Nhớ gỏi cà đắng cá khô Đắk Lắk
Vị ngọt đắng dai dai của cà cùng với vị giòn của cá khô, cay nồng của ớt xanh và vị thơm của lá ngò gai hòa quyện cùng với vị mặn ngọt và chua vừa phải làm món ăn có vị ngon đặc trưng khó tả.
Nếu có một lần đặt chân đến Đắk Lắk thì bạn nhất định phải tìm ăn món cà đắng, quả cà màu xanh sọc trắng, be bé nhỏ bằng quả cà pháo và có vị đắng rất lạ. Ấy vậy mà người dân nơi đây ai nấy đều rất ghiền các món ăn làm từ thứ quả này.
Những ai ăn được thì từ thích chuyển thành ghiền luôn. Mà quả cà đắng thì không thể tìm được ở nơi nào khác ngoài miền núi Tây Nguyên.
Những ai ăn được thì từ thích chuyển thành ghiền luôn. Mà quả cà đắng thì không thể tìm được ở nơi nào khác ngoài miền núi Tây Nguyên.
Cà đắng có thể om nhừ cùng thịt bò hoặc cá khô, ếch đồng cùng với lá lốt và ớt hiểm xanh rất nổi tiếng ở đây. Một món có thể dễ dàng tìm thấy trong các quán ở Đắk Lắk là gỏi cà đắng cá khô.
Cà đắng được xắt mỏng ngâm qua nước muối loãng cho ra bớt nhựa đắng rồi để ráo, cá khô phải rang giòn sau đó trộn cùng gia vị vừa ăn.
Điều đặc biệt trong món này là cà đắng phải trộn cùng với quả ớt hiểm xanh rất cay và thơm vị núi rừng, kết hợp cùng với lá ngò gai thì mới đúng điệu. Khi làm không được trộn lâu sẽ làm cà đắng ra nước không ngon, cá khô cũng sẽ bị ngấm nước và mất giòn.
Video đang HOT
Gắp một miếng cho vào miệng, vị ngọt đắng dai dai của cà cùng với vị giòn của cá khô, cay nồng của ớt xanh và vị thơm của lá ngò gai hòa quyện cùng với vị mặn ngọt và chua vừa phải làm món ăn có vị ngon đặc trưng khó tả, có lẽ chính là vị hoang dã của núi rừng mà người ăn sẽ không thể nào quên được.
Chính vì sự đặc biệt đó mà người dân nơi đây thường làm món cà đắng để đãi khách từ nơi khác đến, cho dù không phải ai cũng có thể ăn được vì vị đắng của cà. Những ai ăn được thì từ thích chuyển thành ghiền luôn. Mà quả cà đắng thì không thể tìm được ở nơi nào khác ngoài miền núi Tây Nguyên.
Cà đắng được xắt mỏng ngâm qua nước muối loãng cho ra bớt nhựa đắng rồi để ráo, cá khô phải rang giòn sau đó trộn cùng gia vị vừa ăn
Theo Thanhnien
Những món ngon chế biến từ sen
Sen là loài hoa được trồng ở nhiều trên đất nước ta. Ngoài việc lấy hoa để làm đẹp thì các bộ phận của cây sen được nhiều nơi chế biến thành những món ăn hấp dẫn, đậm đà dư vị vùng miền. Ẩm thực từ sen khá phong phú và ngon miệng.
Hạt sen là loại hạt được người dân ở nhiều nơi chế biến món ăn nhất. Khi đài phơi khô giòn, cho vào lọ để dùng dần. Hạt sen được dùng trong nhiều món ăn đậm đà dư vị. Có nơi dùng hạt sen để hầm với chân giò lợn và thuốc Bắc rất bổ dưỡng.
Có nơi dùng hạt sen trần để tần với gà đen bồi bổ sức khỏe, dinh dưỡng cho cơ thể. Hoặc hạt sen nấu canh mọc với nấm hương. Vào mùa sen, những chiều hè, người dân hái những đài sen vừa chạm độ già về luộc ăn vừa bùi vừa thơm.
Ở các tỉnh phía vùng trung du miền núi phía Bắc, người ta còn dùng hạt sen để đồ xôi cùng cùi dừa duôi sợi ăn có độ dẻo thơm của gạo nếp, vị béo giòn, bùi của hạt sen và sợi dừa. Vào tiết trời mùa hè, các bà mẹ thường trổ tài nấu chè sen long nhãn.
