Nhớ mãi bữa sáng của mẹ!
Trong trí nhớ của tôi, bữa sáng của gia đình tôi chưa bao giờ thay đổi. Suốt nhiều năm qua bữa nào cũng giống bữa nào, chỉ duy nhất một món mỳ trứng.
Trứng là trứng gà ta, mỳ là loại mỳ gạo của Bắc Giang, sợi không to cũng không bé.
Hình như mẹ chỉ biết làm mỗi món đó, hành hoa cắt nhỏ cho vào nồi, sau đó cho nước, nước sôi thì cho mỳ vào và cuối cùng là đến trứng, mỗi người một quả. Hồi nhỏ, khi còn chưa biết phân biệt thích hay không thích, người lớn làm gì thì mình ăn nấy, bởi thế sáng nào cũng vậy, mọi người trong nhà đều ăn duy nhất một món mỳ đó. Ngày đó tôi tưởng nhà ai cũng ăn sáng như vậy.
Đến khi học trung học, tôi đã vô tình phát hiện ra rằng trong căng tin tồi tàn của trường còn có cháo, bún, quẩy, bánh ngọt, thực ra cũng không được nhiều nhặn cho lắm nhưng nó cũng đủ “thịnh soạn” khiến tôi ngạc nhiên, ngay lập tức nó giúp tôi thay đổi khái niệm về bữa sáng suốt 10 năm qua. Kể từ đó, khát vọng về bữa sáng của tôi hoàn toàn được thức tỉnh, cuối tuần về nhà, ăn món mì mẹ nấu dường như không còn mùi vị gì nữa.
Tôi bắt đầu từ chối bữa sáng của mẹ, lý do là sáng nào cũng ăn, ăn đủ rồi. Sau đó tôi xin tiền mẹ ra ngoài ăn, đương nhiên tôi biết ngoài phố có năm hàng bảy quán, về độ phong phú của nó chắc chắn hơn đứt căng tin ở trường. Kể từ đó, rất ít khi tôi ăn bữa sáng của mẹ trừ khi quá lười không muốn ra ngoài hoặc bị ép phải ăn.
Sau đó tôi học đại học. Mỗi lần được nghỉ về nhà, tôi thấy bữa sáng của mẹ vẫn là món mỳ trứng, vẫn cách làm ấy, trình tự ấy, loại mỳ ấy, mẹ một bát bố một bát, trong bát là một quả trứng và mấy cái hành trang trí bên trên cho đẹp mắt.
Hôm đó tôi ăn sữa với bánh bao, vừa ăn tôi vừa trêu mẹ: “Mẹ, con thật phục mẹ, mấy chục năm vẫn như một…” rồi quay sang bố: “Bố, ăn từng ấy năm mà không thấy chán sao ạ?”. “Ăn chán thì sao nào, mẹ con chỉ biết làm mỗi món đó thôi”, bố cười nói: “Hồi còn con gái mẹ con được chiều lắm, chẳng biết nấu nướng gì ngoài món mỳ trứng này đâu, mãi gần đến lúc lấy chồng bà ngoại mới dạy cho đấy”. Nói rồi bố cúi xuống gắp sợi mỳ cuối cùng trong bát, trông ông không có vẻ gì là chán ăn cả.
Món mì trứng của mẹ
Mẹ cầm đũa chọc vào tôi một cái: “Thằng quỷ, con lớn lên nhờ món này đấy, giờ tự nhiên lại không ăn nữa, món mỳ trứng này làm sao chứ? Con cũng cao 1m8, cũng khỏe mạnh vạm vỡ đấy thôi”. Những gì mẹ nói là thật. Tôi uống một ngụm sữa rồi nói: “Nếu ngày nào cũng uống sữa, không khéo con đã sang NBA chơi bóng rổ rồi…”.
Kể từ đó chẳng bao giờ tôi ăn bữa sáng của mẹ nữa, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi lấy vợ. Vợ tôi cũng là nhà con một, ở nhà được chiều, thậm chí đến món mỳ trứng cũng không biết nấu, một ngày 3 bữa của chúng tôi đều ra ngoài ăn hoặc mua mang về… Khoảng hơn 1 năm sau, sau khi ăn chán cơm ở ngoài rồi hai đứa mới bắt đầu học cách nấu cơm. Thực ra học nấu ăn không khó, rất nhanh chóng chúng tôi đều học được món tủ của mình. Vợ chồng tôi phân công nhau, bữa sáng tôi lo, bữa trưa ăn ở cơ quan, bữa tối đương nhiên là do vợ đảm nhiệm.
