Nhờ món thịt cháy của cô giúp việc mà vợ chồng tôi làm hòa sau một tháng mâu thuẫn nặng nề
Nếu không có món thịt cháy của cô giúp việc, có lẽ vợ chồng tôi đã ra tòa ly hôn rồi.
Cô Hoài làm giúp việc nhà tôi được 4 năm nay. Cô ấy trầm tính, ít khi hóng hớt chuyện của chủ nhà và luôn hoàn thành tốt mọi công việc tôi giao phó. Từ lúc có cô ấy, tôi yên tâm hơn mỗi khi đi công tác xa vì cô ấy sẽ sắp xếp mọi chuyện chu đáo nhất. Từ việc đưa đón con tôi đi học đến việc dọn dẹp, giặt giũ, nấu ăn… Mỗi tháng, ngoài tiền lương, tôi còn hay biếu thêm cô Hoài 1 – 2 triệu để cô ấy gửi về quê. Ở quê, cô ấy còn người chồng bị tàn tật và đứa con trai lớn năm nay sẽ cưới vợ.
Vợ chồng tôi khắc khẩu, thường hay cãi vã, mâu thuẫn chỉ vì những chuyện vụn vặt. Ví dụ như khi đi chơi, chồng thích tôi mặc váy đỏ, tôi lại không thích mà muốn mặc váy trắng. Anh ấy bảo tôi không tôn trọng ý kiến của chồng. Tôi cho rằng chồng không hiểu sở thích của vợ. Thế là cãi nhau. Hay chuyện cho con học trường công lập hay quốc tế cũng là đề tài để vợ chồng tôi mâu thuẫn cả tuần liền.
Chồng tôi giỏi giang, thành đạt nhưng lại gia trưởng, thích quản lý và kiểm soát vợ. Tôi lại thuộc kiểu người năng động, tự chủ và không muốn bị ràng buộc. Có lẽ vì trái ngược nhau về quan điểm, thái độ sống nên chúng tôi mới mâu thuẫn nhiều đến thế. Và những khi buồn quá, tôi lại tâm sự với cô Hoài. Cô ấy từng trải, sẽ đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho tôi.
Tháng trước, vợ chồng tôi lại mâu thuẫn vì chuyện biếu tiền nhà nội – ngoại. Thường thì mỗi tháng, tôi sẽ biếu đều 2 bên, mỗi bên 5 triệu đồng. Nhưng chồng bảo tôi biếu thêm bố mẹ chồng 2 triệu nữa vì ông bà già yếu hơn, hay đau bệnh lại không có lương hưu. Còn bố mẹ tôi vẫn còn khỏe, đều có lương hưu. Vốn dĩ tôi sẽ đồng ý thôi nhưng tôi ghét cách ra lệnh, áp đặt của chồng mình, trong khi mức lương của chúng tôi ngang bằng nhau. Vậy nên dù vẫn gửi về cho bố mẹ chồng 7 triệu nhưng tôi cũng nói móc mỉa chồng mình cho hả giận.
Một tháng trôi qua, vợ chồng tôi hết cãi vã đến trở mặt lạnh lùng với nhau, không ai nhường ai. Trong bữa cơm, tôi sẽ ăn trước hoặc chồng ăn trước chứ không ăn chung nữa. Chuyện gì cần trao đổi thì thông qua cô Hoài hoặc con gái.
Tối qua, cô Hoài bảo vợ chồng tôi ăn cơm chung, cô ấy nấu món này ngon lắm. Nể cô ấy, vợ chồng tôi đành ngồi chung bàn ăn. Nhưng khi dọn cơm, cô Hoài chỉ bưng ra đĩa thịt kho đã cháy khiến chúng tôi ngỡ ngàng nhìn nhau. Cô ấy nói thế này: “Lẽ ra đĩa thịt sẽ ngon lắm nhưng cô quên tắt bếp nên mới thành ra cháy khét, không thể ăn được như vậy. Là vợ chồng nên nhường nhịn và chia sẻ để thấu hiểu nhau chứ 2 đứa cứ gây hấn mãi thì chẳng khác nào bật lửa cho lớn, dễ đốt cháy và làm tan rã hạnh phúc một gia đình. Lúc đó, chẳng phải 2 đứa sẽ là người đau khổ nhất sao?”.
Những gì cô Hoài nói làm vợ chồng tôi bất ngờ. Đêm đó, chúng tôi lần đầu tiên bình tĩnh nói chuyện với nhau và hóa giải được những mâu thuẫn. Tôi cảm ơn cô giúp việc nhiều lắm, nếu không có cô ấy, có lẽ vợ chồng tôi đã dắt nhau ra tòa ly hôn rồi. Nhưng nếu chồng tôi không chịu thay đổi bản tính gia trưởng, sợ rằng giữa chúng tôi sẽ tiếp tục mâu thuẫn không ngừng. Có cách nào để anh bỏ bớt tính gia trưởng, ép buộc, ra lệnh cho vợ không?
Video đang HOT
Kiểu đàn ông giỏi giang mấy phụ nữ cũng không nên lấy làm chồng
Phụ nữ không kết hôn để trở thành mẹ của một người đàn ông to xác, cũng không phải để chịu đựng cảnh cuộc hôn nhân của mình bị lèo lái theo ý của một người khác.