Hạt sen trần, nguyên liệu chính để chế biến các món ăn từ sen.
Trong đó, nguyên liệu chính là hạt sen, long nhãn, bột sắn dây. Hạt sen được nấu mềm sau đó cho long nhãn, bột sắn dây và đường trắng sẽ cho một món chè tuyệt ngon, vừa mát, vừa bổ dưỡng, xua tan đi cái nóng của mùa hè.
Cùng với chè, các mẹ thường hay nấu cháo hạt sen với đậu đen, đậu xanh để ăn vào buổi sáng tạo độ mát, giải độc cho cơ thể. Vào dịp Tết, hạt sen trần được sử dụng để làm mứt sen, một món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình khi xuân về.
Cùng với hạt sen, một món ăn vừa dân dã, vừa đậm đà dư vị quê hương được nhiều vùng chế biến, đó là món nộm ngó sen. Để có được món ăn này, người dân phải lội ra giữa đầm sen, tìm, nhổ lấy những mầm ngó sen còn non đang lặn sâu dưới bùn.
Đài sen già được thu hái về tách hạt, phơi khô.
Ngó sen dài, có màu trắng, thân rỗng nhỏ, chứa nhiều nước. Ngó sen mang về được rửa sạch, bẻ ngắn chừng nửa gang tay, cho vào ngâm với nước muối khoảng 15 phút rồi cho vào nộm cùng với muối, đường, chanh, ớt, tỏi, lạc rang giã nhỏ.
Khi thưởng thức, ngó sen có vị thơm đặc trưng, giòn sần sật và khá lạ miệng. Ở những vùng trung du, ngó sen còn được dùng để xào với thịt bò, xào cá chép giòn ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng.
Cầu kỳ hơn nhưng không phải nơi nào cũng có để chế biến, đó là món ăn từ củ sen. Để có củ sen, người dân phải đào sâu xuống bùn, nhổ lên những đoạn củ sen dài nằm ngang bùn.
Củ sen mọc thành một dây dài, từng đoạn, đốt ngắn, trắng và có kích thước tựa như củ cải đường. Củ sen mang về rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ lụa bên ngoài rồi thái ngang thớ củ tạo thành những miếng củ sen tựa như những chiếc bánh xe nhỏ.
Sau đó, củ sen cho vào xào cùng chân giò lợn hoặc thịt gà rồi ninh nhừ thành món canh rất ngon. Khi ăn, củ sen mềm, bở tựa như khoai, có vị thơm của sen. Củ sen rất bổ dưỡng, giúp ổn định huyết áp, chữa mất ngủ, mỡ máu, bồi bổ dinh dưỡng cho cơ thể.
Ở những vùng quê, người dân còn dùng lá sen để bọc gà rồi cho vào nướng. Khi bóc ra, lá sen hơi cháy xẹm, còn gà thì vàng ươm. Khi thưởng thức, vị lá sen thơm nồng nàn hòa quyện vào vị ngon, ngọt của thịt gà khiến cho món ăn thêm đậm đà dư vị đồng quê.
Chè hạt sen long nhãn, món ngon cho mùa hè nóng bức.
Ở nhiều nơi, người dân dùng lá sen để gói những mẻ cốm xanh tươi vào vụ gặt để tạo nên vị thơm của lá sen hòa vào hương thơm nồng của nếp cốm. Vào cuối mùa hạ, người dân bơi thuyền đi hái những lá sen còn xanh tươi về treo lên cho khô rồi dùng để nấu nước uống dần để chữa mất ngủ, mỡ máu, tiểu đường rất hiệu quả.
Tâm sen nhỏ, có màu xanh được tách riêng dùng để trộn vào trà làm đồ uống hoặc dùng để pha nước riêng có vị đắng chữa mất ngủ, điều hòa huyết áp. Tâm sen cũng được dùng để hầm với cháo, nấu canh rất bổ dưỡng.
Theo Thoidai
Giá thịt lợn tăng chóng mặt, vợ đảm trổ tài ngay món này đãi cả nhà Hương vị chua, cay, mặn, ngọt và vị thơm của tôm khô hòa quyện trong nước sốt sóng sánh, thơm nức ngon không thể chối từ. Càng ăn lại càng ghiền, gắp không dừng đũa. Vào bếp và làm ngay một đĩa để thưởng thức thôi. Chuẩn bị nguyên liệu: - 1 trái đu đủ xanh - 150gr tôm nõn khô - Đậu...