Nhờ trạm cân, đã xử lý gần 13.000 xe quá tải
Kết quả xử lý vi phạm này vừa được Tổng cục Đường bộ Việt Nam báo cáo lên Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), đồng thời đánh giá thí điểm trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động các tuyến Quốc lộ trọng điểm ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Theo Tổng Cục đường bộ Việt Nam (TCĐB), từ việc kiểm soát tải trọng xe trên tuyến đường Quốc lộ của 46/63 Sở Giao thông Vận tải các địa phương, đến nay đã xử lý gần 12.800 xe vi phạm, hạ tải gần 39.000 tấn hàng hóa, tạm giữ gần 6.300 giấy phép lái xe, xử phạt theo Quyết định trên 35 tỷ đồng.
Lực lượng liên ngành giữa các đơn vị trên đã tiến hành kiểm tra gần 3.400 xe, trong đó xử lý vi phạm 1.351 xe (40,1%), hạ tải gần 7.300 tấn hàng, tước giấy phép lái xe 745 trường hợp, phạt tiền 1,45 tỷ đồng.
10 địa phương đã được trang bị trạm cân lưu động để “siết” xe quá tải (ảnh minh họa: Tùng Nguyên)
Sau một thời gian triển khai “siết” xe quá tải phá đường ở nhiều địa phương bằng trạm cân lưu động, số lượng xe ôtô vi phạm quy định về chở hàng hóa quá khổ, quá tải lưu thông trên đường đã giảm đáng kể.
TCĐB cho rằng, việc các doanh nghiệp vận tải, chủ xe, lái xe, chủ hàng chấp hành nghiêm quy định về chở hàng hoá đúng tải trọng là góp phần duy trì tuổi thọ của cầu đường theo thiết kế, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn và êm thuận, đặc biệt giảm một lượng lớn kinh phí chi cho sửa chữa những hư hỏng cầu đường do các xe chở hàng quá tải gây ra.
Tuy nhiên, công tác kiểm soát tải trọng xe là một trong những công việc khó khăn phức tạp nhất trong công tác xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông, cần phải có nguồn lực, đầu tư trang bị máy móc và thiết bị cũng như bố trí lực lượng đủ mạnh để thực hiện… Vì vậy, theo TCĐB các cơ quan quản lý Nhà nước, các ngành, các cấp chính quyền địa phương cần phải vào cuộc và quyết liệt chỉ đạo đồng loạt thực hiện thường xuyên, không thực hiện theo đợt ra quân hay theo phong trào công tác xử lý xe quá tải.
Video đang HOT
Để xử lý triệt để vấn đề xe quá tải, TCĐB đề nghị ngành giao thông và Công an các địa phương cần làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm chắc tình hình hoạt động vận tải tại các cảng, kho bãi, các khu công nghiệp, trên tuyến giao thông, các điểm dừng xử lý, kho bãi hạ tải và các đường lân cận… Các tuyến đường có nhiều xe quá tải phải duy trì việc kiểm soát và có tổ tuần tra lưu động kiểm soát các tuyến đường lân cận trong địa bàn có xe chạy vòng tránh.
Sắp tới, TCĐB sẽ thường xuyên kiểm tra các địa phương nhằm nắm bắt tình hình triển khai, kết quả thực hiện công tác kiểm soát tải trọng xe để tiếp tục thực hiện một cách rộng khắp và thường xuyên đồng thời tổng hợp đánh giá, tham mưu cho Bộ GTVT và Thủ tướng Chính phủ về công tác kiểm soát tải trọng xe trong toàn quốc.
Trước đó, từ đầu tháng 4 đến tháng 8/2013, TCĐB đã phối hợp với Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội (Tổng cục VII, Bộ Công an) và các tỉnh các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Yên Bái, Lâm Đồng và Hà Tĩnh xây dựng và triển khai thực hiện 5 Kế hoạch kiểm soát tải xe trên các đoạn Quốc lộ 5, 10, 18, 70, 20, 1A.
TCĐB đã bàn giao đợt 1 với 10 trạm cân lưu động cho các địa phương để thực hiện việc kiểm soát xe quá khổ quá tải trên đường bộ, gồm:Hà Nam, Thanh Hóa, Quảng Bình, Bình Định, Cần Thơ, Lâm Đồng, Hải Phòng, Yên Bái, Nam Định, Bắc Kạn. Đây là những địa phương có các tuyến quốc lộ trọng yếu chạy qua như Quốc lộ 1, 3, 5, 10, 20, 70 nhưng đã đã làm tốt công tác kiểm soát tải trọng xe trong thời gian qua.
Theo Dantri
Hé lộ "Vedan thứ hai" ngay giữa lòng TP.HCM
Có lẽ chưa có một Công ty nào "nổi tiếng" như Công ty CP thuộc da Hào Dương bởi số lần vi phạm về môi trường. Vài năm trước, Công ty Vedan từng đầu độc sông Thị Vải nhưng đã được chặn đứng kịp thời, vậy còn Công ty Hào Dương hiện nay thì sao?
Vi phạm nghiêm trọng về môi trường của Công ty Hào Dương có bị xử lý triệt để?
