Nhớ lắm hương vị bánh bò rễ tre!
Người miền Tây, hẳn ai cũng sẽ thuộc nằm lòng từ khi còn tuổi thơ bài đồng dao: “Bà ba bả bán bánh bò bông bả bị bót bắt bả bị bí ba bảy bửa…” rồi cùng cười ngặt nghẽo.
Rồi cứ mỗi buổi sáng, những chiếc ghe chèo len lỏi vào kênh rạch rao vang tiếng người bán bánh: Ai ăn bánh bò nước cốt dừa hôn!
Rồi cứ mỗi buổi sáng, những chiếc ghe chèo len lỏi vào kênh rạch rao vang tiếng người bán bánh: Ai ăn bánh bò nước cốt dừa hôn!
Nghe lời rao sao mà da diết! Ai đã từng một lần ăn miếng bánh bò rễ tre chấm nước cốt dừa béo ngậy như quyến luyến mãi hình bóng quê nhà. Từ thực tế điền dã, chúng tôi nhận thấy người lao động miệt Hậu Giang – Cà Mau làm bánh bò rễ tre phổ biến hơn cả.
Để làm bánh, người ta chọn gạo ngon đem ngâm trong nước lạnh. Mua thêm ít viên men cơm rượu bán ngoài chợ. Loại men này làm từ bột trộn các vị thuốc bắc.
Khi gạo mềm, tẻ lại nước cho sạch, đâm men cho nhuyễn rồi trộn vào gạo và xay thật nhuyễn. Bột xay xong được bồng lại, dằn cho khô.
Video đang HOT
Sau đó đem bột nhồi với ít nước lạnh hoặc nước dừa tươi. Xong, ủ bột trong bồng vải chừng vài giờ. Khi bột ngấm và lên men, người ta chọn đường thốt nốt, đường thẻ đem thắng loãng rồi để nguội. Cho bột vào vịm sành, chan nước đường vào, khuấy bột cho đều, để thêm một thời gian nữa, khi thấy những bọt khí nổi lên là bột đã dậy.
Lúc bấy giờ, tùy theo điều kiện của nhà, có khi người ta cho bột vào thao nhỏ, đổ bột vào khuôn hoặc những cái chén ăn cơm cũng được, miễn sao cho bột chừng hai phần dung tích để chừa khoảng trống cho nó nổi lên, trước đó người thoa một ít dầu hoặc mỡ để bánh chín không dính, dễ lấy ra.
Theo kinh nghiệp người dân quê hay lấy xoong lớn chế nước vào rồi úp ngược chiếc rế nhắc nồi bằng tre lại, sắp các chén, khuôn đã đổ bột vào hấp. Khi hấp nhớ thỉnh thoảng dở nấp xoong ra để sả hơi nước đọng, nếu không nước rớt trở lại mặt bánh sẽ nhũn, ăn không ra gì cả. Lửa lớn, hơi bốc lên sẽ làm cho bánh chín. Người ta lấy thanh tre lèn vào để lấy bánh ra, thoa thêm mỡ heo hoặc dầu dừa cho bánh thêm bóng thêm đẹp. Để bánh nguội, là có thể ăn được. Bột nổi tạo cho bánh những rẽ dọc chi chít giống … rễ tre vì thế dân gian gọi luôn là bánh bò rễ tre.
Cầu kỳ hơn, người ta nạo dừa khô vắt nước cốt rồi đem thắng. Thêm chút đậu phộng rang, đâm nhuyễn rắc lên. Đĩa bánh bò nước cốt dừa đảm bảo đủ hai vị ngọt và béo, vốn là những thứ mà người miền Tây Nam bộ đều rất ưa thích.
Đồng bào Khmer vùng Sóc Trăng, Trà Vinh, đặc biệt là Châu Đốc (An Giang) còn làm thức bánh bò rễ tre bằng đường thốt nốt vàng tươi, với mùi thơm đặc trưng khó lẫn lộn.
Về miền Tây ăn bánh xèo bông điên điển
Vị chua chua ngọt ngọt bùi bùi của loài hoa này hòa quyện cùng vị ngọt của tôm sông, hương thơm của rau sống, giá, củ sắn cùng nước mắm chua ngọt sẽ mang đến cho người thưởng thức hương vị bánh xèo mới lạ đến khó quên...
