NHNN muốn giảm tỷ lệ cho vay trung dài hạn để thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Quy định mới đặt mục tiêu giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống 30% trong hơn 2 – 3 năm tới, khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường chứng khoán, khắc phục hiện tượng mất cân bằng trong hệ thống tài chính.
NHNN đang lấy ý kiến rộng rãi đối với Dự thảo Thông tư thay thế thông tư 36. Trong đó nổi bật là nội dung sửa đổi liên quan đến việc tiếp tục giảm chỉ tiêu tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.
Theo số liệu được NHNN công bố, tỷ lệ nguồn vốn cho vay trung dài hạn đến hết tháng 2/2019 của khối NHTM Nhà nước là 31,12% và của khối NHTM Tư nhân là 32,4%. Dự thảo Thông tư thay thế thông tư 36 mới đặt mục tiêu xuống 30% trong hơn 2 hoặc 3 năm tới với 2 phương án có lộ trình khác nhau.
Phương án 1 giảm theo chu kỳ mỗi năm giảm 5%. Cụ thể đến hết ngày 30/6/2020 vẫn giữ mức tối đa 40%, đến hết ngày 30/6/2021 tối đa 35% và từ 01/7/2021 tối đa 30%.
Phương án 2 giảm theo chu kỳ mỗi năm giảm 3%. Cụ thể đến hết ngày 30/6/2020 vẫn giữ mức tối đa 40%, đến hết ngày 30/6/2021 tối đa 37%, đến hết ngày 30/6/2022 tối đa 34%; và từ 01/7/2022 tối đa 30%.
Video đang HOT
NHNN đánh giá cả 2 lộ trình trên đều hợp lý, không gây áp lực với thị trường tài chính. Với việc Basel 2 sắp đưa vào áp dụng, các ngân hàng hầu như sẽ không được sử dụng nguồn vốn có tính chất ngắn hạn để phục vụ cho vay hoặc đầu tư trung dài hạn. Như vậy, mức mục tiêu 30% trong 2 – 3 năm tới vẫn là con số khiêm tốn, có tính đến yếu tố thị trường vốn (thị trường cổ phiếu và trái phiếu) Việt Nam chưa phát triển.
Việc ngân hàng hạn chế cho vay trung dài hạn cần được nhìn nhận là động lực để Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn thị trường vốn, khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường chứng khoán, từ đó khắc phục hiện tượng mất cân bằng trong hệ thống tài chính.
Hiện nay, hệ thống ngân hàng đang chiếm 68% tổng tài sản toàn hệ thống tài chính và đang đảm nhận nhiệm vụ chính trong cung ứng vốn trung dài hạn cho nền kinh tế. Đây là chức năng lẽ ra thuộc về thị trường vốn. Tuy nhiên, hiện khu vực trái phiếu doanh nghiệpViệt Nam đang còn nhỏ bé với giá trị vốn hóa đến cuối năm 2018 chỉ đạt 8,57% GDP, thấp hơn nhiều so với Thái Lan là 21,33% GDP, Malaysia 46,3% GDP.
Tình trạng mất cân đối này khiến hệ thống tài chính Việt Nam luôn bị các định chế quốc tế như IMF, World Bank đánh giá kém về tính lành mạnh và tiềm ẩn rủi ro liên quan đến thanh khoản hệ thống ngân hàng. Vấn đề này càng đáng lo lắng hơn khi từ năm 2016 giá nhà đất liên tục tăng cao và sốt đất diễn ra tại một số khu vực.
Với việc hạn chế nguồn vốn tín dụng ngân hàng, động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tìm đến nguồn vốn trên thị trường chứng khoán, từ khu vực tư nhân. Điều này một mặt sẽ khuyến khích thị trường chứng khoán phát triển, mặt khác giảm rủi ro cho khu vực ngân hàng. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu các nước tương đồng với Việt Nam cho thấy mức độ giám sát và áp lực minh bạch hóa hoạt động, tuân thủ quy định trên thị trường chứng khoán đối với doanh nghiệp vay vốn là tốt hơn so với vay vốn ngân hàng.
Trên thực tế thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam mặc dù còn những hạn chế nhất định nhưng đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Cụ thể năm 2018 chứng kiến thị trường trái phiếu bùng nổ với 107 thương vụ phát hành trái phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán, khối lượng phát hành thành công là 224.000 tỷ đồng, tăng 94,5% so với năm 2017.
Đến cuối năm 2018, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã đạt mức 474.500 tỷ đồng, bằng 8,57% GDP năm 2018 và tăng 53% so với cuối năm 2017. Trong đó, đã có khá nhiều doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu thành công như Vingroup, Novaland.
Về phía cơ quan quản lý, Chính phủ đã chỉ đạo NHNN, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán nhà nước… đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển, trong đó có Nghị định 163 (2018) về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và sửa đổi Luật Chứng khoán trong năm nay.
Với những động lực từ cả 2 phía cung – cầu, tình trạng mất cân đối trong hệ thống tài chính Việt Nam lâu nay kỳ vọng sẽ được khắc phục. Điều này không những mang lại lợi ích cho tổng thể hệ thống tài chính, cả các ngân hàng, thị trường chứng khoán và bản thân các doanh nghiệp cũng sẽ có môi trường hoạt động minh bạch, ổn định và lành mạnh hơn.
Theo theleader.vn
Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với kinh doanh bất động sản
Đây là một trong những yêu cầu mà Thủ tướng Chính phủ nêu ra tại Chỉ thị 11 về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.
Kiểm soát tín dụng vào thị trường bất động sản
NGỌC THẠCH
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) theo dõi chặt chẽ tình hình, tiếp tục điều hành các giải pháp chính sách tiền tệ linh hoạt, kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Khuyến khích các tổ chức tín dụng phân bổ vốn đối với dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, nhà cho thuê.
NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng được NHNN chỉ định lập kế hoạch vốn cấp bù chênh lệch lãi suất, tổng hợp báo cáo cơ quan có thẩm quyền để bố trí vốn ngân sách nhà nước cho phát triển nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở. NHNN tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh bất động sản; xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
NHNN chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác thu hồi nợ xấu của các tổ chức tín dụng, hoàn thiện thể chế, nhất là đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ còn yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan nghiên cứu một số định chế tài chính như quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ tín thác bất động sản... để huy động vốn cho thị trường bất động sản, nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng
Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất báo cáo Chính phủ về định hướng sửa đổi, bổ sung, ban hành mới quy định pháp luật về khai thác, sử dụng các nguồn lực, nhất là từ đất đai để phát triển thị trường bất động sản và chống đầu cơ trong lĩnh vực bất động sản, hoàn thành trong quý 3/2019. Ngoài ra, Bộ Tài chính tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quy định, pháp luật, cơ chế chính sách tài chính liên quan đến thị trường bất động sản; tiếp tục đôn đốc các địa phương phát triển thực hiện Nghị định 167/2017 về việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Thực hiện nghiêm hình thức đấu giá nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước khi sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
Theo thanhnien.vn
116.000 - 180.000 tỷ đồng cho vay bất động sản ẩn trong tín dụng tiêu dùng Ngày 29-11, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM, cho biết, tính đến cuối tháng 10-2018, tín dụng tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt 19,4%. Tỷ lệ nợ xấu của phân khúc tín dụng này chiếm 4,2% tổng dư nợ. Ngân hàng siết cho vay đầu tư bất động sản. Ảnh: HUY ANH Điều đáng nói là tín...