Liên quan đến vụ Công ty CP thuộc da Hào Dương (Công ty Hào Dương, đóng tại KCN Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TPHCM) xả chất thải chưa qua xử lý xuống sông Đồng Điền (nằm bên cạnh nhà máy) bị Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49, Bộ Công an) bắt quả tang vào ngày 24/10, Phó chủ tịch UBND TP Lê Mạnh Hà cho biết sẽ làm việc với Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố (HEPZA) cùng các cơ quan chức năng để rà soát lại việc thực hiện các chỉ đạo xử lý trước đây đối với những vi phạm của Công ty Hào Dương, đồng thời xem xét các biện pháp xử lý triệt để đối với Công ty này.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: Chênh lệch lãi suất cao để ngân hàng xử lý nợ xấu? Quảng Ninh: "Đẩy" 2 doanh nghiệp kinh doanh xe... Chỉ tồn 120.000 tấn đường? Hà Nội: Mập mờ trong việc tổ chức đấu thầu đất...
Trong một buổi làm việcvới (HEPZA) vào cuối năm 2012, ông Lê Mạnh Hà cho rằng đã phát hiện quá rõ hành vi vi phạm, của công ty Hào Dương do đó không cần thiết phải lập đoàn thanh tra mà cần xử lý ngay với các sai phạm của công ty này.
Dù Công ty Hào Dương bị các cơ quan chức năng của thành phố liên tục kiểm tra, nhắc nhở, yêu cầu phải cải thiện chất lượng nước thải và không được xả thải trực tiếp ra môi trường. Công ty này cũng đã cam kết, hứa hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn và không xả thải trực tiếp ra môi trường trước ngày 15/10/2013. Tuy nhiên, đến ngày 24/10, Cảnh sát môi trường đã phát hiện vụ xả thải trên.
Chưa kể đến 9 lần vi phạm về môi trường và nhiều lần bị xử phạt hành chính về các lỗi khác trước đó, với hành vi cố tình vi phạm, "nuốt lời" của Công ty Hào Dương cũng đủ cho thấy sự coi thường pháp luật của công ty này. Nhiều người cho rằng, sở dĩ Công ty Hào Dương lộng hành là do số tiền mà lực lượng chức năng xử phạt có lẽ chỉ là con số lẻ trong hàng chục tỷ đồng mà công ty Hào Dương đã "tiết kiệm" được mỗi năm bằng hành vi xả chất thải chưa qua xử lý ra sông Đồng Điền.
Một đường ống xả chất thải chưa qua xử lý ra sông Đồng Điền của công ty Hào Dương
Người dân sống bằng nghề đánh bắt trên sông Đồng Điền khẳng định, từ ngày Công ty Hào Dương về đây, lượng cá, tôm trên sông giảm hẳn. Nếu trước đây, một ngư dân có thể đánh bắt được từ 10-15kg cá, tôm/ngày thì hiện nay giỏi lắm chỉ được phân nửa. Vào ban đêm, khi trời mưa hoặc triều cường dân thì một mùi hối xộc lên, lan toả trên diện rộng.
Trao đổi với PV Dân trí, Luật sư Hồ Nguyên Lễ - Trưởng văn phòng Luật sư Luật Tín Nghĩa - Đoàn Luật sư TPHCM khẳng định: Hành vi xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra môi trường của Công ty Hào Duơng là vi phạm nghiêm trọng qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Cụ thể tại Điều 7 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
"Với một công ty vi phạm về môi trường nhiều thì đây quả là hành vi xem thường pháp luật của lãnh đạo Công ty Hào Dương. Với vi phạm trên đã có đủ cơ sở áp dụng Điều 24, 25 và 49 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 nếu doanh nghiệp vi phạm cam kết bảo vệ môi trường, vi phạm cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường thì phải tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết. Đồng thời, kiến nghị cơ quan chức năng cũng cần xem xét quyết định tước quyền sử dụng giấy phép môi trường (nếu có) của Công ty Hào Dương cho đến khi có biện pháp khắc phục toàn diện và đủ tiêu chuẩn hoạt động" - Luật sư Lễ khẳng định.
Hệ thống đẩy chất thải ra "bức tử" môi trường
Luật sư Lễ chia sẻ thêm, Công ty Hào Dương cũng có thể xem là trường hợp Vedan thứ hai đã từng xảy ra trên địa bàn Đồng Nai, Tp.HCM... trước đây. Hành vi gây ô nhiễm môi trường của Công ty Hào Dương đã vi phạm pháp luật, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và gây thiệt hại cho người dân, cho xã hội. Theo qui định pháp luật, khi có hậu quả từ việc gây ô nhiễm môi trường mà người dân, tổ chức bị thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của họ thì người dân có quyền khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án yêu cầu người gây ô nhiễm bồi thường theo qui định của Luật bảo vệ môi trường và Bộ luật dân sự.
Riêng đối với cá nhân vi phạm nếu có cơ sở xác định được cá nhân nào đã chỉ đạo, cá nhân nào thực hiện hành vi xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra môi trường mà hậu quả môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác đến thiệt hại quyền lợi hợp pháp của người dân, tổ chức thì cá nhân đó có thể bị xử lý hình sự về tội "Gây ô nhiễm môi trường" hoặc tội "Vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại".
Phúc Yên
Theo Dantri
Xôn xao clip nữ sinh dân tộc hỗn chiến trên đường quốc lộ Hơn 20 nữ sinh mặc trang phục dân tộc lao vào nhau, đấm đá ngay trên đường quốc lộ. Clip dài gần 3 phút đăng tải trên Youtube ghi lại cảnh tượng đánh nhau các nữ sinh dân tộc ngay trên đường quốc lộ đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Khoảng 20 nữ sinh mặc trang phục dân tộc...