Nhớ thương bánh ướt miền Trung
Dọc dài khắp các miền quê ở nước ta, có rất nhiều món ăn thuộc hàng dân dã nhưng hết sức độc đáo, và một trong những món ngon để lại ấn tượng với nhiều người là bánh ướt.
Với người miền Trung, bánh ướt là món ăn khá phổ biến. Tiền thân của bánh ướt bắt nguồn từ cách làm bánh tráng. Tuy nhiên, sau này với những người làm bánh ướt chuyên nghiệp và đã trở thành thương hiệu nổi tiếng cả nước như ở Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định thì cách làm có phần công phu, khéo léo và tinh tươm hơn.
Khi làm bánh ướt, các cô các chị phải cần mẫn ngồi bên lò than đỏ rực. Trên lò than có nồi nước to sôi ùng ục bốc khói, mảnh vải căng tròn phẳng phiu căng kín miệng nồi. Bên cạnh là xô bột gạo ngâm xay nhuyễn, đôi tay người làm bánh đều đặn dùng vá hoặc gáo tròn múc bột đổ lên tấm vải tráng cho bột mỏng dàn đều theo khung vải rồi đậy nắp lại.
Chỉ trong vòng 1- 2 phút, bánh chín, dùng thanh tre mỏng khéo léo hớt cái bánh ra trải lên chiếc mâm có lót lá chuối non hoặc trải xuống chồng đĩa chờ sẵn. Nếu làm bán, gặp buổi khách đông, một người làm phải ngồi bên cạnh 3 – 4 lò than và đôi tay phải hoạt động liên tục. Các động tác múc bột tráng, đậy nắp nồi, mở nắp ra, vớt bánh cứ thế nhịp nhàng lặp đi lặp lại đều đặn trong sự… trông chờ.
Video đang HOT
Bánh vớt ra để khoảng 5 phút thì tạm nguội. Làm bánh ướt đòi hỏi phải khéo tay và tinh ý. Khi vớt bánh, nhẹ nhàng gấp chiếc bánh làm tư xếp để cẩn thận một góc mâm. Trước khi ăn, thoa nhẹ một lớp dầu phi với hẹ xắt nhỏ lên bề mặt chiếc bánh ướt, khiến chiếc bánh trở nên “ngon mắt” hơn.
Bánh ướt miền Trung chấm các loại mắm ăn lúc còn nóng mới ngon. Người ăn cứ thế gắp bánh ướt bỏ vào chén, dùng đũa chẻ cái bánh làm tư rồi chan thêm tí mắm ngon vào, ăn cùng rau sống thì ngon không có gì để bàn cãi.
Vị chua mặn của mắm hòa cùng vị thơm, hơi nóng của bánh mang đến một cảm giác lâng lâng khó tả. Từng miếng bánh ướt cứ trôi vùn vụt vào bụng lúc nào không hay.
Nhiều người cho rằng bánh ướt ăn với mắm dắt ở miền Trung là món ăn ngon bổ rẻ lại đậm đà hương vị quê hương. Nó vừa trang nhã, thanh tao vừa hợp túi tiền, gợi nhớ gợi thương với biết bao người.
Theo Amthuc365
Ếch đồng chân dài nấu ớt hiểm Nha Trang
Món ếch đồng chân dài bây giờ trở thành món "giang hào thuỷ vị", chờ "đỏ mắt" mới được ăn. Nhất là từ ngày dân ta nhập giống ếch Thái về chăn nuôi. Nhưng thứ ếch Thái chân ngắn ít biết nhảy chẳng thể nào thơm ngon bằng món ếch đồng chân dài...
Món ếch đồng chân dài dường như nó nằm ẩn sâu trong ký ức nhiều hơn. Nhớ xưa, thời những cơn mưa đầu mùa nước vừa xâm xấp ruộng bỏ khô lâu trước đó, sáng ra ếch đầy chợ. Thời ấy, ếch rẻ mạt và người dân ở miền Trung còn ăn ếch bỏ da. Nhiều nơi da ếch chỉ để cho bọn nhỏ căng trên miệng lon sữa bò làm trống chơi cũng được một vài canh vui. Nghe đâu người dân Nam bộ đã ăn da trước. Và tôi cũng mày mò học làm món ếch nhồi. Lột da ếch giữ cho không rách, rồi bằm thịt ếch với bún tàu (làm bằng đậu xanh), nấm mèo, trứng, tiêu, ớt, sả, đậu phộng, v.v. Dồn tất cả thứ thịt pha ấy vào bộ da, dùng chỉ may lại và đem hấp. Trời ngon gì đâu! Bấy giờ mới thấy ông bà mình quăng cái bộ da mà họ thấy ươn ướt ấy cho bọn nhỏ chơi thật là hoài của.
