Nhờ lối sống này của mẹ, cả gia đình chi tiêu chưa đến 3 triệu đồng/tháng cho chi phí sinh hoạt
Suy cho cùng, mọi cách thức nhằm tiết kiệm ít tiền đều phải tuân theo nguyên tắc hạn chế chi tiêu nhất có thể.
Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc khiến nhiều người suy nghĩ về việc, chúng ta sẽ phải keo kiệt với chính cả bản thân mình.
Song, một thực tế điển hình về người phụ nữ và cuộc sống tối giản của cô ấy đã chứng minh điều ngược lại. Rằng chúng ta không phải chỉ có tiết kiệm đến keo kiệt mới có thể sống được với những đồng tiền ít ỏi, rằng không phải cứ tiết kiệm là cuộc sống này chẳng còn niềm vui. Và nếu bạn cũng đang loay hoay với việc này thì hãy thử tham khảo lối sống tiết kiệm của người phụ nữ trong bài viết dưới đây nhé!
01. Tự trồng rau
Dù sống ở chung cư nhưng mẹ tôi có một khoảng sân nhỏ ngoài ban công. Trong khi những người khác chọn trồng hoa thì bà lại biến góc ban công nhỏ chỉ vài mét vuông thành khu vườn đầy rau.
Vì vậy, về cơ bản gia đình tôi không đi chợ rau mua đồ ăn mà chỉ cần hái một ít rau ở góc vườn nhỏ này là đủ. Đương nhiên, vì khá nhỏ nên sẽ không có đủ tất cả các loại rau như ở chợ. Nhưng bà chọn trồng những loại rau thiết yếu và cả nhà hay ăn, nếu thiếu chỉ cần ra chợ mua thêm một ít là được. Số tiền cần chi cũng không đáng là bao.
Lý do cho việc trồng rau này của bà còn xuất phát từ việc muốn tự cung cấp rau ăn cho cả gia đình nhằm đảm bảo sức khoẻ. Trong quá trình trồng rau, bà sẽ chăm sóc chúng phát triển tự nhiên, không sử dụng thuốc trừ sâu. Như vậy khi ăn rất tốt cho sức khoẻ và quan trọng nhất là không tốn kém.
Đây chính là cách cơ bản để bà có thể tiết kiệm ít tiền mua thực phẩm hàng tháng.
02. Cất giữ lại vỏ thùng carton, chai nhựa… để bán lấy tiền
Tuy căn nhà có diện tích khá nhỏ nhưng vì là người gọn gàng nên bà cũng thiết kế thêm khu vực kho để cất giữ đồ đạc cũng như các loại hộp này.
Theo đó, mỗi tháng, sau khi bán đi các loại vỏ thùng carton, chai nhựa lặt vặt, bà có thể tích cóp được thêm chút tiền cho gia đình.
Video đang HOT
Thường thì sau vài tháng, bà sẽ nhờ người thu gom phế liệu đến mang đi. Số tiền tuy không nhiều nhưng vẫn cộng dồn vào cũng được khoản nho nhỏ. Còn không, nếu vứt đi cũng khá lãng phí và gây hại cho môi trường.
Vậy nên, nếu bạn có không gian ở nhà, bạn cũng có thể tiết kiệm ít tiền và bán chúng.
03. Tiết kiệm túi nhựa
Mỗi lần đi mua đồ tại các tạp hóa và siêu thị thường sẽ có rất nhiều túi nilon nếu bạn không mang theo túi đựng của riêng mình. Và đương nhiên, sau khi bỏ hết các đồ cần mua ra, bạn sẽ còn thừa rất nhiều loại túi nilon khác nhau.
Nhưng thay vì vứt bỏ, bà chọn tái sử dụng chúng cho những lần tiếp theo. Chưa kể còn có một số loại túi nilon có thể dùng trực tiếp làm túi đựng rác nên bà sẽ tận dụng nó. Như vậy, bà có thể tiết kiệm được tiền cho khoản túi đựng rác rồi!
04. Không mua hoa quả trái mùa
Mặc dù chi phí sinh hoạt của gia đình chỉ có gần 3 triệu đồng nhưng bà vẫn mua trái cây hàng tuần. Nhưng bí quyết ở đây là, tất cả những loại trái cây bà mua đều là loại thông thường. Bà tuyệt đối không mua hoa quả trái thời tiết.
