Nhớ những ngày hè Phan Thiết
Một ngày hè nóng bức, độc giả Ali đã thả lòng mình vào biển xanh cát vàng tại Phan Thiết.
Bạn tâm sự rằng: “Trong chuyến đi này, tôi cố gắng hòa nhập với những điều bình dị nhất của con người Phan Thiết với những con thuyền, những chiếc thúng đầy mực và cá.
Nơi đây, theo truyền thuyết người ta gọi là Dinh Thầy Thím. Đến đây mực cá tôm cua tất cả đều tươi do mới đánh bắt vào rạng sáng và đến sáng thì có khu chợ bán ngay trên bãi biển.
Cảnh sinh hoạt, kéo lưới, những chú bé xinh xắn được tôi ghi lại tỉ mỉ trên từng khung ảnh”.
Những con thuyền thúng nằm ngoan ngoãn trên bãi biển
Chờ ra khơi
Người dân đi biển vẽ mắt cho thuyền để mong không bị lạc lối giữa đại dương
Kiểm tra lưới trước giờ ra khơi
Video đang HOT
Đùa với sóng
Thu hoạch sớm
Trời và biển đều xanh thăm thẳm
Đặc sản của biển khơi
Hũ làm mắm
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đến dinh Thầy Thím ngắm núi biển thanh bình
Những mái ngói đỏ cong vút, những bức tượng đắp nổi trên cột, trên vách, dinh Thầy Thím mang đậm nét của một ngôi nhà cổ để con cháu đi xa hướng về.
Tọa lạc giữa khu rừng Bàu Cái nằm trên địa phận thôn Tam Tân (xã Tân Tiến, Hàm Tân, Bình Thuận), Dinh Thầy Thím là khu du tích lịch sử văn hóa được nhiều người tìm đến để chiêm ngưỡng và cúng bái, nhất là vào dịp tảo mộ (ngày 5 tháng giêng) và hội Dinh Thầy (15, 16/9 âm lịch) hàng năm.
Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa có một cặp vợ chồng vì tránh án tử oan của vua đã cỡi rồng bay vào vùng đất Tam Tân, bốc thuốc cứu người, quy thuận muôn thú, sống cuộc sống thanh bạch nơi rừng sâu. Sau khi đôi vợ chồng ấy qua đời, muôn thú đắp mộ, nhân dân thờ cúng. Tuy qua đời, nhưng đôi vợ chồng này vẫn phù hộ cho nguòi dân trong làng. Điều lạ là, hàng năm vào dịp tảo mộ, lại có một đôi hắc, bạch hổ về phủ phục. Tiếng tốt lan đến tai vua Tự Đức. Tìm hiểu căn nguyên, vua đã xóa bỏ án oan cho đôi vợ chồng và ban tước vị "Chí đức tiên sinh, Chí đức nương nương", cho lập dinh để thờ cúng.
Ngày nay, sau nhiều năm phục dựng, phát triển, dinh Thầy Thím không chỉ là nơi du khách thập phương đến cúng bái mà còn là nơi du khách đến để chiêm ngưỡng, tham quan một thắng cảnh núi biển thanh bình, tìm hiểu văn hóa, lịch sử của vùng đất Lagi.
Đường vào dinh.
Dinh mang đậm nét một ngôi nhà cổ.
Kiến trúc của dinh mang đậm nét ngôi nhà cổ với những gian nhà được sắp xếp theo thứ tự nhất định. Những mái ngói đỏ cong vút, những bức tượng đắp nổi trên vách, trên cột, trên nóc nhà do các nghệ nhân Huế phục dựng, cùng những bức phú điêu trước sân mang lại cho du khách cảm giác đó là nơi tìm về để kính nhớ tổ tiên. Cảm giác trong ngôi nhà cổ đó, có ông, bà đang đợi con cháu về thăm và chúc thọ. Song tính thiêng liêng, uy nghiêm vẫn thể hiện rõ qua những cặp rồng một hướng thiên, một hướng địa trên các cây cột trước sân, trong tiếng chuông ngân vang trong vắt.
Hàng cột trước Hiền điện với 2 cặp long hướng thiên, long hướng địa đối xứng nhau.
Hắc, bạch hổ cũng được người dân tưởng nhớ.
Khu vực dinh ngập tràn bóng mát của những cây cổ thụ, vài cụ già tóc phơ ngồi kể chuyện ngày xưa hay đánh cờ. Cảm giác thanh bình, sảng khoái ùa về cùng những cơn gió nhẹ, xa xa đồi núi xanh thẳm hòa cùng mây trời trong vắt, thoang thoảng mùi thơm của lúa non, cảm giác thanh bình, yên ả, gột trôi mọi lo toan, phiền muộn của cuộc sống.
Khu mộ không nằm trong dinh mà cách dinh khoảng 3km về hướng tây. Đường vào khu mộ xanh ngát với những ruộng lúa đương thì, với những vườn thanh long đang trổ bông, đâu đó những ao nước trong veo đàn vịt thỏa sức rỉa trong dòng nước mát.
Trong khu vực mộ, những cây dầu cổ thụ chen lẫn những tán sao, xà cừ, tạo cho du khách cái cảm giác như đang đi giữa rừng với tiếng nhạc lao xao của lá hòa với âm thanh vi vu của gió. Bốn nấm mộ (2 mộ của thầy thím và 2 mộ của đôi hắc, bạch hổ) được đắp bằng cát trắng mịn, vút cao.
4 ngôi mộ cát trắng phau, vun cao.
Theo Bưu Điện Việt Nam