NHNN giảm lãi suất: Phải đảm bảo tiền chảy vào sản xuất, không phải đầu cơ Bất động sản
Mới đây, NHNN Việt Nam đã thông báo cắt giảm lãi suất tiền gửi, đồng thời giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ các lĩnh vực kinh doanh chính…
Nguồn: Bloomberg
Cụ thể, vào ngày 18/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông báo giảm mức trần lãi suất xuống còn 5% so với mức 5,5% như trước đây. Mức lãi suất này có hiệu lực từ thứ Ba (19/11) đối với tiền gửi bằng VND có kỳ hạn từ một tháng đến dưới 6 tháng.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các Ngân hàng hạ mức trần lãi suất cho vay đối với các khoản vay ngắn hạn xuống còn 6% so với mức 6,5% như trước đây. Quyết định này của Ngân hàng Nhà Nước được cho là nhằm mục đích giúp các công ty, đặc biệt là những công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, các ngành công nghiệp công nghệ cao và xuất khẩu.
Vào tháng 09/2019, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên cắt giảm lãi suất điều hành sau hơn 2 năm. Trước đó, phát biểu tại Quốc Hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ đặt mục tiêu cắt giảm lãi suất cho vay trong năm 2020, nhất là với các lĩnh vực ưu tiên. Động thái này nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng và đảm bảo mục tiêu lạm phát dưới 4% của Chính phủ.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đức Thành, Viên trương Viên Kinh tê va Chinh sach Việt Nam, cho biết, đây có thể là một tín hiệu của việc nới lỏng chính sách tiền tệ bởi Chính phủ đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn để có một bước đệm vững chắc hơn đối mặt với bất kỳ “cơn gió ngược nào” từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Ông Thành cũng cho biết thêm, đây chắc chắn sẽ giúp thúc đẩy cho vay đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, phải đảm bảo rằng dòng tiền sẽ chảy vào sản xuất, không phải là khu vực có rủi ro cao như đầu cơ bất động sản.
Phát biểu trước Quốc Hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6,8% trong năm tới. Trong khi đó, mức tăng trưởng hiện tại đã tăng lên 7,31% trong quý III/2019 nhờ nguồn vốn nước ngoài đổ vào sản xuất, khi các công ty di chuyển ra khỏi Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Theo Nhipcaudautu.vn
Cho vay ngang hàng có thể đẩy lùi hoạt động tín dụng đen?
Cho vay ngang hàng có thể góp phần tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, cách thức vay đối với nền kinh tế nhất là đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội, qua đó góp phần đẩy lùi hoạt động tín dụng đen. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Cho vay ngang hàng có thể góp phần tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính
Mô hình cho vay ngang hàng (peer-to-peer lending hoặc viết tắt là P2P) là một mô hình kinh doanh sử dụng các dịch vụ online để kết nối các nhà đầu tư với các cá nhân hay các doanh nghiệp (DN) có nhu cầu vay vốn. Đây là một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ ở các thị trường trên thế giới.
Mặc dù, hình thức cho vay ngang hàng đã xuất hiện từ trước khi ngân hàng ra đời, tuy nhiên, do trong quá khứ yếu tố thông tin còn hạn chế nên không phải lúc nào người đi vay và người cho vay cũng có thể kết nối trực tiếp với nhau.
Với hình thức cho vay ngang hàng, những người có nhu cầu vay được cung cấp một dịch vụ cho vay trực tuyến với phí dịch vụ thấp hơn so với những hình thức cho vay truyền thống. Chi phí dịch vụ thấp sẽ dẫn đến kết quả nhà đầu tư thu về mức lợi nhuận cao hơn khi đem so sánh với việc gửi tiết kiệm hay đầu tư vào bất kỳ sản phẩm nào của ngân hàng, đồng thời, người có nhu cầu vay sẽ chịu mức lãi suất thấp hơn.
Theo các cơ quan quản lý, bản chất của cho vay ngang hàng là mô hình kinh doanh mới, dịch vụ sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ số kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính.