Người phụ nữ này cho rằng, hoa quả trái mùa thường đắt hơn và chất lượng lại không ngon bằng, chưa kể lại thường sử dụng các loại hoá chất không tốt cho sức khoẻ nên bà không mua.
05. Mua một thứ có nhiều công dụng
Bây giờ nhiều người thường thích mua đồ theo cảm hứng nhưng với người phụ nữ này thì không. Về cơ bản, mọi thứ trong nhà bà đều có rất nhiều công dụng.
Bà nói rằng một món đồ có thể tái sử dụng nhiều lần, đó cũng chính là một cách tiết kiệm ít tiền.
06. Không mua quần áo rẻ tiền và ngẫu hứng
Chi phí sinh hoạt thực ra không bao gồm việc mua quần áo. Nhưng logic trong việc mua quần áo của người phụ nữ này khá thú vị.
Nhiều người cho rằng vì tiết kiệm nên chắc chắn người phụ nữ này sẽ mua quần áo rẻ tiền? Nhưng ngược lại, khi mua quần áo, bà lại chú ý đến chất liệu và nhãn hiệu của quần áo. Nếu có thể, bà cũng sẽ cố gắng mua những chất liệu tốt hơn.
Theo quan điểm của bà, rõ ràng tất cả chúng ta đều không thể tiết kiệm ít tiền mua quần áo. Nhưng mua một bộ quần áo tốt sẽ bền hơn và thực tế nó còn tiết kiệm chi phí hơn so với việc mua 10 bộ quần áo rẻ tiền khác nhau.
Không ăn chơi hưởng thụ sang chảnh vẫn tiêu hết hơn 18 triệu mỗi tháng, cắt giảm nữa thì chỉ có nước nhịn đói!
18,6 triệu đồng cũng chỉ đủ để trang trải những chi phí cơ bản mà thôi.
Muốn biết cuộc sống ở thành phố có đắt đỏ hay không, hãy hỏi những người đã có gia đình. Bởi suy cho cùng, chưa kết hôn, chưa sinh con, áp lực tài chính nếu có cũng sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều; bớt chi tiêu mua sắm linh tinh là ổn ngay. Chứ đã bước vào công cuộc bỉm sữa, câu chuyện sẽ khác ngay.
Vợ chồng ở thành phố, sống giản dị lắm rồi vẫn tiêu hết hơn 18 triệu mỗi tháng
Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, bảng chi tiêu của một cặp vợ chồng khiến nhiều người đồng cảm. Cả hai đều chi tiêu tiết kiệm, không mua sắm quá đà hay ăn chơi quá trớn, vậy mà cộng dồn các khoản lại cũng hết 18,6 triệu đồng/tháng. Con số nghe thì thấy nhiều, chứ cũng chỉ đáp ứng những nhu cầu cơ bản, thiết yếu nhất.
Các khoản chi của cặp vợ chồng trẻ đang nuôi 2 con nhỏ
Chia sẻ bảng chi tiêu này, bà mẹ trẻ thắc mắc không biết có khoản nào đang "hơi lố" hay không, và nhờ CĐM góp ý. Tuy nhiên, tất cả mọi người đều đồng tình rằng chẳng biết cắt giảm đoạn nào được nữa vì tất cả đều là nhu cầu thiết yếu. Vậy mới thấy cuộc sống ở thành phố đắt đỏ, tốn kém thế nào, đặc biệt là với những người đang nuôi con nhỏ.
Nhiều người đồng tình rằng không thể cắt giảm khoản nào được và khen bà mẹ 2 con này chi tiêu quá khéo, quá tiết kiệm rồi!
Nể cách chi tiêu tiết kiệm của bà mẹ này!
Sống ở thành phố lớn, muốn tiết kiệm thì đây là 5 việc đầu tiên cần làm!
Nhìn lại bảng chi tiêu của gia đình 2 người lớn, 2 trẻ con phía trên, không khó để nhận ra tiền mua sắm đều ở mức tối thiểu. Điều đó đồng nghĩa với việc muốn chi tiêu ở mức tối thiểu, tối ưu chi phí ăn uống và mua sắm là điều quan trọng nhất.
