NHNN nói gì về đề xuất giảm thêm 2% lãi suất cho vay?
Cơ quan quản lý tiền tệ cho biết Việt Nam hiện là một trong những nước có mức giảm lãi suất điều hành lớn so với các nước trong khu vực.
Đây là nội dung Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời cử tri về kiến nghị chỉ đạo khuyến khích các ngân hàng thương mại giảm thêm ít nhất 2% lãi suất đối với các khoản vay mới và hiện hữu của từng nhóm khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh (mức giảm cao nhất hiện nay là 1%).
Theo cơ quan quản lý tiền tệ, thông qua 2 lần giảm lãi suất trong quý IV/2019 và 2 lần giảm lãi suất điều hành từ đầu năm 2020 (tháng 3 và 5), mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của tổ chức tín dụng trong nước đã có xu hướng giảm so với đầu năm. Riêng lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên đã giảm 1%/năm so với cuối 2019.
Hiện tại, lãi suất huy động bằng VNĐ chỉ phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,7-4,25%/năm với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng; 4,4-6,4%/năm với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng; và kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6-7,3%/năm.
Ở chiều cho vay, lãi suất cho vay tiền VNĐ hiện cũng phổ biến ở mức 6-9%/năm với ngắn hạn; 9-11%/năm đối với trung và dài hạn. Đặc biệt, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng ở các lĩnh vực ưu tiên đã giảm 1%/năm so với đầu năm, hiện chỉ ở mức 5%/năm.
Tính từ tháng 9/2019 đến nay, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành, với mức giảm tương ứng 1,75%/năm, đồng thời giảm 0,8-1,25%/năm trần lãi suất huy động và giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên.
Video đang HOT
Thống đốc NHNN cho biết việc điều chỉnh giảm mạnh trần lãi suất cho vay ngắn hạn với lĩnh vực ưu tiên về mức 5%/năm, sát với lãi suất huy động ngắn hạn của các ngân hàng thể hiện thông điệp của ngành trong việc giảm lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.
“Trong nửa đầu năm nay, Việt Nam là một trong những nước có mức giảm lãi suất điều hành tương đối lớn so với các nước trong khu vực”, người đứng đầu cơ quan quản lý tiền tệ nhấn mạnh.
Theo công bố của IMF, lãi suất cho vay của Việt Nam hiện ở mức 7,7%, tương đương Philippines (7,13%) và thấp hơn một số nước có trình độ phát triển trong khu vực như Indonesia, Mông Cổ, Bangladesh, Ấn độ, Myanmar….
Ngoài ra, Thống đốc cũng cho biết việc giảm lãi suất cho vay mới cũng như các khoản dư nợ hiện hữu thời gian qua một phần từ việc các ngân hàng tự tiết giảm chi phí hoạt động, thậm chí giảm lương, thưởng nhân viên, không chia cổ tức bằng tiền mặt…. Trong khi đó, ngân hàng vẫn phải trả lãi đối với các khoản huy động từ người dân, tổ chức kinh tế (dùng làm nguồn cho vay).
Việc phải hỗ trợ giảm chi phí vay vốn cho doanh nghiệp và người dân trong điều kiện ngân hàng cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch Covid-19 cũng là một khó khăn của tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, việc điều hành lãi suất cần đảm bảo phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ và nằm trong tổng thể mục tiêu chính sách tiền tệ.
Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường nhưng vẫn giữ quan điểm ổn định thị trường tiền tệ để tạo điều kiện cho các ngân hàng ổn định, giảm thêm lãi suất.
Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho vay mua nhà
Các ngân hàng thương mại trong nước đang có chung xu hướng giảm mạnh lãi suất cho vay mua nhà kể từ cuối tháng 7 do nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh hiện đang ở mức thấp.
Tính đến hiện tại, lãi suất cho vay mua nhà tại các Ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước, bao gồm: Vietcombank, BIDV và VietinBank đã giảm 0,2 - 1%/năm so với mức lãi suất đề ra cuối tháng 7.
Cụ thể, lãi suất ưu đãi tại BIDV giảm từ 8% xuống còn 7,8%/năm đối với 12 tháng đầu hoặc từ 9% xuống 8,8%/năm đối với 24 tháng đầu tiên. Khi hết thời gian ưu đãi, lãi suất trung bình nằm ở mức 10,1%/năm, thời gian vay 20 năm.
Tại Vietcombank, lãi suất cho các khoản vay mua nhà được giảm từ 8,1% xuống 7,7%/năm đối với kỳ hạn ưu đãi 12 tháng. Riêng Vietcombank đã đề ra 7 mức lãi suất để người mua nhà chủ động tính toán hình thức vay.
Đối với nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân, Techcombank là ngân hàng có mức giảm lãi suất lớn nhất đối với các gói vay mua nhà. Nhà băng này khuyến khích cho khách hàng vay mua nhà với thời hạn kéo dài tới 35 năm đi kèm với lãi suất ưu đãi chỉ 8,29%/năm trong năm đầu tiên. Sau thời gian ưu đãi, các khoản vay hơn 5 tỷ đồng được cho vay với lãi suất 10,8%/năm.
MB, TPBank, VPBank hay VIB cũng niêm yết mức lãi suất ưu đãi cho các khoản vay mua nhà trong 12 tháng ở mức 7,7-10,1%/năm. Sau thời gian ưu đãi, lãi suất sẽ được điều chỉnh khoảng 11-15%/năm.
Việc nhiều ngân hàng cắt giảm lãi suất cho các khoản vay mua nhà chủ yếu nhằm đẩy mạnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, mức tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 3,45% vào cuối tháng 7.
Hiện nay, các ngân hàng cũng ưu tiên việc cho người dân vay tiền mua nhà vì hình thức này có tính bảo đảm cao hơn và ít rủi ro hơn so với cho vay phục vụ mục đích kinh doanh. Việc lãi suất giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua đang tạo điều kiện cho nhiều người dân có thể mua nhà.
SSI Research: Lãi suất có thể giảm thêm 20-70 điểm cơ bản Lãi suất có thể giảm tiếp 50-70 điểm cơ bản ở kỳ hạn dưới 12 tháng và 20-30 điểm cơ bản ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Trung tâm Phân tích CTCP Chứng khoán SSI - SSI Research vừa có báo cáo thị trường tiền tệ tuần 10-14/8. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục không thực hiện giao dịch...