Dần dần tôi hiểu được rằng, cuộc sống là một gánh nặng cơm áo gạo tiền. Trong mảng sáng tối của nó, con cái của chúng tôi ngày một khôn lớn, bố mẹ cũng dần nghỉ hưu và già yếu mỗi ngày. Năm mẹ 66 tuổi, sức khỏe bắt đầu yếu hẳn, đi viện kiểm tra mới phát hiện bị ung thư phổi giai đoạn cuối, 3 tháng sau thì bà mất. Mẹ mất khiến bố vô cùng cô đơn, năm đó ông đã gần 70 tuổi, tôi không đành lòng để ông sống một mình, vợ tôi cũng đề xuất đưa cụ lên đây ở cùng. Vì thế, sau khi mẹ tôi mất được 1 tháng thì chúng tôi đón ông lên Hà Nội ở cùng.
Sau khi chuyển lên đây, vì muốn ông được ăn uống ngon miệng, sáng nào tôi cũng thay đổi làm các món ăn đa dạng từ cháo, bún, miến, bánh chưng, thậm chí tôi còn học cả cách làm bánh, nhưng hình như ông mấy nhiệt tình với mấy món đó, so với trước đây ông ăn kém đi rất nhiều. Tôi hỏi ông có phải mấy món đó bố ăn không hợp khẩu vị không thì ông lắc đầu giải thích: “Giờ bố già rồi, ăn cũng kém hơn trước”.
Video đang HOT
Tôi cứ nghĩ bố nói thật, cho đến một buổi sáng của vài tháng sau đó. Hôm đó là cuối tuần, vợ chồng tôi quen thói ngủ nướng nên khi tỉnh dậy đã hơn 9 giờ. Bố đã xuống dưới nhà tập thể dục xong xuôi, ông không đánh thức chúng tôi mà ngồi trên ghế sô-fa đọc báo. Nhớ ra là chưa nấu bữa sáng cho ông, tôi vội vàng chạy vào bếp vừa rửa rau vừa quay đầu ra hỏi ông: “Bố, bố đói chưa?”. Ông lắc đầu: “Bố không đói, bố vừa ăn rồi”. Tôi hơi nghi ngờ hỏi lại: “Bố ra ngoài ăn ạ?”. Ông có vẻ hơi e ngại trả lời: “Bố ra ngoài mua bánh đa, tự nấu một bát mỳ trứng ăn rồi, biết các con không thích ăn nên bố không nấu”.
Tôi kéo ngăn kéo bếp, quả nhiên có một túi bánh đa vừa bóc dở. Tôi chạy ra ngồi cạnh ông: “Bố, hơn nửa cuộc đời ăn mỳ trứng mẹ nấu bố thấy vẫn chưa đủ sao ạ?”. Ông đặt tờ báo xuống, bỏ kính ra nhìn tôi: “Chàng trai ngốc nghếch, làm sao mà đủ chứ? Cả đời này ăn cũng không đủ, trên đời này không có bữa sáng nào ngon bằng món mỳ trứng do mẹ con nấu cả”. Ông thở dài rồi nói tiếp: “Chỉ tiếc là bố không có được diễm phúc đó”. Ông nói mà đôi mắt ướt lại, tôi muốn nói điều gì đó mà cổ họng bỗng dưng nghẹn cứng.
Cùng một bữa sáng, bố mẹ tôi đã bắt đầu ăn từ năm hơn 20 tuổi, ngày này qua này khác, cứ thế họ đã ăn suốt hơn 40 năm. Mẹ cứ nấu, bố cứ ăn, chưa bao ông giờ kêu chán hay đòi đổi món. Thì ra, trong trái tim bố, đó là bữa sáng thơm ngon nhất trên đời này. Mãi đến giờ tôi mới hiểu, đây có lẽ mới là tình yêu mà bố mẹ dành cho nhau suốt hơn 40 năm chung sống, thứ tình yêu không cần nói thành lời, là lời giải thích đẹp nhất về tình yêu.