Mama's boy hay "con trai cưng của mẹ" là cụm từ dùng để miêu tả những người đàn ông gắn bó phụ thuộc quá mức vào người mẹ của mình, ở độ tuổi mà lẽ ra anh ta nên sống, suy nghĩ và hành động một cách độc lập.
Biểu hiện của một "mama's boy" đích thực?
Nếu bạn vẫn còn đang lơ mơ về những dấu hiệu nhận biết một người đàn ông là "con trai cưng của mẹ", hãy nhớ lại (hoặc tìm xem) "Sống chung với mẹ chồng" - bộ phim từng khiến không ít chị em sục sôi căm phẫn vì kịch bản quá đỗi tréo ngoe cách đây 5 năm.
Nhân vật Thanh trong bộ phim này là minh chứng rõ ràng, dễ hiểu nhất để miêu tả một "mama's boy" đích thực.
Anh để mẹ quyết định mọi thứ trong cuộc sống của mình, từ chuyện nhỏ nhặt như bộ chăn ga gối đệm cho đêm tân hôn, hay kiểu nhẫn nên mua cho ngày cưới để "tránh mất giá"; tới cả những chuyện lớn khác như việc nên "dạy vợ" ra sao, rồi tái hôn với ai sau khi đã qua một đời vợ.
Nhân vật Thanh (giữa) trong phim Sống chung với mẹ chồng
Nhiều người nghĩ những anh chàng là "con trai cưng của mẹ" thường không yêu và không biết bảo vệ vợ nhưng đây là niềm tin có phần chưa đúng. Các "mama's boy" có yêu vợ và có muốn bảo vệ vợ. Nhân vật Thanh trong phim "Sống chung với mẹ chồng" cũng vậy.
Vấn đề là kiểu đàn ông này yêu mẹ hơn yêu vợ và quan trọng nhất, họ đã quen nghe lời mẹ suốt mấy chục năm cuộc đời, nên chẳng biết nên làm sao để bảo vệ vợ dù muốn.
3 dấu hiệu thường thấy của một "mama's boy" đích thực:
1. Việc gì cũng hỏi mẹ, không tự tin để tự đưa ra quyết định trong cuộc sống.
2. " Mẹ cũng chỉ muốn tốt cho vợ chồng mình thôi mà" - câu cửa miệng của các "mama's boy" nếu mẹ và vợ không may có mâu thuẫn.
3. Nghe lời mẹ răm rắp, tiếng nói của vợ gần như vô giá trị.
Phụ nữ nên làm gì nếu không may lấy phải một người chồng là "mama's boy"
Đương nhiên, chẳng người phụ nữ nào lại mong chồng mình là một "mama's boy" chính hiệu. Nhiều khi phải lấy nhau về rồi, trải qua cảnh sống chung với mẹ chồng rồi mới ngỡ ngàng nhận ra chồng mình là kiểu đàn ông "con cưng của mẹ".
Trong tình cảnh ấy, đây là 3 điều phụ nữ nên làm:
1. Không cạnh tranh
Bạn không cần cạnh tranh với mẹ chồng. Nếu chồng so sánh bạn với mẹ, đó là lỗi của anh ta. Điều bạn cần làm là vạch ra những ranh giới rõ ràng trong mối quan hệ vợ chồng và mối quan hệ mẹ - con trai, mẹ - con dâu.
Hãy để chồng bạn hiểu rằng bạn và mẹ chồng có những vai trò khác nhau trong cuộc đời anh ấy. Không ai trong hai người có thể thay thế lẫn nhau.
2. Không kéo chồng vào những bất đồng trong mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu
Lời khuyên này có thể sẽ không đúng nếu chồng bạn là một người đàn ông trưởng thành, có chính kiến. Nhưng nó lại hoàn toàn hữu ích trong trường hợp chồng bạn là một "mama's boy". Kéo "con cưng của mẹ" vào những cuộc tranh luận với mẹ, hẳn nhiên bạn đã tặng cho mẹ một đồng minh rồi đấy.
Thế nên, hãy yêu cầu chồng không can thiệp, không tham gia và giữ thái độ trung lập với những bất đồng giữa bạn và mẹ chồng.
Ảnh minh họa
3. Nếu không thể cố, hãy từ bỏ
"Giang sơn dễ đổi, bản tính khó rời". Nếu bạn đã cố gắng, đã "lạt mềm buộc chặt" mà mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu vẫn không chuyển biến tích cực, hoặc những nỗi tủi hờn trong đời sống hôn nhân vẫn không vơi bớt, có lẽ đã đến lúc nên kết thúc.
Mẹ chồng có thể không có ý xấu nhưng quan trọng là người đàn ông bạn chọn làm chồng mãi không chịu ra khỏi sự chở che của mẹ thì sao có thể gánh vác cả 1 gia đình?!
Phụ nữ xứng đáng có một cuộc hôn nhân hạnh phúc bên một người đàn ông mạnh mẽ, bản lĩnh và trưởng thành.
Tôi run rẩy khi nhìn thấy que thử thai 2 vạch trong thùng rác Nhìn que thử thai 2 vạch, tôi không biết phải đối mặt với bố mẹ chồng thế nào đây. Họ đặt hết niềm tin vào vợ chồng tôi, vậy mà chúng tôi chẳng làm được gì. Vợ chồng tôi mới cưới được vài năm nên kinh tế không có. Để có tiền mua được căn hộ chung cư, chúng tôi phải vay nửa...