Cho vay ngang hàng có thể góp phần tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, cách thức vay đối với nền kinh tế nhất là đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội, qua đó góp phần đẩy lùi hoạt động tín dụng đen.
Cho vay ngang hàng có thể góp phần tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, cách thức vay đối với nền kinh tế nhất là đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội, qua đó góp phần đẩy lùi hoạt động tín dụng đen. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như: Rủi ro cho vay, rủi ro thông tin, rủi ro phòng chống rửa tiền, rủi ro an ninh mạng... có thể tác động bất lợi, bất ổn đến an sinh xã hội.
Tại Việt Nam, một số công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh là tư vấn tài chính, môi giới tài chính và tự giới thiệu là các công ty cho vay ngang hàng cung cấp dịch vụ kết nối nhà đầu tư và người đi vay, tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định về mô hình cho vay ngang hàng. Một số công ty cho vay ngang hàng đã lợi dụng việc thiếu thông tin, thiếu hiểu biết của người dân dẫn đến nhà đầu tư hiểu nhầm việc các hoạt động đầu tư/cho vay qua các nền tảng của cho vay ngang hàng đều được bảo hiểm rủi ro.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong số 40 công ty cho vay ngang hàng đang hoạt động ở nước ta thì có 10 công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc và một số công ty từ Indonesia và Singapore. Theo cơ quan này, một số công ty trong số 40 DN này đã xuất hiện những hoạt động biến tướng, vi phạm pháp luật về ngân hàng và tín dụng.
Hiện nay, mô hình cho vay ngang hàng bao gồm cả hai hình thức: Vay không đảm bảo và vay đảm bảo. Các hình thức cho vay phổ biến hiện nay của mô hình cho vay ngang hàng như: Sinh viên vay vốn, vay mua điện thoại, máy tính, các khoản vay tiền, vay tiêu dùng khác... cho vay ngang hàng cũng có thể cho vay tài sản có giá trị lớn như vay mua ôtô, bất động sản... với hình thức có tài sản thế chấp hoặc đảm bảo giống như ngân hàng cho DN vay vốn.
Theo TS. Nguyễn Đức Độ, Viện Kinh tế Tài chính các hoạt động cho vay đều có rủi ro trong việc hoàn trả tiền vay cả gốc và lãi. Nếu các hình thức ấy cũng sử dụng các phương pháp đòi nợ "khốc liệt" thì sẽ không dễ dàng để phân biệt tín dụng đen, và cũng không thể loại trừ rằng trong một số trường hợp các hình thức cho vay này chính là tín dụng đen trá hình.
Trong khi đó theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, các tổ chức cho vay không phải tổ chức tín dụng họ dùng nhiều tiêu chí mà ngân hàng không sử dụng để tiếp cận người đi vay. Có những tiêu chí mà họ chấp nhận được còn ngân hàng thì không, từ đó họ chấp nhận rủi ro cao hơn, lãi suất theo đó cũng cao hơn.
Chẳng hạn công ty cho vay ngang hàng có hàng ngàn tiêu chí nhưng ngân hàng rất ít. Những tiêu chí này không thể chạy bằng tay mà bằng chương trình công nghệ, có thể đưa ra đề xuất ngay lập tức là có thể cho vay được hay không. Có thể chạy cho hàng chục nghìn người dân trong vài phút đồng hồ. Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho biết thêm, "các công ty cho vay ngang hàng đang đợi ngoài kia rất nhiều, chỉ đợi có hành lang pháp lý và đó có thể là chỗ để giảm trừ tín dụng đen.
Theo Tapchitaichinh.vn
Doanh nghiệp trả lãi suất huy động vốn 20%/năm Đợt phát hành trái phiếu của Công ty Đầu tư thương mại Hồng Hoàng mới đây ghi nhận mức lãi suất lên đến 20%/năm. Đây là mức lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cao nhất từ trước đến nay. Công ty Đầu tư thương mại Hồng Hoàng mới đây công bố thông tin về đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp với tổng...