Xà No điên điển nở vàng
Bông búp phần nàng bông nở phần anh...
Khách phương xa đến Vị Thanh, trung tâm của tỉnh Hậu Giang, vào những chiều mùa lũ hẳn sẽ nghe văng vẳng câu hát của cô gái chèo ghe bán bánh xèo.Theo nhà văn Sơn Nam thì tên Xà No - tên dòng kênh xanh chảy ngang lòng thành phố này, bắt nguồn từ tiếng Khmer là Sok Snor có nghĩa là xóm cây điên điển. Loài cây có hoa vàng nở rộ vào mùa lũ, dùng làm dưa, nấu canh, làm nhưn bánh, vị ngọt, nhẫn.
Bông điển điển hái về rửa sạch để ra rổ cho ráo nước. Củ sắn gọt sạch, xắt sợi thật nhuyễn, vắt bỏ nước cho khô. Bột làm bánh xèo là bột gạo. Người miền Tây thích ăn béo nên người ta thường hay vắt nước cốt dừa khô để nhồi chung với bột. Bột pha với nước sao cho khi nhúng chiếc đũa bếp vào, nhấc lên bột nhỏ chậm từng giọt là được. Để bột ngon, người ta còn quấy vào đó một trứng vịt, đào nghệ ngoài vườn vô gọt sạch rồi giã nhuyễn vắt lấy nước cho vào bột để tạo màu vàn tươi đặc trưng. Người ta cũng xắt hành lá thật nhuyễn thả vào, nêm ít muối, bột ngọt, ... để tăng thêm chất đậm đà của bánh.
Thịt heo xắt nhỏ xào chín, nêm vừa ăn rồi xúc ra tô. Chuẩn bị xong thì bắt chảo lên bếp để chiên bánh. Chảo lớn đặt trên bếp than nóng, thoa đều mỡ rồi múc chén bột đổ vô nhanh tay tráng, bột kêu nghe ... xèo xèo! Có lẽ vì thế mà dân gian gọi thứ bánh chiên này là bánh xèo!
Vỏ bánh chín thì cho nhân thịt, củ sắn và nhúm bông điên điển vào, dùng sạn úp nửa bánh lại. Đậy nắp lại một chút để hơi nóng làm cho nhân củ sắn và bông điển điển vừa chín. Nhẹ tay lấy bánh để ra dĩa. Cái này cách cái kia bởi miếng lá chuối xiêm nhỏ.
Ăn bánh xèo thì không thể thiếu rau rừng. Dọc theo các triền lá dừa nước ven sông rạch hay ở vườn các loại cát lồi, lụa, cách, nhàu, ... mọc đầy. Dân gian hái lá của nó về để ăn kèm với bánh. Nước chấm bánh xèo cũng phải pha chế công phu. Tỏi, ớt bằm nhuyễn, nước chanh vắt gạn hết hột pha chung với đường, bột ngọt và nước mắm ngon. Để ngon miệng người ta còn xắt củ sợi cải trắng, củ cải đỏ bóp sơ qua nước muối, xả lại nước lạnh vắt khô rồi thả vào chén nước mắm.
Dùng tay gói từng miếng bánh với rau sống, chấm nước mắm sẽ cảm thấy một tiếng rộp giòn tan trong miệng, thấm đều trong vị ngọt của thịt, vị chan chát của rau, vị cay của ớt, tỏi, vị nhẫn đắng của điên điển mùi nghệ bay phảng phất cùng với cái nóng còn y nguyên trên chiếc bánh sẽ làm người phương xa không thể không nhớ về miền quê này.
Chuối đập nước cốt dừa - món ăn chơi dân dã một khi đã thử là không muốn ngừng Giữa muôn vàn món ăn chơi đặc sắc ở miền Tây, chuối đập vẫn giữ một vị trí nhất định trong lòng thực khách. Chuối là một nguyên liệu vô cùng phổ biến trên khắp mảnh đất Việt Nam. Loại trái cây dân dã, mộc mạc ấy qua bàn tay nhào nặn và khả năng sáng tạo của người dân vùng sông nước...