NHNN yêu cầu các ngân hàng giảm phí dịch vụ thanh toán
Ngân hàng Nhà nước đã có công văn về áp dụng chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán, trong đó yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài rà soát lại biểu phí dịch vụ thanh toán của tổ chức mình (loại phí, mức phí), điều chỉnh giảm phí dịch vụ chuyển tiền qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 04/2020/TT-NHNN điều chỉnh giảm 50% phí giao dịch thanh toán qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (có hiệu lực kể từ ngày 1/4/2020). Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khẩn trương, tập trung thực hiện một số nội dung như sau:
Điều chỉnh giảm phí dịch vụ chuyển tiền qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước cho khách hàng với mức giảm tối thiểu bằng số tiền giảm phí mà Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; khuyến khích các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giảm phí lớn hơn mức giảm phí của Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện. Thời gian thực hiện từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 31/12/2020.
Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài rà soát lại biểu phí dịch vụ thanh toán của tổ chức mình (loại phí, mức phí) và xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể về việc áp dụng miễn/giảm phí và thông tin công khai, rộng rãi tới khách hàng về phạm vi, hình thức, thời gian áp dụng.
Video đang HOT
Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các loại phí giảm, mức phí giảm và thời gian áp dụng giảm phí (thông qua Vụ Thanh toán) trước ngày 15/4/2020 để tổng hợp và theo dõi.
Người tiêu dùng Việt vẫn 'chuộng' thanh toán bằng tiền mặt
Theo các chuyên gia nghiên cứu thị trường, tại Việt Nam, 80% người dân Việt Nam mua sắm trực tuyến thanh toán bằng tiền mặt.
Ông Lê Hải Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT), cho biết, một trong những lý do khiến người dân vẫn dùng tiền mặt khi mua hàng qua mạng là vì chưa có niềm tin vào việc thanh toán không dùng tiền mặt.
Tuy nhiên, tại một số lĩnh vực đặc thù như hải quan, thuế, điện lực, tỷ lệ không dùng tiền mặt khá cao. Trong khi đó, cũng là lĩnh vực đặc thù, song tại các bệnh viện, tỷ lệ người bệnh thanh toán bằng tiền mặt lại chiếm ưu thế.
Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), cho biết việc thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế.
Điển hình như việc người dân vẫn chưa thay đổi thói quen dùng tiền mặt và còn e ngại khi tiếp cận với công nghệ thanh toán mới. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng thanh toán vẫn tập trung ở khu vực đô thị và chưa vươn tới được khu vực nông thôn.
80% người dân Việt Nam mua sắm trực tuyến thanh toán bằng tiền mặt. (Ảnh minh họa)
Theo các chuyên gia ngành ngân hàng, một trong những nguyên nhân khiến việc thanh toán không dùng tiền mặt chưa đi sâu sát vào đời sống người dân là do họ sợ gặp rủi ro trong các giao dịch. Thời gian qua thường xuyên xảy ra các vụ "bốc hơi" tiền gửi trong tài khoản ngân hàng khiến một số người e ngại.
Ngoài ra, ông Dũng cũng thừa nhận, mặc dù hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đã tương đối đầy đủ nhưng muốn hình thức thanh toán này đi sâu vào đời sống người dân thì cần phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động thanh toán và khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay.
Chẳng hạn như đối tác ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc kết nối phần mềm thanh toán với hệ thống chương trình của bệnh viện. Bên cạnh đó, thời gian giải quyết sự cố nạp tiền, rút tiền và hoàn tiền vào thẻ chưa nhanh chóng, kịp thời, gây phản ứng ngược với mục tiêu đề ra.
Các chuyên gia cũng cho rằng cần đa dạng hóa các giải pháp thanh toán. Thực tế, thời gian qua, nhiều giải pháp thanh toán mới xuất hiện tại Việt Nam như: quẹt thẻ, chạm vạch, QR Pay, nhưng hạ tầng cho phương thức thanh toán này chưa được nhân rộng ở vùng sâu vùng xa.
Do đó, với người dân không có thẻ, không có tài khoản ngân hàng, các cơ sở y tế phải phối hợp với ngân hàng triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt thuận tiện, dễ dàng và phù hợp với điều kiện của người dân.
Theo các chuyên gia tài chính, với nhiều lợi ích xã hội, thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng hiện nay của thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này.
Tuy nhiên, việc triển khai không nên nóng vội mà cần có lộ trình, giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như cần có thời gian để từng bước thay đổi nhận thức, thói quen của người dân trong việc chuyển đổi từ sử dụng tiền mặt sang sử dụng thẻ ngân hàng hoặc các ví điện tử. Điều này sẽ giúp tránh những tác động tiêu cực do chính sách mang lại.
NGỌC VY
Theo vtc.vn
Tăng tốc thanh toán số, hướng đến xã hội không tiền mặt Trao đổi với phóng viên TTXVN về ề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đề cập đến những bước thay đổi qua quá trình thực hiện Đề án và những giải pháp cấp thiết. Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Vietcombank) ề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020 tại...