Tình yêu là gì? Là buổi sáng khi không có một người thì người còn lại sẽ lại nhớ đau đáu về một bữa sáng do người kia từng nấu, một bữa sáng không bao giờ thay đổi.
Theo GĐVN
Mẹ chồng bắt con dâu rửa 20 MÂM BÁT thì con trai bảo: 'Đáo để qúa thì chỉ có nước sống một mình thôi, phải đứa khác nó XỬ mẹ lâu rồi'
Mẹ chồng bắt con dâu rửa 20 mâm bát, con trai liền bảo: Mẹ đáo để qúa chỉ có nước sống mình thôi!
- Mẹ với em ở nhà vẫn ổn chứ?
- Sao anh lại nói thế? Mẹ đối xử với em tốt lắm. Anh cứ yên tâm, đừng suy nghĩ quá không lại ảnh hưởng đến công việc.
- Thôi được rồi, có gì là phải gọi cho anh ngay đấy nhé.
Tắt điện thoại, Liên chỉ biết ngồi dựa vào tường, thẫn thờ, mệt mỏi. Cô vẫn còn nhớ như in cái ngày đầu tiên bước chân về nhà chồng cách đây 3 năm. Vì nhà Liên ở cách nhà Khải tận 300km nên xe đón dâu phải đi mất 5 tiếng mới đến nơi. Đường vòng vèo, đầy sỏi đá khiến Liên say xe nôn mật xanh mật vàng. Làm lễ xong xuôi, khi khách khứa về hết, Khải phải dìu vợ lên phòng nghỉ ngơi vì cô chẳng còn chút sức lực nào nữa. Vừa thấy thế mẹ Khải liền bảo:
- Sao nhà cửa vẫn còn tanh bành thế kia mà đã đi ngủ rồi?
- Vợ con đang mệt mà mẹ, từ giờ tới hết ngày kiểu gì chẳng làm xong.
- Không được, anh chưa nghe câu "Dậy vợ từ thuở bơ vơ mới về" à?
Thấy chồng với mẹ cứ lời qua tiếng lại, Liên không muốn làm phật ý mẹ chồng nên lại gắng gượng dọn dẹp. Giờ nhớ lại ngày ấy, chính cô còn thấy hãi hùng và khiếp sợ.
Khải là lính hải quân nên cứ đi biền biệt, có khi vài tháng mới về nhà được ít ngày. Liên vốn là người nhẫn nhịn, bao nhiêu mâu thuẫn giữa mẹ chồng, nàng dâu ở nhà có thế nào cô cũng giấu hết vào trong lòng, không ca thán với Khải nửa lời. Ngay cả khi Liên sinh con thì chồng cô cũng không về được, hai mẹ con đành tự xoay sở, vật lộn với nhau cả ngày lẫn đêm.
Đợt nghỉ Tết vừa rồi, Khải được nghỉ phép hẳn 20 ngày để có thời gian gần gũi vợ con, bù đắp những ngày đi xa và cũng vì mẹ anh mừng thọ tuổi 70. Mùng 7 Tết, nhà Khải làm hơn 20 mâm cỗ để mời họ hàng tới ăn uống, chúc thọ mẹ. Bao nhiêu việc là thế nhưng chỉ có mình Liên chạy đôn, chạy đáo trong bếp từ 3 rưỡi sáng để chuẩn bị tất tần tật mọi thứ.
Ăn uống vui vẻ, náo nhiệt là thế nhưng khi tiệc tàn lại chỉ có mình Liên vừa phải dọn dẹp bãi chiến trường, vừa tranh thủ cho con bú. Dọn được hết đống bát đũa vào một góc bếp, Liên thở không ra hơi nên đành lết từng bước lên phòng định bụng nằm nghỉ một lát. Sức khỏe của cô vốn không tốt lại bị huyết áp thấp nên lúc ấy chân tay bủn rủn, hoa mắt đến đứng còn chẳng vững.
