Nhờ công nghệ in 3D, bé 9 tuổi có ‘bàn tay robot’
Từ các bản vẽ thiết kế trên mạng, MasonWilde, một học sinh trung học, đã sử dụng máy in 3D trong thư viện để chế tạo ra một “bàn tay robot” cho cậu bé Matthew. Hiện tại, Matthew có thể dùng bàn tay này để cầm nắm đồ vật, viết chữ và làm nhiều việc khác.
Cậu bé Matthew (9 tuổi sống ở OverlandPark, Kansas), bị khuyết tật bẩm sinh. Với bàn tay phải chỉ có một ngón cái, Matthew luôn mặc cảm, tự ti khi tiếp xúc với mọi người.
Bà Jennifer, mẹ của Matthew rất khổ tâm về điều này. Bà đã đến “cầu cứu” MasonWilde, một học sinh trung học.
MasonWilde lên mạng tìm và tải các bản vẽ thiết kế từ Robohand (bàn tay robot). Sau đó, cậu ta sử dụng máy in 3D trong thư viện để chế tạo ra một bàn tay robot cho cậu bé Matthew.
Hiện tại,Matthew có thể dùng bàn tay này làm từ máy in 3D này để cầm nắm đồ vật, viết chữ và làm nhiều việc khác.
Video đang HOT
Để cấy ghép một bàn tay theo cách thông thường, bệnh nhân phải chi hàng ngàn USD. Điều đó vượt quá khả năng của gia đình Matthew. Trong khi đó, “bàn tay robot” làm từ máy in 3D đơn giản và có mức giá phải chăng.
Trong công nghiệp, công nghệ in 3D được gọi là tạo mẫu nhanh. “Mực” in chính là vật liệu muốn áp lên vật thể 3D, có thể là nhựa, giấy, bột, polymer, hay kim loại …
Trước đây, công nghệ này thường được sử dụng để chế tạo mô hình, thiết kế công nghiệp. Nhưng hiện nay, nó đang được áp dụng cho các ngành công nghiệp quốc phòng, chế tạo thiết bị y tế, giáo dục v.v…
Theo huanqiu
Bàn tay 3D hoàn hảo
Vì thương con, ông Paul McCarthy, từ Massachusetts, Mỹ đã không ngừng tìm tòi công nghệ để giúp con trai với bàn tay trái bị khuyết tật có thể hoạt động như bình thường
Với bàn tay giả 3D, cậu bé Leon McCarthy giờ đã có thể với tay lấy nước, chai, bút, bắt bóng, vẽ...
Tình yêu vĩ đại của người cha
Do khiếm khuyết bẩm sinh, bàn tay trái của cậu bé Leon McCarthy không có ngón tay. Những năm tháng tuổi thơ của Leon gắn liền với những kỷ niệm buồn khi không thể vui chơi, học hành như những đứa trẻ cùng trang lứa. Nhờ sự tư vấn của các bác sĩ, sự chăm sóc chu đáo của cha mẹ, dần dà Leon cũng quen, làm mọi việc bằng bàn tay không có ngón của mình.
Một số bác sỹ khuyên gia đình ông bà Paul nên tìm đến giải pháp bàn tay giả. Nhưng qua tìm hiểu, ông Paul nhận thấy chi phí của một bàn tay cấy ghép thông thường có giá rất đắt từ 10.000 - 80.000 USD. Nhận thức rõ tiềm lực kinh tế gia đình không đủ khả năng, ông Paul quyết định dành nhiều thời gian cho việc tìm tòi sách báo, thông tin trên internet về cách thức hoạt động của những cánh tay robot. Niềm hy vọng lóe lên khi ông xem một video hướng dẫn làm thế nào để dùng máy in 3D tạo ra cánh tay giả được đăng tải trên trang chủ của cửa hàng Robohand.
