video đang HOT
Để thúc đẩy sản xuất, Chính phủ đã ban hành các biện pháp ưu đãi thuế và phi thuế cho người tiêu dùng cũng như các nhà sản xuất. Theo đó, các nhà sản xuất được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu và “siêu khấu trừ thuế” đối với các hoạt động nghiên cứu, phát triển và trưng bày.
Theo Bộ trưởng Kartasasmita, công nghiệp ô tô là một trong những ngành then chốt đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc gia. Hiện Indonesia có 24 nhà sản xuất xe bốn bánh. Bộ Tài chính đang xem xét miễn thuế thu nhập 10 năm đối với các nhà đầu tư mới, đặc biệt là trong lĩnh vực xe điện (EV).
Theo đó, các biện pháp kích thích sẽ được áp dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất EV có giá trị tối thiểu 5.000 tỷ rupiah (342,46 triệu USD).
Theo một chính sách mới được Tổng cục thuế thuộc Bộ Tài chính công bố hôm 15/3 vừa qua, EV chạy bằng hoàn toàn bằng pin sẽ được hưởng thuế tiêu thụ đặc biệt 0%, và đối với xe sử dụng động cơ lai (hybrid) là 5%.
Cơ quan này lý giải rằng việc ban hành các biện pháp ưu đãi này nhằm thúc đẩy tiêu thụ và sản xuất EV trong nước, tương tự tại các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Đức.
Indonesia cũng đặt mục tiêu xuất khẩu 1 triệu ô tô vào năm 2025 và 340.000 ô tô trong năm 2021. Do đó, chính phủ quyết tâm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thông qua việc hài hòa và đồng bộ hóa các quy định trong lĩnh vực này./.
Những loại linh kiện, phụ tùng ô tô nào được ưu đãi thuế?
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản trả lời Cục hải quan địa phương về việc xác định vật tư nguyên liệu sản xuất ô tô loại nào được ưu đãi thuế?
Có 4 tiêu chí để nhà nhập khẩu vật tư, nguyên liệu cho sản xuất ô tô được hưởng ưu đãi thuế theo nghị định 57/2020
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh trả lời những vướng mắc của hải quan địa phương nêu, về áp dụng thuế suất theo Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ (CNHT) cho ngành sản xuất lắp ráp ô tô (điều 7b Nghị định số 57/2020).
Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến, để được ưu đãi thuế thì sản phẩm và nhà sản xuất phải đáp ứng 4 điều kiện sau:
Thứ nhất, sản phẩm phải thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển (liệt kê tại phụ lục của Nghị định số 111/2015) của ngành sản xuất ô tô như động cơ, cụm ống xả, xi lanh, thân máy, piston, trục khuỷu, thanh truyền, bánh răng; bánh xe, lốp xe, vành bánh xe bằng hợp kim nhôm.
Tuy nhiên, những sản phẩm chỉ được lắp ráp đơn thuần bằng những thiết bị đơn giản như vít, bu-lông, ê-cu, bằng đinh tán và không trải qua quá trình sản xuất, gia công nào để hoàn thiện, thì không được ưu đãi thuế.
Thứ hai, doanh nghiệp phải có hợp đồng mua bán sản phẩm CNHT ô tô với các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô được Bộ Công thương chứng nhận.
Thứ ba, doanh nghiệp phải có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở sản xuất lắp ráp và máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất lắp ráp trên lãnh thổ Việt Nam.
Thứ tư, nguyên liệu, vật tư, linh kiện thuộc loại trong nước chưa sản xuất được.
Để làm rõ hơn hướng dẫn này, Tổng Cục Hải quan nêu một ví dụ cụ thể:
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là động cơ, thì không đáp ứng điều kiện quy định tại c.1, khoản 3 Điều 7b, không được ưu đãi thuế.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là thân máy, piston, trục khuỷu, bánh răng, cụm ống xả, van động cơ để sản xuất, gia công (lắp ráp) thành động cơ hoặc hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất ra các chi tiết động cơ (như van động cơ, piston) bằng máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất tại cơ sở sản xuất đã thông báo với cơ quan hải quan, thì đáp ứng điện hiện quy định tại c.1, khoản 3 Điều 7b, được xem xét ưu đãi thuế.
Tiêu thụ ô tô giảm thê thảm khi hết ưu đãi thuế trước bạ Sau 2 tháng kết thúc ưu đãi thuế trước bạ cho xe lắp ráp trong nước, thị trường ô tô Việt Nam có lượng bán xe "tuột dốc" không phanh, không chỉ xe nội mà xe nhập khẩu cũng khá "èo uột". Theo báo cáo mới nhất từ VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam), trong thang 2, doanh...