NHNN yêu cầu đẩy mạnh hỗ trợ ngành lúa gạo
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( NHNN) vừa ban hành văn bản số 1289/NHNN-TD yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cho vay thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong bối cảnh ngành hàng này đang gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ…
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cho vay lĩnh vực lúa gạo . Trong ảnh là nông dân đang thu hoạch lúa. Ảnh: Trung Chánh
Văn bản nêu trên cho biết, Thống đốc NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) và chi nhánh NHNN các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL thực hiện các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân, doanh nghiệp phục vụ sản xuất, tiêu thụ lúa gạo.
Cụ thể, đối với các NHTM, tiếp tục đẩy mạnh triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9-6-2015, Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 7-9-2018 của Chính phủ và các thông tư, công văn hướng dẫn có liên quan về cho vay kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó, chú trọng cho vay các mô hình chuỗi liên kết, từ sản xuất đến tiêu thụ; đẩy mạnh triển khai các chương trình cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 18-11-2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Lãnh đạo các NHTM, chỉ đạo chi nhánh NHTM tại các tỉnh, thành ĐBSCL đảm bảo cân đối, ưu tiên bố trí đủ vốn cho vay trên tinh thần hỗ trợ các doanh nghiệp để có thêm nguồn vốn kịp thời thu mua tạm trữ, chế biến, xuất khẩu lúa, gạo vụ đông xuân 2019 nhằm tháo gỡ khó khăn, góp phần ổn định giá bán hợp lý cho nông dân; chủ động làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu lúa, gạo để có các giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn như: xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay lưu vụ, tiếp tục cho vay mới, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nâng mức vốn cho vay thời vụ…
Bên cạnh đó, NHNN yêu cầu phải tăng cường cho vay trung, dài hạn để hỗ trợ doanh nghiệp củng cố, mở rộng diện tích kho chứa, bảo quản, chế biến lúa, gạo. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay; đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng, nghiên cứu triển khai sản phẩm tín dụng cho vay lúa gạo, linh hoạt kỳ hạn cho vay phù hợp chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lúa gạo, góp phần giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Video đang HOT
Văn bản nêu trên cũng yêu cầu thực hiện nghiêm túc quy định của NHNN về trần lãi suất cho vay ưu đãi ngắn hạn bằng Việt Nam đồng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó, có ngành lúa gạo; trên cơ sở khả năng tài chính, xem xét giảm lãi suất cho vay hỗ trợ cho các doanh nghiệp thu mua tạm trữ lúa, gạo vụ đông xuân 2019.
Các NHTM có vốn Nhà nước chủ động đi đầu hạ lãi suất cho vay xuống mức 6%/năm; tiếp tục xem xét cho vay ngắn hạn đối với các nhu cầu vốn bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu gạo phù hợp với các quy định hiện hành của NHNN .
Ông Lê Minh Hưng, Thống đốc NHNN cho biết, đến cuối tháng 12-2018 dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn toàn quốc đạt 1,73 triệu tỉ đồng, tăng 21,4% so với cuối năm 2017; đến cuối tháng 1-2019 dư nợ đạt khoảng 1,75 triệu tỉ, tăng 1% so với cuối năm 2018. Trong đó, dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn đối với khu vực ĐBSCL đến cuối tháng 12-2018 đạt 298 nghìn tỉ đồng, chiếm 17,24% dư nợ nông nghiệp nông thôn toàn quốc; cuối tháng 1-2019 đạt khoảng 300.000 tỉ đồng, tăng 0,3% so với cuối năm 2018.
Riêng đối với ngành lúa gạo, theo ông Hưng, năm 2018 có dư nợ đạt khoảng 99.000 tỉ đồng, tăng 29.789 tỉ đồng ( 40%) so với cuối năm 2017; đến cuối tháng 1-2019, dư nợ đạt khoảng 100.000 tỉ đồng, trong đó, ĐBSCL đạt 50.000 tỉ đồng, chiếm 50%, tăng 0,8% so với cuối năm 2018.
Theo TBKTSG Online
Tăng trưởng tín dụng năm 2018 thấp nhất trong 4 năm
Với con số dưới 16%, năm 2018 Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.
Chia sẻ tại buổi gặp mặt cuối năm với các tổ chức quốc tế, đại sứ quán, tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam..., Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã cập nhật một số thông tin liên quan tới hoạt động của ngành ngân hàng trong năm nay.
Theo đó, dù còn nửa tháng nữa năm 2018 mới kết thúc, người đứng đầu ngành ngân hàng Việt Nam cho biết tốc độ tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ được kiểm soát chặt chẽ dưới 16%, thấp hơn con số 17% trong kế hoạch. Trong đó, tín dụng ưu tiên tập trung vào các ngành sản xuất, chế biến chế tạo.
Đây cũng là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây của ngành ngân hàng Việt Nam.
Bên cạnh việc kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng, Thống đốc Lê Minh Hưng cũng khẳng định ổn định tài chính, duy trì huyết mạch của nền kinh tế là điều kiện then chốt cho ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế.
"Trong năm nay, các chính sách tiền tệ cũng được điều hành cẩn trọng, linh hoạt, phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác", Thống đốc chia sẻ.
Cụ thể, lạm phát trong 11 tháng đầu năm tăng bình quân 3,59 %. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực trong việc đảm bảo mục tiêu lạm phát dưới 4% mà Chính phủ đề ra từ đầu năm.
Về lãi suất đã được duy trì ở mức thấp, tỷ giá và thị trường vàng được duy trì ổn định, giúp tháo gỡ các khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực tư nhân.
Năm 2018 vừa qua cũng ghi nhận lượng dự trữ ngoại hối được tích lũy cao ở mức kỷ lục trên 60 tỷ USD. Theo lãnh đạo NHNN, điều này cho thấy lòng tin vào chính sách của Chính phủ và NHNN đã được củng cố, hỗ trợ cho các chính sách kinh tế vĩ mô khác trong thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao khả năng chống chọi với các cú sốc của nền kinh tế.
Ngoài ra, Thống đốc cũng cho biết công tác tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu đã được triển khai tích cực.
NHNN tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách, khuôn khổ và cơ chế giúp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu nhằm triển khai thành công Kế hoạch tài cơ cấu và xử lý nợ xấu 2016-2020.
Nợ xấu đã giảm mạnh và được kiểm soát ở mức 2,16%, kỷ cương kỷ luật trong hoạt động ngân hàng được tăng cường giúp nâng cao lòng tin của người gửi tiền, ổn định hệ thống tài chính ngân hàng.
Quang Thắng
Theo news.zing.vn
Không còn hiện tượng 'găm giữ' ngoại tệ? Năm 2018, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua ròng khoảng 6 tỷ USD. Riêng tháng 1/2019, cơ quan này đã mua thêm 4 tỷ USD và đang có động thái tiếp tục mua vào ngoại tệ trong tháng 2. Thị trường đang trong bối cảnh nguồn cung dồi dào và tâm lý găm giữ USD không mạnh. NHNN đang có động thái liên...