Khải thấy vợ như vậy, vội dìu cô vào phòng nghỉ ngơi nhưng rồi Liên nằm còn chưa được ấm chỗ lại thấy mẹ chồng đập cửa uỳnh uỳnh:
- Con Liên đâu rồi? Làm chưa xong việc sao lại trốn lên phòng nằm ườn ra thế hả?
Thấy thế, Khải vội chạy ra, nói khẽ nhưng vẫn đủ để Liên nghe rõ mồn một vì cánh cửa chỉ khép hờ:
- Mẹ nói be bé thôi cho vợ con nghỉ một tí.
- Làm sao tôi phải nói bé? Con dâu ngủ để mẹ chồng vất vả một mình à? Còn 20 mâm bát đang vứt ngổn ngang dưới nhà kia, anh không nhìn thấy hả?
- Con có biết nhưng mẹ cứ để đấy, cả ngày hôm nay vợ con vất vả lắm rồi.
- Anh đừng có bênh vợ chằm chặp, coi thường mẹ như thế.
Đột nhiên, Khải nghiêm giọng bảo:
- Mẹ đừng tưởng con không biết ở nhà mẹ đã đối xử với con dâu thế nào nhé. Bác Hà hàng xóm nhà mình mấy hôm trước gặp con ở đầu ngõ đã kể lại hết rồi. Vợ con hiền lành, nhẫn nhịn nên mới chịu được mẹ đến ngày hôm nay đấy. Cô ấy sẽ cùng con sống với mẹ cả đời, mẹ mà đáo để quá thì chỉ thiệt mình thôi. Mẹ thử nghĩ lại xem, chẳng phải hồi bà còn sống, mẹ suốt ngày than thở, khóc lóc rằng bà khó tính, soi mói, nói xấu con dâu nên mẹ mới khổ đấy à?
- Anh... anh...
- Thôi, mẹ cứ về phòng nghỉ ngơi đi, để chiều hai vợ chồng con cùng dọn cho nhanh.
Bị con trai kéo tay xuống phòng, tự nhiên bà chẳng nói được gì nữa, cứ ngẩn ngơ nghĩ về những chuyện trong quá khứ. Nếu Khải không nhắc thì có lẽ bà cũng quên rằng trước đây chính bản thân mình cũng từng bị mẹ chồng đối xử khắt khe, đáng ra bây giờ bà phải coi Liên như con ruột, thương yêu, đùm bọc mới đúng.
Chẳng hiểu hôm ấy mẹ Khải suy nghĩ thế nào mà sáng hôm sau, vừa thấy con trai với con dâu bước xuống bà đã tươi cười chỉ vào nồi cháo gà nghi ngút khói trên bàn ăn:
- Hai đứa xuống ăn đi cho nóng, ngon lắm, mẹ nấu mất 2 tiếng đấy.
Ngồi vào bàn ăn mà Liên vẫn chưa hiểu chuyện gì đang diễn ra, cô cứ quay ra nhìn chồng rồi lại nhìn mẹ anh. Thấy nét mặt của con dâu, dường như bà hiểu suy nghĩ của cô liền rút trong túi ra tập tiền 20 triệu rồi bảo:
- Hai đứa lấy mà đi du lịch, mẹ cho đấy. Mấy năm nay con Liên ở nhà hầu hạ mẹ là đủ rồi, giờ cứ thoải mái đi.
- Mẹ cho con đi thật ạ?
- Cha bố cô, chê tiền thì để tôi cất lại nhé. Mẹ xin lỗi, từ giờ hai mẹ con mình "đình chiến" nhé.
Mấy năm đi làm dâu nhưng đó là bữa ăn đầu tiên mà Liên và mẹ chồng có thể vui vẻ hàn huyên, trò chuyện thân thiết đến thế.
Theo WTT
Tôi sống sướng mà cũng chẳng vui bởi chồng vô tâm Càng lúc tôi càng cảm thấy muốn được sống một mình, làm mẹ đơn thân. Tôi 27 tuổi, chồng cũng vậy, kết hôn được một năm sau 3 năm tìm hiểu. Chồng tôi ngoại hình tốt, học thức cao, thu nhập khá, trước anh làm việc ở Sing, lúc quyết định cưới anh xin về Việt Nam làm việc nhưng vẫn giữ được...