1 - Ăn sáng tại nhà
Mang cơm đi làm ăn trưa, tối cũng ăn ở nhà rồi nên chẳng có lý do gì không ăn sáng tại gia cho tiết kiệm. Nghĩ đơn giản thế này, 1 bát phở bây giờ, rẻ lắm cũng đã 35-40k. Với số tiền ấy, bạn có thể mua 1 túi bánh sandwich, chi thêm khoảng 25k mua 10 quả trứng nữa là dư sức có 5 bữa sáng no bụng đủ chất.
2 - Không mua thực phẩm trái mùa
Nếu bạn chưa biết: "Mùa nào, thức nấy" là một trong những bí quyết tiết kiệm của người Nhật Bản. Việc này hàm ý khuyên bạn không nên ăn rau củ, trái cây trái mùa hay nói rộng hơn là thực phẩm nhập ngoại. Một phần vì chúng đắt hơn hẳn sản phẩm nội địa, một phần vì để rau củ, trái cây trái mùa có thể không an toàn vì quá trình nuôi trồng có thể phải sử dụng hóa chất.
Việt Nam vốn là "thiên đường nhiệt đới". Hè có vải, nhãn, bơ, mít, sầu riêng,... Đông có hồng, lựu, cam cao phong,... Chuối, bưởi, ổi, lê, dưa hấu,... thì quanh năm đều có. Nếu kinh tế chưa dư dả, cứ mùa nào thức nấy cũng có khối lựa chọn để đa dạng hóa trải nghiệm ăn uống, đâu cứ phải kiwi, nho Mỹ,... mới được, đúng không?
3 - Mua ít quần áo, mỹ phẩm thôi!
Tối giản quy trình skincare và cả tủ quần áo, ngoài việc tiết kiệm ít tiền, còn giúp bạn tiết kiệm cả thời gian. Giống như cô vợ trong câu chuyện phía trên, tiền mua sắm cả tháng chỉ hết 500k. Nếu không sống tối giản, hạn chế mua sắm linh tinh, chắc chắn không thể làm nổi.
Ảnh minh họa
4 - Không được lơ là sức khỏe
Tiết kiệm, tối ưu chi tiêu chưa bao giờ đồng nghĩa với việc bỏ bê bản thân. Vài đồng để dành thêm được ấy có khi không đủ tạm ứng viện phí nếu chẳng may ốm đau, bệnh tật. Thế nên, muốn tiết kiệm đến mấy cũng phải đầu tư chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ sau sinh.
5 - Hạn chế ăn nhậu, tụ tập bạn bè
Một bữa ăn hàng có thể bằng tiền ăn của cả gia đình trong vòng 1 tuần, thậm chí nửa tháng. Muốn tiết kiệm nhưng mà lại ham vui, kèo tụ tập nào cũng có mặt, tuần đôi bữa lẩu, dăm bữa cà phê thì chắc chắn chỉ có thể tiết kiệm trong mơ.
Nhưng cũng đừng đánh đồng việc hạn chế tụ tập bạn bè với việc không bao giờ giao lưu, duy trì các mối quan hệ xã hội. Vấn đề chỉ là bạn cần chọn lọc, xem đâu là mối quan hệ đủ gắn kết, đủ thân thiết để mình dành thời gian, tiền bạc cho nó. Thời buổi kinh tế khó khăn, thời gian là vàng là bạc, tiền cũng chẳng phải lá mít, hơi đâu mà chi ra cho những mối quan hệ vô thưởng vô phạt, đúng không?
Mạnh dạn bỏ đi 5 món đồ này, căn bếp của bạn sẽ sang và đẹp hơn nhiều Hiện nay con người có nhu cầu ngày càng cao về cuộc sống và kèm theo đó những thiết bị, dụng cụ sử dụng ngày càng đa dạng. Đôi khi việc mua sắm mù quáng của chúng ta sẽ chỉ gây ra gánh nặng cất giữ và khiến căn bếp vốn đã nhỏ bé trở nên chật chội và bừa bộn hơn. Nhà...