Ông Paul vui mừng tải các bản vẽ thiết kế miễn phí từ Robohand về và tới nhờ sự hướng dẫn của người bạn làm trong công ty thiết kế sản phẩm về công nghệ in 3D công nghiệp. Sự lao tâm của ông được đền đáp khi phiên bản đầu tiên của cánh tay giả có thể hoạt động. Leon thử cánh tay mới và thật kỳ diệu, cánh tay giả mới đã giúp Leon có thể cầm chai nước hay bút chì. Paul McCarthy gọi cánh tay robot này là Frankenhand, bởi nó có bu-lông và ốc vít gắn, việc tháo lắp rất dễ dàng.
Tình yêu lớn lao của ông Paul dành cho con trai gây được sự quan tâm của dư luận khi đầu năm 2013, trong chương trình phát thanh của đài National Public Radio có đề cập về việc tạo ra cánh tay giả bằng công nghệ in 3D. Và nhờ sự tư vấn rộng rãi của cộng đồng mạng mà các mẫu thiết kế về một bàn tay giả từ thiết bị in 3D ngày càng cải thiện nhiều về tính năng và tính thẩm mỹ.
Phiên bản thứ 3
Hiện, Leon đang sử dụng bàn tay giả 3D phiên bản thứ 3. Mỗi phiên bản mới cung cấp nhiều khả năng chuyển động và vận hành trơn chu hơn, bàn tay một thời vô dụng của cậu bé giờ có thể bắt một quả bóng khá dễ dàng. Ông Paul cho biết, phiên bản tiếp theo đang được nghiên cứu, phiên bản mới này ông làm cho ngón tay cái và đốt ngón tay tròn hơn để có những cử động chính xác, nhanh nhạy hơn. Và mục tiêu cuối cùng, ông Paul muốn Leon có thể buộc dây giày bằng chính bàn tay 3D. Ngoài lợi thế chi phí rẻ, bàn tay 3D của ông Paul còn vượt trội khi có thể nâng cấp thiết kế liên tục và thay đổi các linh kiện cho phù hợp với khung xương của cậu bé Leon đang trong tuổi ăn tuổi lớn.
Chia sẻ với truyền thông, ông Paul cho hay: "Những thứ này chỉ tốn 5 - 10USD", trong khi chi phí một cánh tay giả phải tốn đến 30.000USD nếu đi mua. Với 30.000USD này, hai cha con ông có thể thử nghiệm với nhiều thiết kế khác nhau sao cho ngày càng phù hợp, linh hoạt hơn và thay tay giả khác khi Leon lớn lên.
Matthew Garibaldi, Giám đốc chỉnh hình và chi giả tại Khoa Phẫu thuật Chỉnh hình của trường Đại học California (San Francisco) đánh giá cao sự nghiên cứu sáng tạo của ông Paul. Ông Matthew ca ngợi: "Tạo ra một cánh tay giả là việc cần thiết để tay hoạt động tốt. Vì không có nhiều trẻ em có phần chi cụt, sẽ khác nhau khi lứa tuổi khác nhau do vậy việc sản xuất đại trà chi giả của trẻ em gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém kinh phí. Một thiết bị như Robohand (bàn tay robot) rất có ý nghĩa khi giá thành rẻ và tăng tính hiệu quả. Tính vượt thời gian của công nghệ này không thể tốt hơn nhờ vào việc hoàn toàn có thể nâng cấp thiết kế liên tục và thay đổi các linh kiện cho phù hợp với khung xương khi đứa trẻ đang trong tuổi phát triển".
Theo Techadvisor
Ứng dụng mới thú vị của rô bốt siêu nhỏ Các nhà nghiên cứu của bệnh viện Giơnevơ mang tên Bahama và Đại học Carnegie Mellon đang tính đến khả năng dùng rô bốt để tiến hành lắp ráp ở cấp vi mô, như dùng các rô bốt nhỏ xíu tác động tới các bộ vi xử lý và các tế bào sống. Ngày nay, rô bốt đang thay thế con người trong...