Lớn lên một chút, theo học lớp 7 chương trình "Tây", môn khoa học tự nhiên, mới nghe ông thầy Tây Gervier nói: "Ếch đem bỏ vào lon sơn là nó chết nhăn răng. Vì da là bộ phận thở của ếch". Lúc đó mới té ngửa ra là ếch thở bằng da...
Ếch có thể làm nhiều món, từng được gọi là gà đồng. Hồi xưa dân ta phần lớn còn nghèo, món ếch chiên bơ từng nổi tiếng khi ấy về hương thơm ngon vị béo, lại ra vẻ gu Tây. Nhưng tết vừa rồi, về lại Nha Trang, lại được một ông bạn giới thiệu món ăn đang thời thượng ở thành phố biển này lại là món ếch đồng nấu ớt.
Người du nhập món này về Nha Trang là một nghệ nhân chuyên sưu tập đá khá nổi tiếng tên Thạnh. Một món ăn Việt nhập khẩu mới đáng nói. Số là có chuyến đi du lịch Siem Reap, ông được mấy người Campuchia gốc Việt đãi ăn món ếch nấu ớt. Ăn xong thấy ngon quá, về quê nhà phục chế lại và gọi anh em đồng nghiệp tới kiểu như là cầu chứng cho món ăn Việt kiều xem ngon cỡ nào. Từ đó món ếch nấu ớt nằm lại trên bàn ăn cho tới nay.
Ông bạn Lê Công Quý, nghệ nhân chơi đá số một (nói số một vì có ông Việt kiều đến trả mão toàn bộ đá ở nhà ông 50.000 USD để đổi suất học cao học bên Úc cho người con trai. Anh con trai thương cái thạch tàng của cha ki cóp hèn lâu và trân quý nên không đồng ý) ở Tháp Bà, người giới thiệu món ăn, phải tốn nhiều cuộc điện thoại để tìm xem nơi nào còn có thể cung cấp ếch đồng trong những ngày năm cùng tháng tận. Cuối cùng một quán quen ở khu Phước Hải, nhận tối cung cấp món ếch nấu ớt.
Để thưởng thức nổi thứ món "gà đồng chân dài" này, bạn phải có trình độ ăn ớt cỡ... cử nhơn trở lên. Nhiều người mệt ngoài nghe nói là lắc đầu xua tay ngay. Nước nấu lẩu ếch lại đòi hỏi phải là nước khoáng có gas mới gọi là đủ nghi thức. Thứ này thì lềnh ở miền Trung, nào Vĩnh Hảo, nào Thạch Bích. Ớt phải là ớt hiểm. Ớt hiểm phải là ớt hiểm miền Trung, nơi mà lần nào tôi về Nha Trang cũng ăn tô bún sứa, cá với cả nửa rổ rau xắt ghém ở ngay trước chợ Đầm. Rau ngon ơi là ngon vì chúng mang phong độ của vùng đất nghèo, lá rau cằn cỗi, thơm lừng. Nước bún lại là nước nấu bằng xương và đầu cá trong veo, không nhiễm chút bột ngọt nào...
Tối hôm đó, trời lạnh - không lạnh mà chơi lẩu ớt cũng khó lòng. Nguyên cái lẩu ớt nhỏ, mà ông bạn già Quý đã đổ vào hai chén ớt xiêm xắt. Mới nhìn, đã muốn hoảng. Nhưng đến khi húp cái nước lẩu đó - không quen nhớ nín thở - mới thấy nó nồng nồng cay cay, thơm ơi là thơm. Thật khác xa mấy cái lẩu gà nấu ớt của Sài Gòn.
Theo Dân Việt
Thèm cá măng kho mẳn Tháng 9 âm chưa có mưa phùn để những kẻ xa nhà nhớ về bếp ấm. Những cơn mưa chợt thưa chợt nhặt mùa này ở miền Trung cũng làm cho khối người tha hương ngẩn ngơ nhớ về những bữa cơm quê với đĩa rau luộc, nồi cá kho. Ở quê thì mùa nào thức ấy. Cá cũng vậy, cứ theo tháng...